Trên con đường Hòa Bình ngay giữa lòng TP.Cần Thơ tồn tại một ngôi chùa 5 tầng rất đẹp và nổi bật đó là chùa Phật Học ở Cần Thơ – Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo nhất trong tất cả những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây.
Bạn đang đọc: Chùa Phật Học ở Cần Thơ – Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo
Chùa Phật Học là ngôi chùa nổi tiếng ở giữa trung tâm TP.Cần Thơ
1. Những điều cần biết về chùa Phật Học ở Cần Thơ
Chùa Phật Học Cần Thơ là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Cần Thơ thu hút du khách đến hành hương, vãng cảnh nhiều không kém Bến Ninh Kiều hay chợ nổi Cái Răng. Chùa tọa lạc trên con đường Hòa Bình nổi tiếng đông đúc và sầm uất nhất ngay giữa trung tâm TP.Cần Thơ.
Mặc dù ở trung tâm thành phố thế nhưng du khách bước vào bên trong chùa vẫn cảm nhận được một khoảng không gian thanh bình và tĩnh lặng, khác biệt hoàn toàn với bầu không khí ồn ào và náo nhiệt ở bên ngoài.
Thật khó có thể tìm thấy một ngôi chùa thứ hai ở Cần Thơ sở hữu lối thiết kế 5 tầng cùng nhiều gian phòng thờ rộng rãi, đầy đủ chức năng nhưng khoảng sân trước chỉ có 20m2 cùng một cây đa cổ thụ như chùa Phật Học Cần Thơ.
Chùa nằm trên trục đường Hai Bà Trưng nổi tiếng sầm uất ở Cần Thơ
Nhưng du khách nào khi đặt chân đến chùa Phật Học cũng đều nhận ra rằng lối thiết kế độc đáo, lạ mắt này chính là điểm lôi cuốn của chùa Phật Học, biến chùa trở thành nơi tham quan vãng cảnh tuyệt vời bậc nhất ở Cần Thơ. Chùa thường mở cửa đón khách tham quan vào các ngày trong tuần. Đặc biệt, vào những ngày lễ Vu Lan, lễ Phật Đảng… chùa Phật Học Cần Thơ đón hàng trăm phật tử và khách du lịch đến chùa hành hương, cúng bái.
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn – Chợ nổi – Cồn Sơn – Rừng tràm Trà Sư
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Lân – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Vườn Trái Cây – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
2. Tìm hiểu lịch sử hình thành chùa Phật Học nổi tiếng Cần Thơ
Nhiều du khách đến vãng cảnh chùa Phật Học đều thắc mắc rằng tại sao chùa lại có tên gọi là Phật Học? Để trả lời cho câu hỏi này, du khách phải quay ngược dòng lịch sử về những năm 1951, khi chùa vừa mới được thành lập.
Thửa đó, chùa còn là trụ sở của Hội Phật Học Nam Việt tỉnh Cần Thơ. Hội Phật Học xây dựng dựng chùa để làm nơi giảng dạy kinh phật cho những người thành tâm muốn tìm hiểu về Phật pháp, luân thường đạo lý của Phật giáo. Kiến trúc chùa khi đó nhìn vô cùng đơn giản nhưng đã có 3 tầng cao, mỗi tầng là một gian phòng rộng rãi. Đặc biệt, Chánh Điện và giảng đường của chùa đủ sức chứa hơn 100 người.
Cổng vào chùa Phật Học
Chùa được đổi tên thành chùa Phật Học bắt đầu từ năm 1965, khi vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa Thượng Thích Thiện Phước về tiếp quản. Cũng bắt đầu năm đó, chùa Phật Học mở cửa đón du khách thập phương đến chùa tham quan, vãng cảnh. Năm 2012 – 2014, chùa quyết định xây thêm 2 tầng nữa để mở rộng không gian thờ tự. Kiến trúc 5 tầng của chùa Phật Học giờ đây đã trở thành biểu tượng kiến trúc Phật Giáo của những ngôi chùa nổi tiếng ở Cần Thơ. Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về Nhà cổ Bình Thủy – Ngôi nhà cổ nhất ở Cần Thơ
VF11:Tour MIỆT VƯỜN – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè – Cần Thơ – Châu Đốc – Long Xuyên
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Nhà Cổ Ông Kiệt – Thánh Thất Cái Bè – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Cồn Sơn – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
3. Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Phật Học
Chùa Phật Học cổng Tam Quan nằm trên đường Hai Bà Trưng nên du khách chỉ cần di chuyển dọc theo con đường này là đến được chùa. Phía ngoài cổng Tam Quan của chùa có đặt 2 bức tượng Phong Thần và Lôi Thần với tư thế đứng hiên ngang giữ cổng. Bước qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tiến vào khuôn viên chùa Phật Học. Bên trong khuôn viên chùa Phật Học khá bé nhỏ nhưng vẫn đủ chỗ để đặt 3 pho tượng thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Dược Sư cùng vài cây cao cho bóng mát. Cạnh cổng vào chùa còn có một cây đa cổ thụ to lớn cho bóng râm mát rượi.
Tượng 3 vị phật nằm trong khuôn viên chùa
Đi qua khoảng sân chùa khiêm tốn, du khách sẽ được bước vào một không gian kiến trúc Phật Giáo vô cùng độc đáo. Kiến trúc chùa Phật Học giống như hầu hết những ngôi chùa cổ ở miền Tây.
Chùa cũng có Chánh Điện lớn với nhiều lối vào, xung quanh Chánh Điện là những hành lang lớn, rộng rãi để tăng ni phật tử đi vào Chánh Điện. Ngoài Chánh Điện là gian thờ tự lớn nhất chùa, chùa còn sở hữu 1 gian thờ Tổ, 1 giảng đường có đặt bàn thờ Thiên Thu Thiên Nhãn và 1 gian để cốt của những Phật tử đã qua đời.
Gian thờ Phật A Di Đà trong Chánh Điện chùa Phật Học
Bước vào mỗi một tầng thờ của chùa Phật Học, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gian thờ tự khác nhau, có gian thờ Phật Thích Ca, có gian thờ Quan Thái Âm Bồ Tát, hay Phật Di Lặc… Đặc biệt, khi đứng ở hành lang các tầng trên cao của chùa, du khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh ồn ào, sôi động của trung tâm TP.Cần Thơ.
>>>>>Xem thêm: Giới thiệu kiến trúc chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang
Phật tử đến viếng chùa vào những dịp lễ lớn
Chùa Phật Học vừa là nơi thờ tự vừa là giảng đường dạy phật giáo nên hàng năm, chùa cũng mở nhiều lớp dạy học Phật Pháp trong giảng đường. Lớp học thu hút rất nhiều thiện nam tín nữ quy tụ về tham gia. Ngoài chùa Phật Học thì TP.Cần Thơ còn có một ngôi chùa khác có kiến trúc độc đáo không kém đó là Chùa Ông ở Cần Thơ. Du khách có thể ghé lại chùa Ông ngay sau chuyến tham quan chùa Phật Học vì 2 ngôi chùa ở gần nhau.
Chùa Phật Học ở Cần Thơ – Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo đang là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đầy hứa hẹn ở Cần Thơ. Nếu có dịp ghé thăm TP.Cần Thơ thì du khách đừng quên đến chùa Phật Học tham quan nhé.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp