[HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?

Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết ta, Tết cổ truyền, là dịp lễ được tính theo lịch Âm của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt khi các vấn đề về công việc thường được tính theo Dương lịch, còn các vấn đề về tâm linh, tín ngưỡng thường được tính theo Âm lịch. Vì thế, có rất nhiều người quan tâm đến việc Tết Nguyên đán rơi vào ngày bao nhiêu theo lịch dương. Bài viết dưới đây sẽ “bật mí” với du khách mùng 2 Tết là ngày mấy dương lịch và một số điều thú vị xoay quanh 3 ngày đầu tiên của năm mới nhé.

Bạn đang đọc: [HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?

-> Bài viết liên quan: Tết nên đi đâu?

1. Mùng 2 Tết là ngày mấy dương lịch?

Tết Nguyên đán năm nay, tức 2020 là năm Canh Tý, tức là năm con chuột tính theo văn hóa 12 con giáp của châu Á. Chuột là loài vật đầu tiên đứng trong danh sách 12 con giáp, có đặc tính là thông minh, nhanh nhẹn, tinh nghịch và lém lỉnh. Nhiều năm vừa qua, Tết Nguyên đán thường rơi vào tháng 2 dương lịch.

Tuy nhiên, năm nay Tết đến sớm hơn nên ngày mùng 1 Tết sẽ rơi vào ngày 25/1/2020 dương lịch. Mùng 2 Tết là ngày 26/1/2020 dương lịch, tức là ngày Chủ nhật. Trong văn hóa dân gian của Việt Nam, mùng 2 là một trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Do đó, mùng 2 Tết rất quan trọng.

[HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?
Mùng 2 Tết 2020 là ngày 26/1 dương lịch

Đa phần người Việt sẽ đi chúc Tết ông bà và cha mẹ vào ngày mùng 2 Tết. Sau đó, từ ngày mùng 3 Tết mới đi chúc Tết bạn bè, đồng nghiệp… Mùng 2 Tết cũng được xem là một ngày đẹp, thích hợp cho việc khai trương, khai nghề để khởi đầu một năm mới thuận lợi và tốt lành hơn. Ngày này cũng nằm trong danh sách những ngày cần kiêng kị nhiều điều vào dịp đầu năm mới.

Việc kiêng kị này là vì người Việt cho rằng, vào các ngày đầu tiên của năm mới mà nói hay làm những chuyện không tốt thì sẽ kéo theo cả năm bị xui xẻo, tệ hại theo. Bởi vậy, ngày mùng 2 Tết rất được người Việt chú ý để không phạm vào những điều cấm kị đầu năm. Những việc cấm kị này không thống nhất trên cả nước Việt Nam mà có sự khác nhau tùy theo từng vùng, từng dân tộc.

-> Nên xem thêm: Tết Nguyên Đán bắn pháo hoa ở đâu?

2. Tập tục kiêng kị ngày mùng 2 Tết ở 3 miền

Việt Nam có 54 dân tộc với các nét đặc sắc văn hóa khác nhau, phong tục ăn Tết Nguyên đán cũng có nhiều sự khác nhau. Tuy nhiên trên địa lý, Việt Nam chia thành 3 miền là Bắc, Trung và Nam. Tập tục kiêng kị ngày mùng 2 Tết ở 3 miền có sự khác nhau khá nhiều:

Miền Bắc: Dường như trong 3 miền, miền Bắc là vùng có nhiều tập tục kiêng kị nhất. Một số tục lệ kiêng kị ở đây cũng rất lâu đời. Văn hóa của người miền Bắc khá coi trọng việc tuân giữ để không vi phạm vào các điều kiêng kị này với mong muốn năm mới mọi điều sẽ được hanh thông, phát triển.

Một số điều cấm kị vào ngày mùng 2 Tết tiêu biểu ở miền Bắc là: kiêng quét nhà, kiêng treo các bức tranh có ý nghĩa xui xẻo (như kiện tụng, buồn khổ, đánh ghen, cô độc…), kiêng cho người khác lửa, kiêng vỡ bát đĩa, kiêng mai táng, kiêng để người có tang đến xông nhà đầu năm…

[HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?
Người Việt ở cả 3 miền đất nước có nhiều điều kiêng kị ngày Tết khác nhau

Miền Trung: Văn hóa miền Trung không nặng nề về các điều cấm kị vào ngày mùng 2 Tết như miền Bắc nhưng vẫn có một số điều cần phải giữ. Chẳng hạn người miền Trung kiêng chế biến các món ăn từ tôm (vì sợ cả năm đi lùi như tôm), kiêng trứng vịt lộn và thịt vịt, một số nơi kiêng mặc đồ trắng…

Miền Nam: Người miền Nam với tính cách phóng khoáng có lẽ ít tập tục kiêng kị ngày Tết hơn so với miền Bắc và miền Trung. Vào ngày mùng 2 Tết, người miền Nam kiêng khóc lóc, kiêng không làm mất chổi hoặc không được từ chối khi được mời ăn uống, kiêng vay mượn và trả nợ…

3. Khí hậu của ngày mùng 2 Tết

Mùng 2 Tết 2020 rơi vào cuối tháng 1 dương lịch và trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã có những dự báo khá cụ thể về thời tiết của ngày này năm nay. Theo đó, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể có khoảng 5 – 7 đợt không khí lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 17 độ C.

Bầu trời Bắc Bộ và Trung Bộ có thể nhiều mây, có mưa phùn và mưa nhỏ, rét đậm vào buổi sáng và đêm khuya nhưng các đợt rét diễn ra không dài. Vùng núi cao có thể còn có rét hại. Ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì thời tiết có vẻ khá khô hạn, không có mưa và có thể sẽ nhiều nắng, nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 26 độ C. Khu vực các tỉnh miền Nam sẽ có nắng nóng nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 26 độ C.

4. Những việc nên làm vào ngày mùng 2 Tết

Theo quan điểm dân gian của người Việt, mùng 2 Tết là ngày thích hợp để làm những việc sau:

Lì xì người nhỏ, mừng tuổi người lớn: Lì xì, mừng tuổi là tục lệ mang nhiều ý nghĩa của người Việt. Tục lệ này là khi chúc Tết nhau, người ta sẽ tặng cho nhau những phong bao lì xì có màu sắc rực rỡ, bên trong có một số tiền với mong muốn người nhận sẽ có một năm phát tài, gặp nhiều may mắn.

Thông thường, người lớn sẽ lì xì cho người nhỏ, còn người nhỏ sẽ mừng tuổi cho người lớn. Vào ngày mùng 2 Tết, đa phần người có tuổi tác, vai vế nhỏ hơn trong gia đình sẽ đến nhà của người lớn tuổi hơn trong nhà để chúc Tết. Khi đó, người nhỏ sẽ mừng tuổi cho người lớn trước và người lớn có thể hồi đáp lại trong sự vui vẻ.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết chọn đặc sản khi đi du lịch Phú Quốc vào dịp tết

[HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?
Người Việt thường lì xì, mừng tuổi cho nhau khi đi chúc Tết vào mùng 2

Đi lễ đầu năm: Tùy theo tôn giáo của từng người, từng gia đình mà người Việt đi lễ đầu năm ở chùa hay nhà thờ. Trong đạo Phật, người ta thường đến chùa vào mùng 2 Tết để khấn lạy, cầu xin Phật tổ ban cho gia đình mình một năm hạnh phúc và tốt lành. Còn ở đạo Chúa, người ta cũng đến nhà thờ dự lễ đầu năm và xin Chúa tuôn đổ phúc lành cho gia đình họ trong năm mới.

Mua muối: Dân gian Việt Nam có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vì sao đầu năm lại đi mua muối? Đó là vì quan điểm xưa cho rằng nên mua muối vào dịp đầu năm vì muối có tác dụng xua đuổi ma quỷ, đồng thời bày tỏ mong muốn năm mới của gia đình sẽ được hạnh phúc đậm đà, mặn mà trong các mối quan hệ.

Vì thế, vào ngày mùng 2 Tết, có nhiều người đi mua muối, nhất là ở các vùng của miền Bắc. Tục lệ này không phổ biến nhiều ở miền Nam và miền Trung.

Đi chơi xuân: Tết Nguyên đán là một kỳ nghỉ dài và rất nhiều người Việt tranh thủ dịp này để đi chơi. Nhiều người đi chơi gần, một số người lại chọn đi chơi xa. Vào ngày mùng 2 Tết, du khách có thể đi chơi xuân để tận hưởng niềm vui đầu năm mới. Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ du lịch hoạt động suốt dịp Tết nên du khách có thể trải nghiệm thoải mái trong những ngày Tết.

[HOT HOT] Mùng 2 Tết là ngày mấy Dương lịch?

>>>>>Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng: đến với những cái nhất


Nhiều người đi chơi xuân ngày mùng 2 Tết bằng cách du lịch đến những địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng

Nhiều người chọn đi du lịch vào ngày mùng 2 Tết, sau khi đã đi chúc Tết bố mẹ, ông bà nội ngoại vào ngày mùng 1 Tết. Du khách có thể chọn các địa điểm lãng mạn, tươi đẹp trong nước để đến khám phá dịp Tết như Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn… hoặc du khách có thể đến các nước cũng có phong tục đón Tết Nguyên đán như Việt Nam để tìm hiểu về Tết ở nước họ như Hồng Kong, Trung Quốc, Lào, Singapore…

-> Nên đặt ngay những Tour Tết Nguyên Đán chất lượng cao do Kinhnghiem24h.edu.vn tổ chức.

Trên đây, Kinhnghiem24h.edu.vn đã chia sẻ với du khách một số điều thú vị về ngày mùng 2 Tết năm nay. Chúc du khách sẽ có những ngày Tết Nguyên đán thật ấm áp và hạnh phúc, nhiều điều tốt lành.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *