Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể không nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm trong không gian. Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám mà Kinhnghiem24h.edu.vn chia sẻ sau đây hi vọng sẽ mang đến cho quý khách những góc nhìn cặn kẽ hơn về công trình ấn tượng này.

Bạn đang đọc: Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Xem thêm thông tin về bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám – một công trình kiến trúc độc đáo
 

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Đôi nét về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ thời nhà Lý. Với bề dày lịch sử cùng với nét kiến trúc cổ độc đáo, Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là một trong những di sản đặc biệt của quốc gia. Khu di tích này cũng là một trong những điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được du khách gần xa mến mộ.

Tháng 8 năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử – Chu Công là những bậc thần học Nho giáo. Bên cạnh đó, Văn Miếu cũng là nơi dạy các hoàng tử học.

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu thờ Khổng Tử – Một trong những bậc thần học Nho Giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập trường Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu. Đây được xem là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Quốc Tử Giám ban đầu là trường học dành riêng cho các hoàng tử và con cái của bậc triều thần quyền quý. Tuy nhiên, vào năm 1253 thời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám thu nhận thêm những bậc hiền tài thường dân.

Đến gần cuối thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông mới bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ ghi danh những người đỗ Tiến sĩ trong các kì thi của triều đình. Bia Tiến Sĩ hiện vẫn còn di tích tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Cũng giống như nhiều công trình khác, Văn Miếu Quốc Tử Giám trải qua nhiều triều đại với những hưng thịnh, tàn suy cùng nhiều lần tu tạo, đổi tên… mới có vị trí và không gian kiến trúc như hiện tại. Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một minh chứng lịch sử mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám – góc nhìn qua tranh xưa

Nét kiến trúc độc đáo của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám nay là một địa điểm du lịch đẹp Hà Nội (thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Bao quanh di tích là 4 đường lớn – Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Nguyễn Thái Học và Quốc Tử Giám. Do đó du khách rất dễ dàng và tiện lợi trong việc di chuyển, tham quan.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khối kiến trúc cổ và độc đáo. Lối kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không gian. Từ chất liệu (chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài…) cho đến những lớp ngói, hoa văn đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng.

Không gian Văn Miếu được chia thành 5 lớp được gắn kết bởi các bức tường gạch có cửa thông.

Tìm hiểu thêm: Tham quan Chùa Linh Ứng Non Nước Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Môn với kiến trúc cổ ấn tượng

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

VF425:Tour Du Lịch Hà Nội – Hồ Đại Lải 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Hồ Đại Lải – Đảo Ngọc – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Khu vực thứ nhất từ Văn Miếu Môn (cổng vào Văn Miếu) vào là khu Nhập Đạo với 3 gian lợp ngói và 3 cổng chính là Đại Trung, Thành Đức và Đạt Tài.

Khu vực thứ 2 trong quần thể Văn Miếu là Khuê Văn Các. Sử sách ghi lại Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 với kiến trúc độc đáo – tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời. Ngày nay Khuê Văn Các là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội cũng như nét đẹp văn hóa – kiến trúc Việt.

Tiếp theo Khuê Văn Các là khu Bia Tiến Sĩ. Nơi đây ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê (từ khoa thi 1442 đến thời Nguyễn). Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kì tài của đất nước.

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu vực Bia Tiến Sĩ qua nhiều đời tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Khu thứ tư trong nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám là là sân Đại bái. Trước đây nơi này thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng tử và thầy giáo nổi tiếng Chu Văn An.

Cuối cùng là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Tên Thái Học được vua Lê Hiển Tông đổi vào năm 1785 và được gọi cho đến ngày nay.

Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch Sapa tự túc vào dịp tết

Nhà Thái Học – Quốc Tử Giám

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội chia sẻ, quý khách muốn chiêm ngưỡng và “thẩm thấu” trọn vẻ đẹp của quần thể di sản độc đáo này phải kết hợp với những kiến thức về lịch sử – văn hóa. Như vậy quý khách mới hiểu rõ hết được những giá trị độc đáo và vô giá mà Văn Miếu Quốc Tử Giám để lại.

Hi vọng những chia sẻ trên của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích và thú vị. Để được tư vấn và đặt các tour Hà Nội, Tour Hà Nội 1 ngày… mời quý khách liên hệ với tổng đài Kinhnghiem24h.edu.vn 1900 6749. Nhân viên sẽ hỗ trợ quý khách tận tình, chu đáo nhất.

Kính chúc quý khách có những chuyến đi tuyệt vời với những trải nghiệm thú vị nhất.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *