Tết (hay Tết Nguyên Đán) từ lâu đã là một phong tục cổ truyền độc đáo và tốt đẹp của bao đời người Việt. Tết không chỉ là một ngày lễ mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn thế. Qua bài viết dưới đây, Kinhnghiem24h.edu.vn xin tiết lộ ý nghĩa của ngày Tết, Tết Nguyên Đán là gì?
Bạn đang đọc: “Tiết lộ” ý nghĩa của ngày Tết – Tết Nguyên Đán là gì?
1. Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày nào?
Tết Nguyên Đán (hay Tết) được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau: Tết Cả, Tết Ta, Tết âm lịch, Tết Cổ Truyền. Những cái tên này nhằm phân biệt ngày Tết truyền thống của người Việt với Tết Tây (hay Tết dương lịch) của người phương Tây. Tết là một dịp có ý nghĩa rất lớn bậc nhất trong văn hóa, phong tục của Việt Nam nói riêng và các nước ăn Tết Âm Lịch nói chung. Tết Nguyên Đán là một phần nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tết Nguyên Đán là một nét đẹp văn hóa của người Việt
Tết Nguyên Đán là dịp kỉ niệm năm mới âm lịch và luôn diễn ra muộn hơn so với Tết dương lịch. Nguyên do của việc này là sự chênh lệch thời gian giữa âm lịch (lịch mặt trăng) và dương lịch (lịch mặt trời). Âm lịch có quy luật ba năm nhuận một tháng nên Tết Nguyên Đán thường rơi vào sau ngày 21 tháng 1 và trước ngày 19 tháng 2 dương lịch hàng năm.
Tết Nguyên Đán kéo dài khoảng 7 ngày trước ngày 1 tháng 1 âm lịch và sau đó khoảng 8 ngày. Điều này nghĩa là Tết Nguyên Đán bao gồm từ ngày “lễ cúng Táo Quân” cho đến tận mồng 8 Tết. Tuy nhiên, ngày Tết chính thức vẫn là ngày mồng 1 âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới theo lịch mặt trăng.
2. Lịch sử của Tết Nguyên Đán
“Nguyên Đán” trong Tết Nguyên Đán là một cụm Hán tự. “Nguyên” nghĩa là đầu còn “Đán” là “buổi sớm”, ghép lại thì cả cụm “Nguyên Đán” mang ý nghĩa là “Buổi sớm đầu năm”. Tết của người Việt xuất hiện là do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa Á Đông.
Theo văn hóa Á Đông thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, do việc canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau. Mỗi tiết khí này lại ứng với một thời khắc “giao thừa” khác nhau. Tuy nhiên trong 24 tiết khí thì tiết khởi đầu là tiết quan trọng nhất (tiết khởi đầu của một chu kì canh tác gieo trồng). Đó là Tiết Nguyên Đán mà sau này được gọi là Tết Nguyên Đán.
Tiết Nguyên Đán hay hiện tại gọi Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán bắt đầu được tổ chức vào năm nào? Điều này cho đến hiện tại chưa hề có một ai biết. Tuy nhiên có thể suy đoán phong tục cổ truyền này đã xuất hiện từ rất lâu về trước, thậm chí có thể từ trước các đời vua Hùng. Vì chiếu theo các truyền thuyết được truyền lại bao đời nay, tục làm bánh chưng để ăn Tết đã xuất hiện từ thời vua Hùng. Tuy nhiên tất cả đều chỉ là phỏng đoán và không có một ai có thể chứng minh được là đúng hay sai.
3. Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán mang những ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người Việt mà không thể tìm thấy ở bất kì một dịp kỉ niệm nào khác. Những ý nghĩa này dù không có ai chỉ bảo nhưng dân tộc Việt từ già trẻ, lớn bé đều khắc ghi trong lòng.
· Ngày sum họp, ngày đoàn viên
Tết là dịp những người con xa nhà trở về quây quần đầm ấm cùng với gia đình. Bởi vì Tết là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm nên mỗi người đều có nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh ông bà, cha mẹ, con cái. “Về quê ăn Tết” là cụm từ mà mỗi người con xa quê đều chờ đợi nhất trong cả một năm dài làm việc và học tập mệt mỏi. Về với gia đình, cùng nhau tận hưởng không khí đầm ấm bên mâm cơm, bên nồi bánh hay là những cuộc trò chuyện đầy thân mật với người thân là điều tuyệt vời nhất. Chỉ có Tết mới là khoảnh khắc con cháu trong gia đình tụ về đầy đủ nhất.
Tìm hiểu thêm: Mùng 1 Tết xe buýt có chạy không? Thông Tin Tết Hot Nhất
Gói bánh chưng ngày Tết
· Ngày giao hòa giữa trời đất
Tết Nguyên Đán là một ngày tốt đẹp, người ta cho rằng vào ngày này trời và đất như xích lại gần nhau hơn. Thần Phật có thể nghe được những lời cầu nguyện thành tâm của con người. Mỗi dịp đầu năm, người dân lại kéo nhau đến chùa chiền, đền đài… để cầu phúc, mong cho Thần Phật sẽ phù hộ cho bản thân và gia đình trong năm mới. Những lời cầu phúc, cầu sức khỏe, cầu tiền tài, cầu nhân duyên… đều là những nguyện vọng tốt đẹp của con người.
· Ngày hướng về cội nguồn
Mỗi dịp Tết, người Việt có tập tục tảo mộ. Con cháu sẽ đến nghĩa trang, chăm sóc, quét tước, nhổ cỏ và thắp hương cho mộ phần gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với các bậc tổ tiên đã khuất. Đồng thời, tảo mộ cũng là một phần trong tục lệ ngày Tết, mời các cụ kị tổ tiên về ăn Tết tại gia đình mình và phù hộ cho con cháu một năm mới thuận lợi, may mắn. Ngoài ra, tập tục thờ cúng gia tiên tại nhà (cúng cơm và bày biện hoa quả bánh kẹo trên bàn thờ) vào ngày Tết cũng là một phần thể hiện sự biết ơn và tôn kính với tổ tiên.
· Ngày rước tài lộc
Nhiều người cho rằng, đầu năm mới (Tết Nguyên Đán) chính là khoảnh khắc Thần Tài gõ cửa và mang đến tài lộc trong năm mới. Người Việt sẽ mở rộng cửa nhà để chào đón Thần Tài đến ban phước cho gia đình. Việc mở rộng cửa này không chỉ mong muốn nhận tài lộc mà còn mong đợi nhận được thật nhiều niềm vui.
· Ngày của sự đổi mới, lạc quan, hi vọng
Tết Nguyên Đán là ngày khởi đầu một năm mới. Năm mới đến, mùa Xuân đến mang đến cho con người một niềm hân hoan, hi vọng sự thay đổi đầy tốt đẹp. Cái mới thay thế cho cái cũ, cái tốt đẩy lùi cái xấu, niềm vui xua đi nỗi buồn. Điều này thể hiện qua tập tục dọn nhà trước Tết của người Việt.
· Ngày của yêu thương đong đầy
Năm mới không chỉ là cơ hội sum họp của gia đình mà còn là cơ hội để đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người xung quanh. Họ gạt đi hiềm khích trong quá khứ, gạt đi cái tôi và trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới hạnh phúc. Không khí hòa thuận, gần gũi lan tỏa khắp nơi từ trong nhà đến ngoài ngõ.
4. Các giai đoạn và một số phong tục Tết của người Việt
Tết của người Việt chia thành ba giai đoạn: trước Tết, trong Tết và sau Tết. Trước Tết là thời gian chuẩn bị cho Tết, kéo dài từ rằm tháng chạp (cúng Táo Quân) cho đến Giao Thừa. Vào khoảng thời gian này, mọi người sẽ dọn dẹp trang trí nhà cửa, tảo mộ, mua đồ Tết và gói bánh chưng để chuẩn bị cho ba ngày Tết đầy đủ nhất. Trong Tết bắt đầu từ ngày Giao Thừa cho đến hết mồng 3, đây là thời gian chính của Tết. Mọi người sẽ làm cơm cúng Tết và đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, thầy cô… Sau Tết tính từ mồng 4 đến hết mồng 8 hoặc tính từ ngày hóa vàng. Đây là khoảng thời gian để làm lễ hóa vàng và dọn dẹp sau Tết, chuẩn bị quay lại cuộc sống thường nhật.
>>>>>Xem thêm: Đi Sapa bằng phương tiện gì an toàn, nhanh chóng và tiện lợi?
Phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền
Tết của người Việt có rất nhiều phong tục độc đáo như gói bánh chưng, xông đất, hái lộc, lì xì đầu năm, mua đào, mai, quất… trang trí nhà cửa và cầu may, lễ chùa… Tất cả đều là những nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ của dân tộc.
Tết đến Xuân về, lòng người lại nô nức. Người xa quê thì mong mỏi được về nhà, người già thì mong con cháu sum họp, người trẻ thì háo hức lì xì. Không khí Tết đến gần thôi thúc con người cố gắng hơn cho một cái Tết êm ấm của gia đình và bản thân.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp