Tết Cổ truyền là dịp lễ trọng đại của Việt Nam và đã trở thành phong tục in sâu vào tâm thức của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc của dịp lễ này là như thế nào. Bài viết dưới đây của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ tiết lộ ngay nguồn gốc của ngày Tết Cổ truyền của người Việt nhé.
Bạn đang đọc: Tiết lộ ngay nguồn gốc của ngày Tết Cổ truyền của người Việt
1. Nguồn gốc Tết Cổ truyền của người Việt
Tết Cổ truyền, hay còn được gọi là Tết Nguyên đán. Ở châu Á, không chỉ có Việt Nam đón Tết Nguyên đán mà còn có một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… Do sự ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Trung Hoa lên các nước lân cận nên nhiều người tưởng rằng nguồn gốc Tết Nguyên đán là từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tìm hiểu trong lịch sử sẽ thấy Tết Nguyên đán đã có mặt ở Việt Nam từ trước thời kỳ Bắc thuộc. Thời nguyên thủy, Việt Nam đã là đất nước lấy nông nghiệp làm trọng, thời gian được tính theo chu kỳ canh tác, gieo trồng. Một năm được chia làm 24 tiết khác nhau, tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác chính là Tết Nguyên đán.
Đây được xem là tiết quan trọng nhất trong năm, và Tết Nguyên đán cũng trở thành dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Theo các truyền thuyết lịch sử, phong tục ăn Tết mừng năm mới đã có từ thời vua Hùng Vương, vua An Dương Vương. Bánh chưng, bánh dày – hai loại bánh truyền thống của Tết Nguyên đán – trong truyền thuyết dân gian cũng có tại Việt Nam từ thời vua Hùng, tức là trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa.
Tết Cổ truyền là phong tục tập quán lâu đời của người Việt
Tết Nguyên đán của Trung Hoa bắt đầu từ ngày 8/12 đến ngày 15/1 âm lịch. Trong khi đó, Tết Nguyên đán của Việt Nam thường kéo dài trong khoảng 7 ngày trước Tết đến 7 ngày đầu tiên của năm mới. Thời gian ăn Tết của hai nước khác nhau như vậy nên càng khẳng định Tết Cổ truyền là phong tục tập quán lâu đời của người Việt.
Việt Nam có 54 dân tộc, nhưng Tết Nguyên đán là ngày lễ phổ biến nhất, kéo dài từ ải Nam Quan cho tới tận mũi Cà Mau. Không khí cả nước hầu như đều rất nhộn nhịp, sôi động và vui vẻ với nhiều lễ hội rực rỡ, các hoạt động vui chơi giải trí. Tết Nguyên đán cũng là kỳ nghỉ dài chính thức trong năm, số ngày nghỉ được phê duyệt bởi chính phủ.
2. Phong tục đón Tết Nguyên đán ở một số nước
Ý nghĩa chung của Tết Nguyên đán thường là tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới với mong ước những điều tốt đẹp, may mắn hơn sẽ đến. Tết Nguyên đán cũng là dịp để mọi người tụ họp, quây quần bên nhau trò chuyện, vui chơi. Tuy nhiên, phong tục đón Tết Nguyên đán ở các nước vẫn có những điểm khác nhau rất thú vị:
– Hàn Quốc: Vào Tết Nguyên đán, người Hàn Quốc sẽ mặc trang phục truyền thống là Hanbok, sau đó họ sẽ làm lễ cúng tổ tiên với nhiều món ăn công phu. Người Hàn cũng không ngủ trong đêm giao thừa vì cho rằng như vậy, khi sang năm mới đầu óc sẽ bị thiếu sáng suốt.
Người Hàn Quốc mặc hanbok vào ngày Tết
– Mông Cổ: Khác với nhiều nước khác cho rằng màu trắng là màu của tang tóc, người Mông Cổ rất thích màu trắng. Họ xem đây là màu sắc của sự thuần khiết và tốt đẹp. Vì thế, Tết Nguyên đán còn được họ gọi là Tết Trăng Trắng. Vào dịp này, họ sẽ tặng nhau những đồ vật có màu trắng và ngồi trò chuyện cùng nhau một cách vui vẻ.
– Trung Quốc: Người Trung Quốc ăn Tết Nguyên đán rất xôm tụ. Đầu tiên, những người đi xa ở các nơi sẽ đổ về quê hương, đoàn tụ với gia đình. Họ trang trí nhà cửa bằng đèn lồng đỏ, câu đối đỏ. Họ cũng mặc trang phục màu đỏ để đón năm mới và tặng nhau những phong bao lì xì đỏ rực rỡ. Mỗi năm tương ứng với một con giáp và người Trung Quốc vào năm con nào sẽ tránh ăn thịt con vật đó dịp đầu năm.
– Singapore: Tết Nguyên đán là dịp để người Singapore tham dự các lễ hội sôi động và đầy đặc sắc như lễ hội hoa đăng, lễ hội đường phố… Họ cũng ăn những món ăn có tính chất đem lại may mắn cho năm mới như mỳ trường thọ, cá sống…
Tìm hiểu thêm: Bí Quyết Ăn Uống Khi Đi Du Lịch Hà Nội
Tết Nguyên đán ở Singapore có nhiều lễ hội sôi động
– Việt Nam: Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp để đoàn viên và mọi người sẽ tụ họp lại để đón chào năm mới. Người Việt thường trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ và làm nhiều nghi lễ thờ cúng đón Tết. Các màu sắc được ưa chuộng dịp Tết là màu đỏ, màu vàng, màu cam, màu hồng… Ngày Tết, người Việt cũng có nhiều điều kiêng kị để tránh xui xẻo trong năm mới như kiêng cãi cọ, kiêng làm rơi vỡ đồ đạc, kiêng cho vay mượn tiền, kiêng cho lửa và nước…
3. Người Việt thường làm gì vào dịp Tết Cổ truyền?
Vào dịp Tết cổ truyền, người Việt thường có rất nhiều hoạt động thú vị, chẳng hạn như:
– Tham dự các lễ hội: Có thể nói, mùa xuân là mùa của các lễ hội ở Việt Nam. Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết để người dân tham gia thưởng thức. Phổ biến nhất trên cả nước chính là lễ hội hoa xuân, khi mà gần như tỉnh thành nào cũng có lễ hội này. Tiếp đó là các lễ hội ở đền, chùa, đình, nhà thờ… theo tín ngưỡng từng nơi.
Bên cạnh đó là các lễ hội của những trò chơi dân gian như kéo co, đi cà kheo, cờ vây, đua thuyền… Ở nhiều địa phương có những lễ hội độc đáo mà chỉ nơi đó mới có như lễ hội cồng chiêng tại Tây Nguyên, lễ hội hát quan họ ở Bắc Ninh, lễ hội cầu ngư ở Huế…
>>>>>Xem thêm: Du Lịch Vũng Tàu Nên Đi Mấy Ngày?
Lễ hội đua thuyền ngày Tết
– Đi chúc Tết: Đây là phong tục lâu đời mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong Tết Cổ truyền của người Việt. Theo đó, vào những ngày đầu tiên của năm mới, người Việt sẽ đến nhà nhau, đem theo những lời chúc mừng năm mới để mong sao đem lại an lành, may mắn cho người nhận. Những lời chúc Tết phổ biến của người Việt là: vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, mọi điều may mắn, sức khỏe dồi dào, phát tài phát lộc…
Phong tục chúc Tết có đi kèm theo tục lệ tặng bao lì xì/ phong bao mừng tuổi cho nhau. Trong các bao lì xì này là tiền có mệnh giá khác nhau, có thể lớn và có thể nhỏ. Ý nghĩa của phong bao lì xì là để lấy may dịp năm mới và là món quà tốt lành dịp đầu năm.
– Đi du xuân: Tết Cổ truyền là dịp nghỉ lễ chính thức dài nhất trong năm của người Việt. Vì thế, đây cũng là cơ hội tốt để mọi người đi du xuân, thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Nhiều người đi chúc Tết kết hợp đi du xuân luôn, một số khác lại đi du lịch ở các địa điểm đẹp nổi tiếng.
– Đến các địa điểm tâm linh: Tết Nguyên đán được xem là ngày lễ để mọi người tạ ơn Đấng mà mình thờ lạy. Bởi vậy, vào dịp này, mọi người sẽ theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình để đi đến các địa điểm tâm linh phù hợp. Người theo đạo Phật thì đi chùa; người theo tín ngưỡng Tổ tiên thì đi đình, miếu; người theo đạo Chúa thì đi nhà thờ…
Mục đích khi đến các địa điểm tâm linh này là để tạ ơn Đấng Tối cao đã ban cho mình một năm bình an, đồng thời cầu xin ơn trên ban may mắn, phúc lành cho năm mới của mình và gia đình. Mỗi tôn giáo, tín ngưỡng lại có một cách mừng năm mới khác nhau. Tuy nhiên điểm chung đều là các nghi lễ long trọng và thiêng liêng.
Trên đây là một số chia sẻ của Kinhnghiem24h.edu.vn về nguồn gốc của Tết Nguyên đán của người Việt và những điều thú vị xoay quanh ngày Tết này. Có thể thấy, dù nhiều nước ở châu Á ăn Tết Nguyên đán nhưng mỗi nước đều có một đặc trưng và bản sắc riêng, thể hiện sự đa dạng văn hóa của mỗi nước.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp