Nằm trên đảo Hòn Bà giữa biển khơi Vũng Tàu, Miếu Hòn Bà Vũng Tàu là địa điểm du lịch được rất đông du khách chọn đến tham quan vào những ngày rằm (14 và 15 Âm lịch hàng tháng). Du khách đến đây không chỉ để cúng viếng, khám phá vẻ đẹp của con đường đá độc đáo dẫn ra đảo mà còn để tìm hiểu sự tích Miếu Hòn Bà Vũng Tàu.
Bạn đang đọc: “Ly kỳ” sự tích Miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu
-> Bài liên quan: Hướng dẫn cách ra Chùa Hòn Bà Vũng Tàu
Miếu Bà là địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng ở Vũng Tàu
VF185:Tour Du Lịch Vũng Tàu – Long Hải – Phước Hải 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 5h30)
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Vũng Tàu – Long Hải – Phước Hải – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
1. Miếu Hòn Bà Vũng Tàu nằm ở đâu?
Miếu Hòn Bà là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Vũng Tàu nằm trên đảo Hòn Bà – một hòn đảo nhỏ thuộc khu vực Bãi Sau Vũng Tàu. Đảo Hòn Bà có diện tích khá nhỏ, chỉ 5000m2. Xung quanh đảo được bao phủ bởi cây xanh và biển Vũng Tàu. Đứng từ trên núi Tao Phùng hay từ Mũi Nghinh Phong, du khách có thể ngắm nhìn đảo Hòn Bà cùng với Miếu Bà.
Miếu có thiết kế giống những ngôi miếu thờ thời phong kiến
Muốn ra được đảo Hòn Bà thì du khách phải đi thuyền theo đường vòng cung để lên đảo vì xung quanh đảo có nhiều đá ngầm. Ngoài lựa chọn đi bằng thuyền, du khách còn có thể ra đảo bằng cách đi lên “con đường dưới đáy biển” dài 200m từ Bãi Sau đến đảo Hòn Bà. Và con đường này chỉ xuất hiện vào một vài ngày thủy triều xuống thấp nhất trong tháng. Đây cũng là khoảng thời gian đảo Hòn Bà đông đúc du khách nhất.
Con đường dẫn ra Miếu Hòn Bà Vũng Tàu
Xem thêm “Lịch nước rút ở Hòn Bà Vũng Tàu mới nhất”.
2. Tìm hiểu sự tích Miếu Hòn Bà Vũng Tàu
Miếu Hòn Bà Vũng Tàu đã tồn tại rất nhiều năm trên đảo Hòn Bà. Theo nhiều sách sử ghi lại, Miếu Hòn Bà được một vị hương chức (một chức quan làng của triều đình phong kiến) ở làng Thắng Tam (Vũng Tàu xưa) xây dựng vào năm 1781. Lúc đó miếu có tên là Miếu Bà. Bên trong miếu thờ cúng bà Thủy Long thần nữ để bà ban phúc cho người dân khi đi biển.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Huế theo tháng
Vào ngày lễ Miếu Bà, có rất đông du khách đến miếu cúng viếng, cầu bình an
Miếu Bà được người dân làng Thắng Tam thờ cúng qua nhiều năm tháng. Năm 1939, một sĩ quan người Pháp tên Archinard đã ra lệnh nã 3 phát đại pháo vào miếu nhưng chỉ có 1 phát trúng vào góc miếu, làm miếu bị hư hại. Ly kỳ là vài ngày sau đó, viên sĩ quan Archinard lại bỏ mạng tại Miếu Bà do sử dụng súng bất cẩn. Điều đó khiến thực dân Pháp tin rằng Miếu Bà hiển linh và không phá hoại miếu.
Sau cái chết ly kỳ của viên sĩ quan Pháp, người Pháp gọi đảo Hòn Bà là đảo Archinard (tên của viên sĩ quan). Trong khi người dân Vũng Tàu vẫn gọi đảo là đảo Hòn Bà, Miếu Hòn Bà.
Mãi cho đến năm 1971, Miếu Bà được một người tên là Thanh Phong, người gốc Trà Vinh đứng ra quyên góp tiền để trùng tu, sửa sang lại miếu. Sau khi trải qua nhiều lần sửa chữa, Miếu Bà đã trở nên đẹp hơn, khuôn viên miếu được xây dựng và mở rộng, có cổng và con đường đá từ chân đảo lên Miếu Bà. Trong miếu vẫn thờ bà Thủy Long thần nữ và một số thần linh của người dân biển Vũng Tàu.
VF184:Tour Du Lịch Vũng Tàu 1 Ngày
Khởi hành:Thứ 7, Chủ Nhật Hàng Tuần (Từ 6h00 – 18h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Vũng Tàu – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Du khách ngắm cảnh con đường đá từ Mũi Nghinh Phong
-> Tham khảo thêm những Tour du lịch Vũng Tàu 1 ngày do Kinhnghiem24h.edu.vn tổ chức.
Vào những ngày lễ Miếu Bà vào tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 Âm lịch, có nhiều du khách hành hương ra đảo Hòn Bà để viếng Miếu Bà cầu bình an. Để ra đảo những ngày này, du khách phải thuê thuyền với giá 500.000 đồng/chuyến. Tuy nhiên, vào 2 ngày 14, 15 Âm lịch, du khách có thể ra đảo bằng cách đi bộ trên con đường đá dài 200m nối liền Bãi Sau và đảo Hòn Bà.
Con đường chỉ xuất hiện trong 2 giờ nên thời gian này có rất đông du khách đi ra đảo cúng viếng và chụp ảnh. Những địa điểm chụp hình ở Vũng Tàu như Mũi Nghinh Phong, tượng chúa Kito Vũng Tàu cũng đông đúc du khách đến để ghi lại khoảnh khắc con đường đá này xuất hiện.
3. Một số lưu ý khi đi bộ ra đảo Hòn Bà
Con đường bằng đá dẫn ra đảo Hòn Bà rất gồ ghề, khó đi, có nhiều mảnh vỏ hàu sắc nhọn nên du khách cần phải di chuyển thật cẩn thận để không bị vỏ hàu làm rách chân.
>>>>>Xem thêm: Về Cà Mau nhớ tìm thưởng thức món cá thòi lòi
Đá rất trơn và có nhiều mảnh hàu sắc bén
Lúc con đường đá xuất hiện có rất đông du khách đi ra đảo nên du khách phải di chuyển cẩn thận, tránh xô lấn dẫn đến té ngã. Du khách nên chờ nước rút hẳn và con đường đá lộ ra hoàn toàn rồi hãy đi ra đảo để an toàn.
Con đường đá này thường xuất hiện vào chiều tối (khoảng 16h – 18h) nên sau khi khám phá hết đảo Hòn Bà thì trời gần tối. Vậy thời gian buổi tối ở Vũng Tàu nên đi đâu? Du khách có thể ngắm cảnh hoàng hôn tại Hải Đăng, ăn tối tại khu ẩm thực đêm Đồ Chiểu, Lê Lai hay vui chơi tại công viên thỏ trắng…
Nếu đến Vũng Tàu vào những ngày thủy triều thấp, du khách nên ra đảo Hòn Bà để trải nghiệm đi trên con đường đá độc đá, khám phá sự tích Miếu Hòn Bà Vũng Tàu và ngắm cảnh TP. Vũng Tàu từ đảo Hòn Bà. Chúc du khách có thật nhiều niềm vui khi đi du lịch thành phố Vũng Tàu.
Theo Kinhnghiem24h.edu.vn