Tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, với lịch sử hơn 1500 năm, Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất tại Thăng Long – Hà Nội. Chùa Trấn Quốc không chỉ mang nhiều giá trị về lịch sử mà còn sở hữu giá trị quý báu về kiến trúc, văn hóa. Mời du khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu về Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội
Xem thêm bài viết giới thiệu Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
Chùa Trấn Quốc có từ khi nào?
Chùa Trấn Quốc tên ban đầu là Chùa Khai Quốc, được xây dựng tại thôn Yên Hoa, gần Sông Hồng. Vào thời vua Ngô Quyền, thế hệ thứ tư của dòng thiên Vô ngôn Thông – thiền sư Văn Phong là trụ trì tại chùa.
Tiếp nối thiền sư Văn Phong là thiền sư Khuông Việt. Ngài nổi tiếng với kiến thức uyên bác, được vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành mời làm cố vấn tối cao của triều đình.
Đến đời nhà Lý, Chùa Khai Quốc trở thành Trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Nơi đây đảm trách việc thụ lý giáo huấn của nhiều thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Đến đời vua Lê Thái Tông, chùa được gọi là chùa An Quốc. Đời vua Lê Kinh Tông, vì bãi sông bị sạt lở nặng nên người ta đã dời chùa về một hòn đảo nhỏ trên Hồ Tây, còn gọi là đảo Kim Ngư. Vị trí đảo Kim Ngư là nơi dựng Cung Thúy Hoa trước đây vào đời nhà Lý và Điện Hàn Nguyên vào thời nhà Trần.
Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
VF521:Tour Du Lịch Chùa Bái Đính – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Chùa Bái Đính – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa An Quốc được đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa tiếp tục được tu bổ thêm, đắp tượng, đúc chuông. Vào năm 1821, vua Minh Mạng đã viếng thăm chùa, ban 20 lạng bạc dành để tu sửa chùa. Năm 1842, vua Thiệu Trị viếng thăm chùa, đổi tên chùa thành Chùa Trấn Bắc và ban 1 đồng tiền vàng cùng 200 quan tiền.
Tuy được đổi tên nhưng người dân vẫn quen gọi là Chùa Trấn Quốc cho đến ngày nay.
Chùa Trấn Quốc – điểm tham quan hấp dẫn
Ngoài bề dày lịch sử lâu đời, một trong những điều làm nên sự đặc biệt của Chùa Trấn Quốc đó chính là vị thế, cảnh quan và kiến trúc. Cả ba yếu tố này đã góp phần đưa Chùa Trấn Quốc trở thành top những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội.
Mỗi năm, Chùa Trấn Quốc thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
Chùa Trấn Quốc thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan
Có lẽ ít có ngôi chùa nào tọa lạc trên một vị thế vô cùng đặc biệt như Chùa Trấn Quốc. Chùa nằm trên hòn đảo duy nhất của Hồ Tây đầy thơ mộng.
Cũng chính vì nằm trên một hòn đảo khá riêng biệt nên dù Chùa Trấn Quốc “lọt thỏm” giữa phố phường Hà Nội đông đúc, náo nhiệt, song vẫn giữ được cho mình cái không khí trong lành, tĩnh lặng.
Tuy trải qua thời gian, cảnh vật Hồ Tây đã đổi khác nhưng đâu đó vẫn tạo nên một cảnh quan tâm linh, lịch sử độc đáo cho nơi này.
Chùa Trấn Quốc đã được trùng tu, sửa chữa nên tổng quan kiến trúc đã bị thay đổi khá nhiều qua các thời kỳ như:
- Thời Chúa Trịnh: Chùa được tu sửa và mở rộng vào năm 1624, 1628 và 1639.
- Thời Tây Sơn: Do tranh chấp quyền lực vào giai đoạn cuối thời Hậu Lê nên chùa bị rơi mà cảnh hoang tàn. Về sau được người dân quyên góp, chung tay trùng tu lại.
- Thời Nguyễn: Chùa được trùng tu nhiều lần, trong đó lần trùng tù lớn nhất vào thời vua Gia Long.
- Năm 2010, nhân chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Chùa Trấn Quốc được tu bổ lại với kinh phí 15 tỷ đồng.
Chùa Trấn Quốc có kết cấu sắp xếp không gian theo đúng nguyên tắc kiến trúc Phật giáo. Tổng thể chùa được xếp thành nhiều lớp nhà, trong đó ba ngôi chính Tiền Đường, Nhà Thiêu Hương và Thượng Điện giữ vai trò trung tâm tạo thành chữ Công.
Chùa Trấn Quốc nhìn từ trên cao
Tiền Đường hướng mặt về phía Tây. Qua Tiền Đường là Nhà Thiêu Hương và Thượng Điện. Sau Thượng Điện, nằm trên trục sảnh chính là Gác Chuông. Gác Chuông tại Chùa Trấn Quốc là một hạng mục công trình có kiến trúc đặc biệt với ngôi ba gian, kiểu mái chồng diêm.
Bên trái là Nhà Bia, bên phải là Nhà Tổ. Hiện nay, Chùa Trấn Quốc còn lưu giữ đến 14 tấm bia cổ từ thế kỷ XVIII, XIX. Trong đó nổi bật có tấm bia do Tiến sĩ Phạm Quý Thích khắc năm 1815 ghi lại việc trùng tu chùa sau một thời gian dài rơi vào cảnh đổ nát, hoang tàn.
Tìm hiểu thêm: Kênh Vĩnh Tế – Công Trình Đáng Tự Hào Của Người An Giang
Một ngôi Nhà Bia trong Chùa Trấn Quốc
Phía cuối của chùa có một số ngôi tháp mộ cổ có từ thế kỷ XVIII đời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng…
Nằm trong khuôn viên Chùa Trấn Quốc có một Bảo tháp lục độ đài sen xây vào năm 1998. Tháp cao 15m, gồm tất cả 11 tầng. Trên đỉnh tháp, người ta có đặt một đài sen chín tầng bằng đá quý, nên được gọi là “Cửu phẩm liên hoa”.
Vị trí của Bảo tháp nằm đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng vào năm 1959, nhân một kỳ đến thăm Hà Nội.
Bảo Tháp “Cửu phẩm liên hoa” trong khuôn viên Chùa Trấn Quốc
VF426:Tour Du Lịch Hà Nội – Flamnigo Đại Lải 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 2 Ngày
Lịch trình: Hà Nội – Flamingo Đại Lải – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Chùa Trấn Quốc là một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan và kiến trúc, tạo nên một không gian tâm linh vô cùng đặc biệt.
Trong văn bia do Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (năm Cảnh Hưng thứ 40) soạn, có lời ca ngợi cảnh đẹp của Chùa Trấn Quốc: “Đứng trên cao ngắm cảnh chùa, mây lồng đáy nước, mặt hồ ánh xanh xanh khiến du khách lâng lâng. Tiếng chuông chùa gọi ai tỉnh mộng trần tục”.
Trải qua chiều dài lịch sử, Chùa Trấn Quốc là điểm đến tham quan của nhiều vị khách đặc biệt như vua Lý Nhân Tông cùng Thái hậu Ỷ Lan, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị… Năm 1959, Tổng thống Ấn Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat đến viếng thăm chùa và tặng một cây bồ đề.
Năm 2010, Tổng thống Lien Bang Nga Dmitry Medvedev trong dịp đến Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao không thường niên ASEAN, ông đã viếng thăm Chùa Trấn Quốc.
Cây Bồ Đề do Tổng thống Ấn Độ tặng vào năm 1959, nằm đối xứng với Bảo tháp
Lưu ý cho du khách khi tham quan Chùa Trấn Quốc
Vì là một chốn tôn nghiêm Phật tự nên khi đến thăm Chùa Trấn Quốc, du khách nên lưu ý một số vấn đề sau:
Du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh mặc đồ quá ngắn, hở hang, không phù hợp, gây phản cảm như áo sát nách, áo ngắn tay, váy ngắn, quần short, áo may ô…
Mời du khách xem thêm bài “Kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội”.
Khi viếng chùa, du khách cũng lưu ý giữ yên lặng, không gây ồn ào, không nói chuyện to tiếng, cười giỡn.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Huế
Khi viếng thăm Chùa Trấn Quốc, du khách lưu ý chọn trang phục phù hợp
Chùa Trấn Quốc nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, gần cuối đường Thanh Niên – quận Ba Đình nên việc di chuyển đến đây khá dễ dàng. Du khách có thể đi bằng xe buýt, xe taxi… Nếu ngại việc di chuyển, tham quan tự túc, du khách nên chọn tham gia các tour du lịch Hà Nội.
Những tour này sẽ kết hợp tham quan Chùa Trấn Quốc cùng nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn gần Hồ Tây.
Từng là trung tâm Phật giáo của thành Thăng Long giai đoạn Lý – Trần, Chùa Trấn Quốc mang nhiều giá trị quý báu về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Không chỉ là một chốn cửa Phật linh thiêng, Chùa Trấn Quốc còn là điểm đến hấp dẫn với ai mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị xưa cũ. Mong rằng bài viết “Tìm hiểu về Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội” sẽ mang đến cho du khách nhiều thông tin hữu ích và thú vị.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp