Miền Tây vốn mệnh danh là xứ “hoa thơm quả ngọt”, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật ngon, lạ. Vì vậy, nơi đây không chỉ thu hút du khách bằng điệu hò vọng cổ hay sông nước mênh mang mà còn bởi những món ăn được chế biến từ “cây nhà lá vườn”. Mùa nào thức ấy, hầu như quanh năm, miền Tây đều có những món ngon độc đáo.
Bạn đang đọc: Về miền Tây thưởng thức 3 món lẩu trứ danh
-> Tham khảo thêm: TOP 10 món ăn dân dã ngon ở miền Tây
Trong số những đặc sản đó, không thể không nhắc đến 3 món lẫu trứ danh của vùng đất này, đó là lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm rau đắng và lẩu cháo cua đồng. Mỗi món lẩu lại mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực vô cùng đặc biệt. Mời Quý khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu về 3 món lẩu ngon trứ danh ở miền sông nước mà bất cứ du khách nào đi du lịch miền Tây cũng đều muốn thử.
Về Miền Tây du khách nhớ ghé thưởng thức những món lẩu “trứ danh” thơm ngon, hấp dẫn nhất nhé
1. Du lịch miền Tây ăn lẩu cá linh bông điên điển
Cá linh có lẽ là loại cá đặc trưng của vùng đất miền Tây Nam Bộ bởi người từ nơi khác đến ít biết về loại cá này. Cứ vào mùa nước nổi độ từ tháng 9, tháng 10 hàng năm, khi mưa bắt đầu xuống, cá linh từ thượng nguồn sông Mekong xuôi về. Cá linh đầu mùa chỉ to bằng đầu đũa, ngọt béo thơm ngon. Cá bơi thành đàn và có rất nhiều vì thế người dân miền Tây thường đánh bắt về để dành ăn hoặc đem bán.
Cá linh được người dân miền Tây nghĩ ra rất nhiều món từ món kho đến món nấu canh và trong đó món lẩu cá linh bông điên điển được cho là đặc biệt nhất. Bên nồi lẩu nghi ngút khói giữa trời đông, từ từ thưởng thức món lẩu đồng quê, cảm giác chẳng có gì bằng.
Lẩu cá linh thơm ngon và đẹp mắt nhờ sắc vàng của bông điên điển
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn – Chợ nổi – Cồn Sơn – Rừng tràm Trà Sư
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Lân – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Vườn Trái Cây – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
Cá được đem về làm sạch tẩm ướp gia vị cho thấm. Đặc biệt, điều làm nên vị ngọt thơm của món lẩu cá linh xứ xở này chính là bí quyết dùng nước dừa để nấu lẩu. Nồi nước dùng càng cuốn hút khi thêm vào chút me dầm chua chua kích thích vị giác. Nước dùng vừa chuẩn bị xong cũng là lúc bắt đầu cho cá linh vào nồi để nấu. Tuy nhiên, nồi lầu cá linh sẽ mất hẳn vị ngon nếu như thiếu đi sắc vàng của bông điên điển.
cá linh tươi và bông điển điển là nguyên liệu chính làm ra món lẩu mắm cá linh bông điên điển thơm ngon, hấp dẫn
Cái màu vàng rực rỡ đến “say lòng” ấy không chỉ tô điểm cho món ăn mà còn mang đến hương vị đặc trưng, riêng có của vùng sông nước. Các nguyên liệu chính đã xong, người nấu khéo léo cho thêm một ít tỏi phi vàng, hành ngò rắc lên trên để làm nồi lẩu thêm đậm vị.
Vị ngọt thanh của nước dừa kết hợp với vị ngọt đăng đắng của bông điên điển cùng chất béo thơm của cá linh đầu mùa và các gia vị khác, tất cả như “đánh thức” vị giác của người dùng. Ai đã từng đến miền Tây và thưởng thức qua món lẩu chắc chắn vẫn còn thòm thèm, nhớ mãi.
-> Nên xem thêm: 22 món ăn Miền Tây Nam Bộ ngon “miễn chê”
2. Đi Tour Miền Tây, về nhớ vị lẩu mắm rau đắng
Ai về miền Tây mà không thưởng thức món lẩu mắm xứ này quả thật là điều đáng tiếc. Lẩu mắm ngon nhất thiết phải có cà tím và mắm. Mắm nấu lẩu có ít nhất 3 loại đó là mắm linh, mắm sặt và mắm trèn. Để làm nên một nồi lẩu mắm “đúng chất” thông thường người nấu chọn loại mắm ngon nhất được lấy từ Châu Đốc – An Giang.
Nồi lẩu mắm được cho thêm các nguyên liệu khác như thịt ba rọi, cá hú, tôm, mực… rồi thêm chút ớt, chút sả. Lẩu mắm thường được ăn kèm với nhiều loại rau như rau cù nèo (kèo nèo), bông súng, rau muống, rau nhút, đậu rồng v.v.. và đặc biệt là phải có rau đắng.
Tìm hiểu thêm: Đến Phú Quốc thưởng thức các món ngon và đặc sản nơi đây
Lẩu mắm Miền Tây là món ăn ngon mà du khách phải thử qua khi có dịp ghé lại miền sông nước Nam Bộ
Món lẩu mắm hấp dẫn phần lớn nhờ vào “vị lạ” của rau đắng. Nhiều du khách ngạc nhiên vì sao người dân nơi đây lại thích vị đắng của loại rau này đến như vậy. Có lẽ, cái vị đắng ấy giúp giảm đi cảm giác ngấy khi ăn lẫu hoặc cũng có thể vì cái vị đắng ấy đã góp phần tạo nên một nồi lẫu đặc biệt với đầy đủ ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng.
Khi mở nắp nồi lẩu, mọi giác quan như được “đánh thức, bừng tỉnh”, du khách sẽ “đắm chìm” trong hương vị thơm phức, đầy hấp dẫn của lẩu mắm. Lẩu mắm miền Tây chính là món lẩu thứ 2 mà bất cứ du khách nào đến miền Tây cũng không muốn bỏ qua cơ hội thưởng thức.
Nồi lẩu mắm ăn kèm rau đắng đặc trưng của người miền Tây
VF11:Tour MIỆT VƯỜN – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè – Cần Thơ – Châu Đốc – Long Xuyên
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Nhà Cổ Ông Kiệt – Thánh Thất Cái Bè – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Cồn Sơn – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
3. Ăn lẩu cháo cua đồng qua các hành trình của Tour du lịch miền Tây
Món lẩu cháo cua đồng có lẽ chỉ miền Tây Nam Bộ mới có. Miền đất này có khá nhiều món lạ, độc đáo mà ở các vùng miền khác khó mà tìm được. Sông nước Cửu Long có nhiều kênh rạch, là điều kiện tốt để loài cua đồng sinh sôi, phát triển. Và cua đồng là nguyên liệu chính cho món lẩu này. Lẩu cháo cua đồng ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào cách sơ chế cua đồng trước khi nấu.
Về Miền Tây mà không thưởng món lẩu cua đồng quả là điều tiếc nuối
Đầu tiên, gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị rồi được để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Tiếp đến là nồi cháo. Để nấu cháo, người miền Tây thường hầm gạo ngon cùng với đậu xanh. Tiếp theo là cho nấm rơm vào nồi lẩu. Cuối cùng mới là công đoạn cho lớp gạch cua phi với hành lên làm mặt. Sau đó cho thêm một ít hành lá xắt nhỏ để tạo hương thơm là đã có một nồi lẩu ngon “bá cháy”.
Lẩu cháo cua đồng thường ăn kèm với rau sống cũng là những thứ rau “cây nhà lá vườn” như rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Nhờ có rau mà nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon, béo ngậy khiến thực khách ăn hoài không thấy ngán.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Hà Nội sau tết
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon với 5 thứ rau đặc trưng của vùng đất phù sa
Đi Tour du lịch miền Tây cùng Kinhnghiem24h.edu.vn du khách không chỉ được tham quan cảnh đẹp của miệt vườn sông nước mà còn có dịp thưởng thức 3 món lẩu trứ danh kể trên. Mỗi món lẩu mang đến một hương vị riêng nhưng có cùng điểm chung là các nguyên liệu chế biến từ những sản vật tự nhiên của vùng đất này.
-> Cùng tìm hiểu: đi du lịch Miền Tây mua đặc sản gì làm quà?
Không nghi ngờ gì nữa, chính những món ăn độc đáo hay ẩm thực miền Tây trong đó có các món lẩu nói trên là điều lôi cuốn, thu hút, mời gọi du khách từ khắp nơi tìm đến. Quý khách đã từng thử 3 món lẩu này trên mảnh đất miền Tây Nam Bộ lần nào chưa?
VIET FUN TRAVEL