Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ và đồ thủ công mỹ nghệ lâu đời mà còn là địa điểm tham quan, giải trí thú vị vào cuối tuần được người dân và khách du lịch yêu thích tìm đến. Kinh nghiệm đi du lịch Bát Tràng dưới đây sẽ gợi ý cho du khách tất tần tật mọi thông tin cần thiết để chuyến đi luôn suôn sẻ, thuận lợi.

Bạn đang đọc: Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Tìm hiểu: giới thiệu về làng gốm Bát Tràng

Thời gian lý tưởng đi du lịch Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội là làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam đã tồn tại hơn 500 năm.

Bên cạnh đó, đây còn là địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí thú vị thu hút đông đảo du khách trong nước và ngoài nước. Vì vậy, du khách có thể đến làng gốm Bát Tràng vào bất cứ thời điểm trong năm.

Tuy nhiên, tốt nhất du khách nên đến đây vào ngày 8 – 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp tham quan đình Vạn Phúc và tham gia vào các lễ hội truyền thống cầu mong ấm no hạnh phúc của dân làng.

Ngoài ra, còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như cờ người, đánh cờ tướng, chọi gà, kéo co, bịt mắt đập niêu… và xem biểu diễn văn nghệ tại đình.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Bất kỳ thời điểm nào đến làng gốm Bát Tràng, du khách đều có những trải nghiệm tuyệt vời.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

VF426:Tour Du Lịch Hà Nội – Flamnigo Đại Lải 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 2 Ngày

Lịch trình: Hà Nội – Flamingo Đại Lải – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Phương tiện di chuyển đến Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ hơn 10km, do đó có rất nhiều các để di chuyển đến đây vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm chi phí. Trong đó, phương tiện thuận tiện nhất để đến Bát Tràng trong chuyến du lịch Hà Nội là xe máy hoặc xe bus.

Từ các điểm trong nội thành Hà Nội, du khách chỉ cần xuất phát từ trạm trung chuyển Long Biên rồi bắt xe bus 47A là đến Bát Tràng với giá 7.000 đồng/lượt và mất khoảng 30 phút.

Còn nếu đi bằng xe máy thì từ trung tâm thành phố qua cầu Chương Dương hoặc Vĩnh Tuy, men theo sông Hồng là tới Bát Tràng. Đối với những du khách muốn ngắm nhìn cảnh đẹp thì có thể lựa chọn du lịch đường sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng vào cuối tuần với giá khoảng 300.000 – 400.000/khách.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Đi tham quan làng gốm Bát Tràng có khá nhiều loại phương tiện cho du khách lựa chọn

Những điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua

Sân chơi gốm

Nếu đã đến Bát Tràng thì du khách không thể bỏ qua cơ hội được trải nghiệm cảm giác tự mình nhào nặn các sản phẩm từ gốm và men sứ tại sân chơi gốm. Chỉ cần bỏ ra khoảng 40.000 – 60.000 đồng là du khách có thể trở thành thợ gốm thực sự và tha hồ sáng tạo chỉ từ đất sét, bàn xoay.

Tại đây, có khá nhiều gia đình cung cấp dịch vụ này và cách chơi cực kì đơn giản. Chủ nhà sẽ đưa cho du khách một cục đất sét to, hơi ẩm một chút rồi đặt giữa bàn xoay, một tay quay bàn và một tay vuốt đất rồi thỏa sức tạo hình theo ý thích.

Nếu không biết cách sử dụng thì du khách sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng.

Thông thường, khách chỉ tạo ra được những món đồ đơn giản nhất là chén, ly, lọ cắm hoa… còn ai khéo tay thì có thể nặn thành hình thù các con vật. Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, sẽ chuyển sang công đoạn hong khô mất khoảng 30 phút và trong thời gian chờ, du khách có thể ăn trưa hoặc đi chơi.

Đặc biệt, theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, người dân Bát Tràng rất hiếu khách nên khi chờ nung gốm thường du khách sẽ được mời hút thuốc lào, uống nước trà và trò chuyện vui vẻ. Sau khi nung xong, du khách có thể trang trí, tô vẽ cho sản phẩm và người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giúp cho sản phẩm được lâu bền hơn.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Tự nặn gốm là trải nghiệm thú vị được nhiều du khách yêu thích.

Chợ Bát Tràng

Chợ Bát Tràng rộng khoảng 6.000m2 được chia thành nhiều gian hàng nhỏ bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ với giá cả hợp lý và hấp dẫn. Từ những gian hàng đồ trang trí mỹ nghệ đẹp mắt, bát đĩa cao cấp cho đến tiểu cảnh non bộ, đồ thờ cúng, cốc chén, đồ lưu niệm, bát đĩa bình dân.

 Ngoài ra còn có những loại lọ, bình, bát có màu sắc, kiểu dáng đương đại; các loại đĩa, chén cổ được phục chế hay bộ tượng, tranh nghệ thuật từ chất liệu gốm… Đặc biệt, món đồ được giới trẻ cực kì ưa chuộng đó là những chuỗi vòng gốm trang trí hoa văn độc đáo, những bầy thú xinh xắn, chuông gió đủ sắc màu…

Đặc biệt, tại đây du khách có thể mua các viên đất nung với giá 3.000 đồng/viên rồi xếp thành thông điệp hay tên của mình, bạn bè, người thân và người bán hàng sẽ kết thành vòng đeo cổ, vòng tay đẹp mắt.

Giá các mặt hàng trong chợ Bát Tràng rất đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mẫu mã và chất lượng của sản phẩm. Thông thường, giá trung bình cho một bộ ấm chén từ 100.000 – 300.000 đồng, giá bát đĩa ăn cơm từ 100.000 – 180.000 đồng/10 chiếc…

Tuy nhiên, cũng có nhiều mặt hàng cao cấp có giá lên đến vài triệu đồng một bộ. Do đó, nếu có nhu cầu mua sắm hoặc lựa chọn đồ về làm quà cho gia đình, bạn bè thì du khách nên vào chợ vì ở ngoài giá cả có thể sẽ đắt hơn một chút.

Tìm hiểu thêm: Làng Gốm Bát Tràng cách Hà Nội bao nhiêu km?

Tìm hiểu thêm: ​Kinh nghiệm khi đi du lịch Huế tự túc vào cuối tuần

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Rất nhiều đồ gốm tinh xảo được bán ở chợ gốm Bát Tràng.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Nhà Vạn Vân

Nằm trên trục đường chính của làng gốm Bát Tràng, nhà cổ Vạn Vân là nơi trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ có niên đại từ thế kỷ XV – XIX do ông Trần Ngọc Lâm – hội viên trung tâm UNESCO sưu tập.

Nhà cổ Vạn Vân có diện tích khoảng 400m2, bao gồm nhiều gian với gian đầu tiên là nhà gỗ 200 tuổi ở Thái Bình được ông Lâm mua về tu sửa với kiểu cách đơn giản.

Gian thứ hai là ngôi nhà cổ ở Nam Định cũng được mua về rồi ghép lại và gian thứ ba là ngôi nhà có sẵn trước đó. Cả ba căn nhà được ghép liền với nhau tạo thành một không gian trưng bày vừa sang trọng vừa cổ kính.

Bên cạnh đó, hai gian nhà ngoài là nơi trưng bày gốm cổ có niên đại từ thế kỷ XV – XIX, còn gian trong cùng là các sản phẩm gốm Bát Tràng mới xuất xưởng, kèm theo mô hình lò nung gốm cổ và lò nung hiện đại.

Các hiện vật gốm cổ như ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm, điếu voi, điếu bát, lư hương… được trưng bày trong hộp kính theo niên đại. Còn lại các dãy đồ gốm nhỏ được xếp hàng dài trên kệ nhiều tầng cho du khách dễ dàng tham quan và chiêm ngưỡng.

Đặc biệt, quanh khu nhà còn kê nhiều chõng che để du khách tham quan ngồi nghỉ chân, đánh cờ, uống trà, xem cổ vật và tận hưởng không khí trong lành.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Ngôi nhà cổ Vạn Vân thanh bình và cổ kính.

Đình làng Gốm Bát Tràng

Đình làng Gốm Bát Tràng nằm ngay cạnh bến sông Hồng là một trong những địa điểm du lịch đẹp Hà Nội mà du khách không nên bỏ qua. Đình làng đã xây dựng cách đây gần 300 năm theo kiểu kiến trúc chữ nhị đặc trưng của đình chùa xứ Kinh Bắc và vẫn còn bảo tồn, lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của làng.

Phía ngoài đình là tòa đại bái gồm có 5 gian, 2 chái và phía trong là hậu cung gồm 3 gian. Gian thờ được bài trí trang trọng với những hàng cột gỗ lim vững chắc tạo không gian vô cùng uy nghi và cổ kính. Hiện nay, đình làng Gốm Bát Tràng còn giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng từ các đời vua, chúa.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Năm 2005, Đình được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật.

Những món ngon nên thưởng thức

Đến với Bát Tràng, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã nhưng ngon tuyệt như bánh tẻ nóng có giá 6.000 đồng/cái; bánh khoai, bánh sắn nướng có giá 5.000 đồng/cái… Ngoài ra, ở đây còn có các món ăn vặt và nhiều món khác như miến, bún, phở… và đặc biệt là canh măng mực với giá cả phải chăng.

Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Làng Gốm Bát Tràng

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Hội An vào cuối tuần

Canh măng mực – Món ăn đặc sản chỉ có duy nhất chỉ ở Bát Tràng.

Những món ăn này được bày bán gần khu chợ gốm sứ với khá nhiều hàng quán và không có tình trạng chặt chém như những địa điểm du lịch khác.

Nếu đến Bát Tràng vào tháng 4 hoặc tháng 5, du khách còn có cơ hội nếm thử đặc sản ổi Đông Dư ngọt giòn và thơm ngon nổi tiếng được bày bán trên dọc triền đê. Không những thế, du khách có thể vào vườn tận tay hái những trái ổi tươi ngon và mang về làm quà cho bạn bè, người thân.

Nếu đang có dự định đi du lịch Hà Nội vào dịp Tết, du khách đừng quên tham khảo kinh nghiệm đi du lịch Bát Tràng để hành trình khám phá thủ đô thêm thuận lợi và đáng nhớ.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *