Người Khmer sở hữu rất nhiềuphong tục đặc biệt, những lễ hội của họ của mang màu sắc hết sức độc đáo và thú vị. Chôl Chnăm Thmây là một trong những nghi lễ, lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng cũng không phải là ngoại lệ. Cùng tìm hiểu về Tết Chôl Chnăm Thmây – nét văn hóa độc đáo của người Khmer ở Sóc Trăng qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tết Chôl Chnăm Thmây – nét văn hóa độc đáo của người Khmer ở Sóc Trăng
1. Những nét chính của Tết Chôl Chnăm Thmây
Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ hội lớn nhất theo phong tục của người Khmer. Chôl Chnăm Thmây chính là lễ hội mừng năm mới hay gọi cách khác là Tết của người Khmer theo lịch cổ truyền của họ. Lễ hội này thường được tổ chức vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch và kéo dài tới tận 3 ngày trong năm thường và 4 ngày trong năm nhuận.
Chôl Chnăm Thmây là Tết cổ truyền Khmer
Ba ngày lễ của Tết Chôl Chnăm Thmây bao gồm ngày Chôl sangkran thmây, ngày Wonbơf và ngày Lơng Săk. Nếu năm nhuận thì ngày thứ tư cũng có tên là Wonbơf. Tết của người Khmer cũng có những tục lệ tương tự như Tết của người Kinh, người Hoa. Vào ngày Tết, đồng bào người Khmer cũng dành cho nhau những lời thăm hỏi, lời chúc tụng cho một năm mới may mắn và hạnh phúc. Họ cùng nhau tham gia những trò chơi và không khí náo nhiệt, vui vẻ ấy có thể kéo dài tới tận một tuần mà vẫn chưa kết thúc. Đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền cũng bắt đầu với sửa sang, quét dọn và trang trí nhà cửa, sau đó là mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Giống như Tết Nguyên Đán của người Kinh, người Hoa, Tết cổ truyền Khmer cũng là thời điểm để người dân quây quần bên gia đình và tạm gác toàn bộ công việc của mình lại. Họ mua sắm đồ ăn, thức uống chuẩn bị cho đủ ba ngày Tết.
Tết của người Khmer cũng có thời khắc giao thừa. Vào đêm giao thừa, họ cũng tổ chức làm cỗ, thắp hương và đốt đèn. Tuy nhiên khác với người Kinh hay người Hoa cúng giao thừa là để tế trời đất, người Khmer thắp hương đốt đèn để đón vị Têvôđa mới đến và tiễn vị Têvôđa cũ đi. Trong quan niệm của người Khmer, họ không chỉ tin vào Phật giáo, họ còn tin tưởng vào những vị thần trên trời hay được gọi là Têvôđa. Người Khmer tin rằng mỗi năm sẽ có một vị Têvôđa xuống hạ giới và chăm lo cho cuộc sống của con người dưới hạ giới. Khi một năm cũ kết thúc và một năm mới bắt đầu thì vị Têvôđa cũ sẽ về trời và có một vị Têvôđa mới lại xuống thay thế.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Hội An vào dịp Tết
Người dân dâng cơm cho nhà sư
2. Lễ chính của Tết Chôl Chnăm Thmây
Lễ chính của Tết Chôl Chnăm Thmây gồm ba ngày:
· Chôl Sangkran Thmây: Ngày đầu tiên của Tết Khmer, đây là ngày làm lễ rước đại lịch. Mọi người tẩy rửa cơ thể thật sạch sẽ, mặc quần áo đẹp và sau đó đi lên chùa. Họ thường chọn trước giờ tốt, không kể sáng hay chiều, chỉ cần trong ngày, sau đó mang theo mâm cỗ lên chùa. Trong mâm lễ sẽ bao gồm nhang, đèn, hoa quả lễ và Môha Sang-kran. Môha Sang-kran đó được đặt trong khay sơn son thiếp vàng và rước quanh chính điện của ngôi chùa ba vòng trang trọng nhất trên kiệu. Cuối cùng, mọi người sẽ lễ Phật và đọc kinh năm mới.
· Wonbơf: Ngày thứ hai, mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị cơm và mang lên chùa để cho sư sãi ăn vào cả hai buổi sáng và trưa. Buổi chiều là thời gian dành cho nghi lễ đắp núi cát cầu phúc duyên. Mỗi người sẽ đắp nhiều ngọn núi cát, hướng theo tám hướng và một núi cát thật lớn ở trung tâm. Những núi cát này tượng trưng cho vũ trụ. Hành động này nhằm để cầu mưa và cầu phúc cho mọi người.
· Lơng Săk: Ngày cuối cùng trong ba ngày lễ chính, đồng bào dân tộc Khmer lại lên chùa để làm lễ tắm Phật (tắm tượng Phật), tắm sư. Buổi sáng, họ vẫn sẽ chuẩn bị cơm sáng và mang lên chùa cho các nhà sư, vị sãi ăn, sau bữa ăn sẽ là nghe thuyết pháp. Đến chiều, người dân sẽ đốt đèn nhang, dâng lễ và tắm cho tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm. Nghi lễ này mang ý nghĩa tôn kính đức Phật và ngoài ra cũng là để rửa trôi đi những điều không tốt của năm cũ và mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi hơn.
Sau khi tắm cho tượng Phật sẽ là tắm cho các vị sư cao niên trong chùa. Họ tắm cho các vị sư cao niên và sau đó đưa ra nghĩa trang để tổ chức cầu siêu cho linh hồn người đã khuất. Cuối ngày, họ trở về nhà, tổ chức tắm Phật tại nhà và dâng cỗ cho ông bà cha mẹ. Đây là hành động mang ý nghĩa xin lỗi và xin sự tha thứ cho những lỗi lầm, những điều không phải trong năm cũ. Ngoài ra, họ cũng sẽ dâng quà chúc mừng năm mới nhằm cầu mong may mắn đến với cha mẹ, ông bà của mình.
>>>>>Xem thêm: Nên đi địa đạo Bến Đình hay Bến Dược Củ Chi?
Lễ tắm Phật vào ngày cuối cùng
Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn khái quát nhất về Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer. Chúc cho du khách có một chuyến đi đến Sóc Trăng đầy trải nghiệm mới lạ và thú vị trong tương lai.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp