Trà Vinh là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Đây là nơi sinh sống của người Kinh, người Hoa và người Khmer nhưng đông đảo nhất vẫn là dân tộc Khmer. Hôm nay Du lịch Việt vui sẽ cùng du khách tìm hiểu về chùa Âng và truyền thuyết chùa Âng.
Bạn đang đọc: “Tiết lộ” Truyền thuyết chùa Âng với những câu chuyện ly kỳ, thú vị
1. Truyền thuyết chùa Âng
Chùa Âng tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Nằm trên mảnh đất rộng 4ha, chùa Âng cách trung tâm thành phố Trà Vinh chỉ 5km. Chùa Âng là một phần của khuôn viên Ao Bà Om. Ngôi chùa này có tên đầy đủ là Angkorajaborey và là một trong những ngôi chùa tiêu biểu nhất của hệ thống 141 ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh.
Một góc chùa Âng đẹp mê hồn
Chùa Âng là ngôi chùa có tuổi thọ cao nhất trong các ngôi chùa của người Khmer. Theo truyền thuyết chùa Âng, ngôi chùa được xây dựng từ tận năm 990. Thời điểm đó, chùa chủ yếu được xây dựng bằng lá, tre. Cho đến tận năm 1842, nơi đây mới được trùng tu lại bằng những nguyên vật liệu như gỗ quý (rui mè và 60 cây cột), mái lợp ngói và xây tường. Sau này, chùa Âng cũng được trùng tu thêm vài lần với quy mô nhỏ hơn.
Ngày 25 tháng 8 năm 1994, chùa Âng vinh dự được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2011, chùa Âng một lần nữa được tu bổ theo hướng bảo tồn kiến trúc các công trình như chính điện, Sala, đường nội bộ trong chùa, thư viện, tăng xá…
Chùa Âng là một ngôi chùa điển hình của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Chính điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức rất nhiều lễ hội nổi tiếng tại Trà Vinh. Những lễ hội được đông đảo du khách và người dân biết đến, quan tâm là Chol Chnam Thmây, Ok Om Bok và Đôlta.
Ngoài lễ hộ, chùa Âng cũng thường xuyên tổ chức những khóa dành cho các thanh niên Khmer đến và tu học tri thức, đạo đức. Thêm nữa, chùa cũng có rất nhiều những lễ tôn giáo như lễ Phật đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ… giúp giữ gìn nét văn hóa dân tộc đặc sắc của người Khmer.
2. Kiến trúc chùa Âng
Chùa Âng nằm trong khuôn viên rộng 4ha và mang trong mình nhiều nét kiến trúc đặc sắc của chùa chiền Khmer. Kiến trúc chùa Âng là tổ hợp hài hòa giữa khung cảnh và các tác phẩm nghệ thuật trang trí đầy màu sắc của người Khmer.
Xung quanh khuôn viên chùa có hào nước sâu bao bọc. Cổng chùa xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, được trang trí rất nhiều bức tượng độc đáo hình chằn, tiên nữ, chim thần.. Tất cả những hình ảnh này đều mang ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa Khmer và được điêu khắc theo lối truyền thống. Chùa có một gian tháp năm ngọn. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những vị trụ trì qua nhiều đời nay. Tương truyền, vị trụ trì đầu tiên đã tại vị từ trước cả năm 1715.
Tìm hiểu thêm: Vì sao mọi người thường tặng socola ngày lễ Tình Yêu 14/2?
Cổng chùa Âng có rất nhiều những bức tượng đặc biệt
Chính điện chùa quay mặt về hướng Đông. Công trình này tọa lạc trên một nền cao tới 2m và là khu vực rộng lớn nhất chùa. Chính điện bao gồm 12 cây cột chính được làm bằng gỗ quý lâu năm. Mỗi cột đều được trang trí bằng tượng chim thần và tiên nữ ở trên đỉnh với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có các trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon, ngoài ra còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp cùng với khuôn mặt dữ dằn. Mỗi đầu hồi đều được đóng một tấm gỗ tam giác được chạm khắc tinh tế hình vị chủ thiên đang đội mâm cùng bông hoa hướng dương. Mái chính điện cấu tạo ba cấp, hai mái trên cao và dốc hơn mái dưới cùng. Gò mái có tượng thần rắn Naga với cái đuôi cong vút là biểu tượng của sự dũng mãnh vĩnh cửu.
Chính điện chùa là gian phòng thờ Đức Phật Thích Ca và cũng là nơi diễn ra các nghi lễ tôn giáo. Bệ thờ Đức Phật rộng gần 30 mét vuông gồm 4 bậc, phía trên là tượng phật chính cao tới 2,1m. Quanh tượng chính còn có 50 bức tượng Phật có kích cỡ nhỏ hơn được tạo tác bằng đá hoặc gỗ rất tỉ mỉ. Ba phía của vách chính điện được trang trí bằng các bức vẽ đặc sắc kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Trong đó, bốn bức bích họa lớn nhất là bốn bức chính vẽ về các chủ đề: Đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn của Đức Phật.
>>>>>Xem thêm: Du lịch Huế – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Hương
Chính điện chùa Âng với kiến trúc độc đáo
Ngoài ra, khuôn viên chùa còn sở hữu nhiều công trình khác như trai đường, giảng đường, tăng xá…
Trải qua xuyên suốt hơn 10 thế kỉ tồn tại và phát triển, chùa Âng lưu giữ được rất nhiều những ý nghĩa lịch sử to lớn. Hơn thế, chùa cũng sở hữu rất nhiều những cổ vật, hiện vật lâu đời, có ý nghĩa rất lớn đối với nền Phật Giáo, trong đó đáng kể nhất là bộ Kinh phật cổ được viết trên lá buông.
Chùa Âng không chỉ là một di tích lịch sử, văn hóa mà còn là điểm đến để trải nghiệm những lễ hội truyền thống Khmer. Chúc cho du khách một chuyến đi đầy ý nghĩa và thuận lợi.
Du lịch Việt vui tổng hợp