Nhiều người miền Tây vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được. Đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long “đất ít nước nhiều” giao thông đường bộ không phải là chủ đạo. Quanh nhà dân, ngó trước ngó sau đều có thể thấy kênh rạch chằng chịt…
Bạn đang đọc: Về chiêm ngưỡng Xuồng ba lá – Nét đặc trưng trên sông nước miền Tây
-> Xem thêm: Tắc Ráng – phương tiện di chuyển độc đáo ở miền Tây
Xuồng ba lá miền Tây
Ngày xưa, vùng đất miền Tây đầy sình lầy và ngập nước. Vì thế, trong cuộc khẩn hoang mở đất, người miền Tây đã biết cách để di chuyển bằng cách đóng cây thành thuyền, bè để đi lại cho dễ dàng. Xuồng ba lá có cấu tạo khá đơn giản, được ghép từ 3 miếng ván có bề ngang chừng vài gang tay.
Một miếng nằm ngang dùng làm đáy, 2 miếng còn lại nằm 2 bên hông gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4m, rộng 1,5m.
Xuồng ba lá miền Tây
Đây là phương tiện chính, nhỏ gọn dễ di chuyển, dễ len lỏi qua các hàng dừa nước, rặng bần hay đước ở miền Tây trên những nhánh sông, kênh rạch nhỏ. Chính vì vậy, xuồng ba lá rất được người miền Tây Nam Bộ ưa chuộng.
Ở miền Tây, vùng sông nước, dù nhà nghèo cũng ít nhất có một chiếc xuồng ba lá trong nhà. Xuồng ba lá là vật dụng thể hiện nét đặc trưng của nền văn minh sông nước ở miền Tây, nơi có dòng sông Cửu Long chở nặng phù sa, nơi có những tháng ngày mênh mông với mùa nước nổi.
Ngày nay, xuồng ba lá khác hơn trước (về chất liệu) nhưng về cơ bản vẫn là các đóng ghép nhiều mảnh ván lại với nhau. Người ta thay ván gỗ bằng các vật liệu khác như hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại, composit v.v..
Xuồng ba lá đưa du khách tham quan sông nước miền Tây
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Xuồng ba lá, vật dụng không thể thiếu trong đời sống người dân miền Tây
Nhiều người miền Tây vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được. Đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long “đất ít nước nhiều” giao thông đường bộ không phải là chủ đạo.
Quanh nhà dân, ngó trước ngó sau đều có thể thấy kênh rạch chằng chịt. Do vậy, đôi khi 2 nhà gần nhau nhưng để đi qua lại, người ta cũng phải di chuyển bằng xuồng ghe. Chính vì xuồng ghe đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu của người dân miền Tây nên ở đây hầu như ai cũng quý chiếc xuồng, ghe mà mình đang sở hữu. Xuồng, ghe ở miền Tây được xem là tài sản quý. Nhiều gia đình miền Tây sống lên đênh trên sông nước, lấy xuồng ghe làm nhà, là nơi sinh hoạt mua bán và nghỉ ngơi của cả gia đình.
Tóm lại, chiếc xuồng ở miền Tây đôi khi không còn là phương tiện di chuyển, phương tiện mưu sinh, kiếm sống của người dân mà có khi còn đóng vai trò là một chỗ dựa, nơi chốn đi về của người dân.
Tìm hiểu thêm: Sổ tay khi đi du lịch phượt Hạ Long
Xuồng ba lá gắn liền với đời sống, văn hóa người dân miền Tây
-> Xem thêm: Giới thiệu các loại ghe xuồng ở miền Tây
Xuồng ba lá trong văn chương, nghệ thuật
Nhờ vào vai trò và vị trí quan trọng của mình, xuồng ba lá miền Tây trở thành hình ảnh thân thương đối với người dân miền Tây. Có người đi xa, chỉ cần nhìn thấy chiếc xuồng là nhớ quê hương da diết. Du lịch miền Tây du khách không chỉ ấn tượng với cầu khỉ, áo bà ba mà có cả chiếc xuồng ba lá. Xuồng ba lá đi vào các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc họa, ví dụ như người Đồng Tháp có câu “Dẫu xuồng ba lá lênh đênh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, Anh ơi chớ ngại ngần chi, Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên”.
Hoặc có nhà thơ đã gửi tâm tình của mình qua hình ảnh chiếc xuồng ba lá “Chiếc xuồng ba lá quê ta, Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng, Liềm trăng sông nước cong cong, Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng”… Còn rất nhiều tác phẩm văn chương, nhạc họa mà hình ảnh chiếc xuồng ba lá cũng thấp thoáng đâu đó. Vậy là, xuồng ba lá không đơn thuần là vật dụng thực tế mà nâng lên thành hình ảnh nghệ thuật.
Xuồng ba lá đi vào văn chương, nghệ thuật
-> Tham khảo thêm: những kinh nghiệm đi du lịch miền Tây
Du lịch về miền Tây thử chèo xuồng ba lá
Du khách đi du lịch Việt Nam đến miền Tây, hầu như làng quê nào cũng thấy xuất hiện xuồng ghe (xuồng máy hoặc xuồng ba lá chèo bằng tay). Xuồng ghe xuôi ngược trên các dòng sông, âm thanh máy nổ của xuồng ghe là những điều rất đỗi thân quen, thân thuộc ở miền Tây. Trong số các Tour du lịch miền Tây của Kinhnghiem24h.edu.vn, có rất nhiều hành trình đưa du khách đến với sông nước miền Tây, thử tận tay chèo xuồng ba lá.
>>>>>Xem thêm: Nên đi đâu chơi ở Đà Lạt dịp Tết Dương Lịch 2023?
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ)
Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Du khách sẽ có cơ hội ngồi xuồng ba lá, ngắm cảnh sông nước miền Tây hữu tình, vào vườn cây ăn trái hay ghé thăm các sân chim, vườn cò, rừng đước, rừng tràm… Du khách ở các vùng miền khác đặc biệt là miền Trung và miền Bắc rất hứng thú với những hành trình như thế. Ai cũng có được trải nghiệm tuyệt đẹp ở miền Tây, cùng con người miền Tây, cảnh vật miền Tây và xuồng ba lá miền Tây.
Kinhnghiem24h.edu.vn