Chùa Ấn Quang tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc, nổi tiếng về giáo dục Phật giáo và có công trong phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam trong suốt 50 năm cuối thế kỷ 20. Chùa Ấn Quang cùng với chùa Vĩnh Nghiệm, chùa Giác Lâm, chùa Xá Lợi… tạo thành chuỗi những ngôi chùa “cổ xưa” nổi tiếng ở Sài Gòn. Du khách đi tham quan Sài Gòn, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa Ấn Quang, chùa Giác Lâm hay tìm hiểu chùa Vĩnh Nghiệm.
Bạn đang đọc: Tìm Hiểu Chùa Ấn Quang
Lịch sử hình thành chùa Ấn Quang
Theo tìm hiểu của Kinhnghiem24h.edu.vn, chùa Ấn Quang được Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào lập năm 1948. Ban đầu, chùa được lợp lá, sau khi làm được một chính điện và một tăng xá, chùa được lợp lại bằng tranh và tre. Giai đoạn này, chùa có tên là chùa Ứng Quang. Năm 1950, Hòa thượng Thích Trí Hữu giao quyền quản lý chùa Ứng Quang cho Hòa thượng Thích Thiện Hòa (thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 43) để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế.
Chùa Ấn Quang ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa vận động các trường Phật học như Liên Mai, Mai Sơn, Sùng Đức, Ấn Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Từ sau sự kiện này, chùa Ứng Quang được đổi tên thành chúa Ấn Quang. Chùa Ấn Quang lúc này được chọn làm trụ sở của Phật học đường (Tổ đình Ấn Quang), sau là trụ sở của Giáo hội Tăng Già Nam Việt. Năm 1955, chùa được xây dựng thêm dãy lầu nhà tổ. Năm 1957, chùa xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ đề, thư viện, nhà xuất bản và nhà phát hành Hương đạo. Năm 1959, chùa xây lại dãy lầu giảng đường. Năm 1966, chánh điện của chùa được tôn tạo đáng kể. Năm 1967, chùa xây lại Tăng xá, nhà trai. Năm 1978, Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch, chùa Ấn Quang được giao lại cho Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang. Sau khi tiếp quản Tổ đình Ấn Quang, Hội đồng Quản trị đã cho trùng tu khang trang lại ngôi chùa. Tiêu biểu trong đợt trùng tu này là: năm 2006, chùa được xây dựng mới nhà Tổ, trai đường và Tăng xá; năm 2009, một Bảo tháp đã được xây dựng bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang.
Tham quan Sài Gòn tìm hiểu kiến trúc chùa Ấn Quang
Chùa Ấn Quang có diện tích khoảng 2.300m2. Ngôi chùa này được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Kiến trúc của Chùa thể hiện sự hài hòa giữa phong cách cổ kính và hiện đại, một hợp thể tinh hoa kiến trúc của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa Ấn Quang có hai cổng: một cổng ở mặt trước đường Sư Vạn Hạnh và một cổng ở mặt phía sau chung cư thành phố. Trụ cột cổng chùa rộng 1,15m, dài 1,62m và cao 5m, được ốp đá xanh với các khối vuông. Phía trên trụ cột có biểu tượng pháp luân, có tháp nhỏ theo mô hình tháp Bồ đề đạo tràng thu nhỏ, xung quanh là bốn con sư tử hướng về bốn hướng, tượng trưng cho chánh pháp phổ biến khắp mọi nơi. Bước vào bên trong chùa, du khách sẽ được nhìn thấy Tòa Chánh điện hay còn gọi là Điện Phật. Nằm ở vị trí chính giữa của chùa, Điện Phật gồm một trệt và một tầng lầu. Tầng trệt được dùng làm Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từ năm 1965 – 1980 và Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Tp. HCM từ năm 1981 đến nay. Trên tầng lầu có tượng Phật Bổn Sư bằng xi măng trong tư thế thiền định, uy nghiêm. Trên các vách Chánh điện được trang trí bằng những bức phù điêu về cuộc đời đức Phật làm tăng thêm phần cổ kính. Mặt tiền Chánh điện có ba cửa gỗ, có cấu trúc hình vòm với các hoa văn rồng mây đặc sắc, tạo ra nét đẹp cân đối.
Tìm hiểu thêm: Review Lak Tented Camp – Khu nghỉ dưỡng bên hồ tuyệt đẹp ở Buôn Ma Thuột
>>>>>Xem thêm: Hình Ảnh Các Địa Điểm Du Lịch Hà Nội
Chánh điện chùa Ấn Quang
Đối diện với Chánh điện là Tổ đường. Bên trái Tổ đường là phòng nghỉ của các cư sĩ. Bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang còn có một Bảo tháp. Ngôi tháp này cao 36m, có sáu tầng với kiến trúc hài hòa giữa phong cách Việt Nam và Nhật Bản. Bảo tháp được xây dựng nhằm tri tôn Đức Phật Di Đà, Đức Địa Tạng, Bồ tát Quan Thế Âm, ngọc Xá lợi và thờ các bậc tiền bối đã từng có công xây dựng chùa. Đối diện với Bảo tháp là tòa nhà văn hóa và nhà khách. Nhà khách này được xây dựng từ năm 2011 với lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Tham quan chùa Ấn Quang qua Tour Sài Gòn
Chùa Ấn Quang là ngôi danh thắng Phật giáo nổi tiếng thuộc “Di tích lịch sử” của Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Đến tham quan chùa Ấn Quang, ngoài việc thắp hương, kính Phật, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa. Du khách nếu muốn tham quan chùa Ấn Quang có thể lựa chọn các Tour Sài Gòn của Kinhnghiem24h.edu.vn như Tour Sài Gòn – TP. HCM Nửa Ngày, Tour Tham Quan Sài Gòn – TP. HCM Nửa Ngày hoặc Tour Tham Quan Sài Gòn – TP. HCM 1 Ngày. Hành trình Tour của chúng tôi sẽ đưa quý khách đến tham quan các điểm gần chùa Ấn Quang. Từ các địa điểm này, du khách có thể đến khám phá chùa Ấn Quang, chùa Hoằng Pháp, chùa Vĩnh Nghiêm… Hoặc du khách có thể tìm đến các bảo tàng để tham quan như Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Tp. HCM, bảo tàng chứng tích chiến tranh…
Ngoài những Tour trên, Kinhnghiem24h.edu.vn còn cung cấp nhiều Tour Giá Rẻ như Tour Giá Rẻ như Tour Giá Rẻ Khởi Hành Từ Sài Gòn, Tour Giá Rẻ Khởi Hành Từ Huế, Tour Giá Rẻ như Tour Giá Rẻ Khởi Hành Từ Mũi Né, Tour Giá Rẻ như Tour Giá Rẻ Khởi Hành Từ Nha Trang hay Tour Giá Rẻ Khởi Hành Từ Đà Lạt. Qúy khách có thể lựa chọn cho mình một Tour phù hợp sau chuyến tham quan chùa Ấn Quang.
Kinhnghiem24h.edu.vn