Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Những ngày đầu năm mới là khoảng thời gian diễn ra những lễ hội lớn của người dân Long An. Thế nhưng, du khách có biết ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Hãy theo chân Kinhnghiem24h.edu.vn về Long An những ngày đầu năm mới để khám phá lễ hội Làm Chay, Đại Lễ Kì Yên và lễ Vía Bà Ngũ Hành nhé!

Bạn đang đọc: Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Lễ hội là nét văn hóa độc đáo của người Long An

1. Khám phá Đại Lễ Kì Yên ở đình Tân Phước Tây, tỉnh Long An

Đại Lễ Kì Yên được tổ chức ở đình Tân Phước Tây vào ngày 15 – 17 Tháng Chạp hàng năm. Đây được xem là đại lễ của người dân xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

Trong những ngày diễn ra đại lễ, đình Tân Phước Tây có tổ chức nhiều nghi thức cúng tế đặc trưng của người dân Tây Nam Bộ như Khai môn thượng kì, Mộc dục, tế Tiên Hiền, tế Hậu Hiền, rước tượng, đọc tế văn… Trong đó, nghi thức quan trọng nhất là đại lễ cúng tế Thần Hoàng Bổn Cảnh cùng những người có công khai phá mảnh đất Tân Phước Tây này.

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Tiết mục múa lân mừng Đại Lễ Kì Yên

Là một ngày đại lễ lớn của người dân Long An nên sự kiện này thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và khách du lịch từ TP.HCM. Vì đại lễ trùng với khoảng thời gian nghỉ lễ Tết nên có đông đảo du khách tham gia tour du lịch Miền Tây đến Tân Phước Tây du lịch vào những ngày diễn ra đại lễ.

2. Về Tầm Vu khám phá lễ hội Làm Chay độc đáo nhất Long An

Lễ hội Làm Chay của người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành là một trong những ngày hội lớn nhất của tỉnh Long An. Lễ hội được tổ chức vào 2 ngày 15 và 16 Tháng Giêng, sau Tết Âm Lịch. Vì dịp lễ hội này được tổ chức ngay sau Tết nên người dân Châu Thành còn xem đây là “Tết thứ 2” trong năm.

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Lễ Hội Làm Chay thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia

Lễ hội Làm Chay được người dân Tầm Vu tổ chức từ trăm năm trước. Lễ hội bắt nguồn từ sự kiện thực dân Pháp xử bắn 2 nhà yêu nước lỗi lạc là ông Đỗ Tường Tự và ông Đỗ Tường Phong (cũng là ông nội vợ của GS.Trần Văn Giàu) vào ngày 14 tháng Giêng.

Để bày tỏ lòng thương tiếc 2 nhà yêu nước bị giết, người dân Tầm Vu mượn lễ hội đuổi côn trùng hàng năm của người dân miền Tây để làm lễ tế vong linh cho 2 nhà yêu nước cùng nhiều chiến sĩ đã hi sinh.

Lễ hội bắt đầu bằng sự kiện thỉnh rước ông Tiêu từ chùa Linh Phước về chùa Linh Võ. Sau đó là nghi thức thỉnh chư phật, cúng tế liệt sĩ, chiêu u, tổ chức các trò chơi dân gian… Cũng trong thời gian diễn ra lễ hội thì các ngôi đền, miếu và chùa ở thị trấn Tầm Vu thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan, lễ bái. Kết thúc lễ hội là sự kiện xô giàn và đốt ông Tiêu vào 24h đêm16 Tháng Giêng.

Tìm hiểu thêm: “Điểm mặt” 10 khách sạn tốt nhất ở khu lấn biển Rạch Giá

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Nghi thức xô giàn – đốt Tiêu là một nét độc đáo của lễ hội

Theo thống kê của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Long An thì thị trấn Tầm Vu là địa điểm du lịch ở Long An thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan vào 2 ngày diễn ra lễ hội Làm Chay.

3. Tìm hiểu ngày lễ Vía Bà Ngũ Hành của người dân Cần Giuộc

Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành của người dân Cần Giuộc diễn ra 2 ngày sau lễ hội Làm Chay của người dân Tầm Vu. Bắt đầu từ chiều ngày 17 Tháng Giêng, đã có rất đông người dân ở Long An và nhiều nơi đến xã Long Thượng để tham dự ngày Vía Bà Ngũ Hành diễn ra trong 3 ngày 18 – 20 Tháng Giêng Âm Lịch.

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

Miếu Bà Ngũ Hành là nơi diễn ra lễ Vía Bà Ngũ Hành ở Cần Giuộc

Đây cũng là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của người dân xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Để có thể nhanh chóng đến xã Long Thượng tham gia lễ hội, nhiều người dân thành phố đi theo lộ trình đến Long An từ TP.HCM nhanh và chính xác nhất theo hướng QL50, sau đó qua phà Cần Giuộc – Cần Giờ để đến huyện Cần Giuộc.

Lễ Vía Bà Ngũ Hành được tổ chức đều đặn hàng năm tại Miếu Bà Ngũ Hành ở xã Long Thượng. Theo truyền thuyết, Miếu Bà Ngũ Hành là một ngôi miếu rất linh thiêng được lập nên từ những ngày đầu khai phá xã Long Thượng.

Trong miếu thờ 5 vị phúc thần được gọi chung là Ngũ Hành nương nương, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày Vía Bà Ngũ Hành còn được gọi là lễ cầu an, xin mưa thuận gió hòa cho thôn làng.

Ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng? Du khách đã biết chưa?

>>>>>Xem thêm: Set kèo “bung lụa” với Khu cắm trại Zenna Pool Camp tuyệt đẹp ở Vũng Tàu

Tượng Ngũ Hành Nương Nương được thờ trong miếu

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham dự những sự kiện đặc sắc nhất của lễ hội như lễ dâng hương khai mạc hội, lễ cầu bình an, mùa màng bội thu, múa bóng rối, hát địa nàng… cùng nhiều nghi thức lễ hội trang trọng và độc đáo của người dân Tây Nam Bộ.

Không chỉ là một ngày hội của người dân Cần Giuộc, lễ hội Vía Bà Ngũ Hành còn góp phần lưu giữ những nghi thức thờ cúng của người dân tỉnh Long An, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của vùng đất Long An nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung.

Những sự kiện lễ hội cúng tế là nét văn hóa tiêu biểu của du lịch tỉnh Long An. Vậy, sau khi đã biết ở Long An có lễ hội nào nổi tiếng du khách có muốn đến tham quan những sự kiện lễ hội đặc sắc này không?

Theo Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *