Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết

Tết Huế là dịp để du khách thưởng thức nhiều món ngon xứ Huế. Trên mâm cỗ ngày Tết ngoài bánh kẹo, hạt dưa và các loại mứt còn có thêm bánh tét, bánh chưng, bánh in, bánh thuẫn… Hôm nay, kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết sẽ giới thiệu một số món ngon cho du khách trong những ngày Tết Nguyên đán.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết

1. Bánh tét, bánh chưng

Bánh tét, bánh chưng được xem là hai món bánh “trung tâm” của ngày Tết cổ truyền. Mặc dù tên của hai loại bánh khác nhau nhưng nguyên liệu và cách làm bánh đều giống nhau, chỉ khác là về hình dáng và bánh tét sử dụng lá chuối thay vì lá dong như bánh chưng.

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết
Bánh tét được gói bằng lá chuối, hình trụ tròn đều

Bánh tét được làm từ gạo nếp, đậu xanh tách vỏ và thịt heo. Trước khi gói bánh người ta phải nêm nếm các gia vị như tiêu, hành, nước mắm hoặc muối vào phần nhân; phần nếp cho thêm chút muối. Người Huế thường dùng lá chuối, loại lá bản to, chắc chắn để gói bánh. Bánh tét được gói thành hình trụ tròn đều rồi buộc lạt đều tay, trông rất đẹp mắt.

Bánh chưng thường gói bằng lá dong, loại lá mỏng hình thuôn dài hay dùng để gói bánh. Bánh chưng thường gói nhỏ, vuông vức, dùng để chưng trên bàn thờ. Bánh chưng, bánh tét nấu khoảng 6 – 8 tiếng là có thể dùng được. Bánh dọn ra có vị thơm của nếp, béo bùi của đậu xanh và vị ngọt từ thịt.

Quý khách xem thêm bài viết “Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế sau Tết”.

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết
Bánh chưng có hình vuông, thường được gói bằng lá dong

2. Dưa món

Ngày Tết có bánh chưng, bánh tét thì không thể thiếu dưa món. Hai món này ăn kèm với nhau thì ngon “tuyệt cú mèo”. Đĩa dưa món dọn ra có vị thơm nồng, mặn mặn, ngọt ngọt của dưa món cộng với độ bùi, dẻo của bánh tét, bánh chưng khiến thực khách khó lòng cưỡng lại. Du khách đến Huế vào dịp Tết nhớ thử kết hợp hai món ăn này.

Dưa món được làm từ các nguyên liệu rau củ như cà rốt, củ cải, củ kiệu, đu đủ xanh, su su v.v.. Các loại rau củ rửa sạch, thái ra nhiều hình dạng xinh xinh, sau đó đem phơi khô dưới cái nắng ít ỏi của những ngày Đông. Khi phơi, người ta phải đảo qua đảo lại nhiều lần để các loại rau củ khô đều nhau.

Khi các nguyên liệu được phơi xong, người ta đem ngâm với nước muối pha loãng đã được đun sôi rồi rửa lại thật sạch. Sau đó, người ta cho tất cả nguyên liệu vào hũ, đổ ngập nước mắm được nấu sôi với đường và để nguội. Dưa món để vài ngày là có thể dùng được. Dưa món ăn không đã ngon, ăn kèm với bánh tét, bánh chưng càng tuyệt vời hơn.

Tìm hiểu thêm: Du lịch Hạ Long nên ăn ở đâu ngon?

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết
Dưa món ăn kèm cùng bánh tét, bánh chưng thì ngon không gì bằng

3. Bánh in

Bánh in là món bánh không thể thiếu trong khay bánh kẹo ngày Tết. Để làm bánh in, người ta phải thực hiện nhiều công đoạn như đãi đậu, nấu đậu, giã đậu, nhồi bột, in bánh, sấy bánh và cuối cùng là gói bánh bằng giấy bóng ngũ sắc. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và công phu.

Bánh in được ép trong các khuôn đủ hình dáng, nào là khuôn tròn, khuôn vuông, khuôn hình tam giác… Có nhiều loại khuôn in hình chữ Phúc, Lộc, Thọ rất đáng yêu. Sau khi in hình bánh, người ta bắt đầu bọc bánh trong giấy ngũ sắc với các màu như xanh, đỏ, tím, vàng, nâu. Mỗi một chiếc bánh được bọc với màu sắc khác nhau, trông rất bắt mắt.

Du lịch Huế những ngày Tết, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh in nhỏ nhắn được đặt ngay ngắn trong khay, đĩa ngày Tết và trên bàn thờ Phật, tổ tiên và ông Táo. Bánh in phải ăn từ từ, chậm rãi để tránh bị sặc. Và, thưởng thức bánh in không thể thiếu ấm trà, vừa nhâm nhi trò chuyện thư thả.

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết khuyên du khách nhớ thử mùi vị bánh in Huế.

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết
Bánh in với nhiều màu sắc và hình dáng trông rất bắt mắt

4. Bánh thuẫn

Bánh thuẫn là món bánh dân dã, thường được dùng để đãi khách trong dịp Tết của người miền Trung nói chung và người Huế nói riêng. Nguyên liệu để làm món này khá đơn giản gồm bột, trứng gà và một chiếc khuôn bánh làm bằng gang hoặc đồng. Một khuôn bánh có thể làm được 6 – 8 chiếc bánh thành phẩm.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì người ta bắt đầu công đoạn đổ bánh. Người ta thường làm nóng khuôn bánh trước khi đổ bánh vào. Người làm bánh phải thật khéo léo để canh lượng bột vừa đủ, sao cho bánh đủ bột để nở bung và không bị cháy.

Trong những ngày giáp Tết, dạo qua những con đường làng quê ở Huế, du khách đều sẽ ngửi thấy mùi hương thơm phức của bánh thuẫn. Trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết, du khách được ngồi thưởng thức bánh thuẫn bên những ấm trà nóng thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Huế vào dịp Tết

>>>>>Xem thêm: Ăn tối đà lạt ở đâu ngon? Địa chỉ 15 quán ăn tối ngon ở Đà Lạt


Bánh thuẫn ăn bùi bùi, béo béo rất ngon

Ngoài những món ăn vừa kể trên, kinh nghiệm khi du lịch Huế vào dịp Tết sẽ gợi ý thêm cho du khách những món ngon khác. Đến Huế, quý khách có thể thử mùi vị của cơm hến Huế, bún bò Huế, bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh khoái, nem rán, bánh canh, chè hẻm v.v.. Mỗi món ăn sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên.

Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *