Nhà mồ Ba Chúc ở An Giang được xem là một chứng tích lịch sử nhiều giá trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nhà mồ Ba Chúc và thời kì lịch sử đó. Bài viết dưới đây của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ thuyết minh về nhà mồ Ba Chúc ở An Giang một cách cơ bản nhất.
Bạn đang đọc: Thuyết minh về nhà mồ Ba Chúc ở An Giang
1. Nhà mồ Ba Chúc An Giang ở đâu?
Nhà mồ Ba Chúc nằm ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia được chính phủ Việt Nam công nhận từ tháng 7 năm 1980. Nơi đây lưu giữ 1.159 bộ hài cốt, chính vì thế được gọi là nhà mồ. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia kết thúc.
Ban đầu, nhà mồ Ba Chúc có kiến trúc khá đơn giản, chỉ là một hình lục giác vơi 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm cắm xuống đất. Đến năm 2013, nhà mồ Ba Chúc được ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đầu tư xây dựng lại. Hiện tại, nhà mồ này đã trở thành một quần thể bao gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và hội trường. Tổng diện tích nhà mồ Ba Chúc khoảng 5ha.
Nhà mồ Ba Chúc nằm ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Hình lục giác với 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đã được thay thế bằng hình hoa sen 8 cánh úp ngược màu trắng. Mỗi nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính được xếp vào một cánh hoa sen. Các yếu tố độ tuổi và giới tính của hài cốt được xác định dựa vào giám định hộp sọ. Ngày 16/3 âm lịch hàng năm, nhân dân và Đảng bộ Ba Chúc đều tổ chức lễ giỗ tập thể cho 1.159 người ở đây. Thường ngày, khu nhà mồ này vẫn có những người dân đến thắp hương khấn vái.
Khu lưu niệm trong quần thể nhà mồ Ba Chúc trưng bày nhiều di vật, tranh ảnh về cuộc thảm sát Ba Chúc. Du khách có thể thấy những chiếc tủ kính đựng hộp sọ có ghi chú về giới tính, tuổi tác của nạn nhân, một số hộc tủ chứa hài cốt, nhiều tranh ảnh ghi lại các cảnh giết người man rợ thời đó và một số dụng cụ giết người được thu thập lại.
Hiện nay, nhà mồ Ba Chúc đã bắt đầu xuống cấp và không còn bảo quản tốt được các hài cốt tại đây. Vì thế, du khách đến tham quan có thể thấy tình trạng rêu phong ở các hộc tủ hài cốt hoặc rỉ nước ở những cánh hoa sen. Do đó, các kế hoạch khác nhau về cải tạo hoặc sửa đổi nhà mồ đang được bàn bạc và tính toán.
Nhà mồ Ba Chúc là di tích lịch sử cấp quốc gia
2. Câu chuyện thảm sát Ba Chúc
Vì sao huyện Tri Tôn của An Giang lại xuất hiện khu nhà mồ Ba Chúc? Câu trả lời nằm ở thời điểm hơn 40 năm trước – 1977. Khi đó, Ba Chúc có dân số khoảng hơn 16.000 người. Vị trí của Ba Chúc chỉ nằm cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 3,5km. Biến cố xảy ra vào tháng 4/1977, khi lính Pol Pốt xua quân tấn công và tàn sát người Việt Nam tại 14 xã biên giới của An Giang.
Suốt 12 ngày, từ ngày 18 đến ngày 30/4, lính Pol Pốt của Campuchia đã giết hại dã man 3.157 người dân Ba Chúc. Cuộc thảm sát Ba Chúc ngập trong biển máu với giết người, đốt nhà, cướp của, tàn phá các công trình công cộng. Theo lời kể của nhiều người dân Ba Chúc thì khi đó, lính Pol Pốt giết hại người dân Việt Nam không kể già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ.
Tìm hiểu thêm: Đặc Sản An Giang – Cốm Dẹp An Giang
Cuộc thảm sát Ba Chúc diễn ra vào năm 1977
Hàng trăm gia đình bị mất người thân, nhà cửa, có những dòng họ bị xóa sổ vì tất cả đều chết. Chùa Phi Lai cũng bị tàn phá nặng nề và 300 người đã bị giết ở đây. Tại chùa Tam Bửu, 800 người bị đem ra từ đây để bắn chết. Cánh đồng Phú Cường đầy xác người chết nằm chồng lên nhau.
Ba Chúc khi đó chỉ còn lại cảnh tượng tang thương. Nhà cửa bị phá hủy, xác chết khắp nơi, hoa màu hư hại nặng nề. Nhiều người dân Ba Chúc sống sót và bỏ trốn, một số người còn ở lại. Cuộc thảm sát đau thương đến mức hơn 30 phái đoàn ngoại giao và báo chí đã tìm về đây để ghi lại sự kiện đẫm máu này.
Năm 1978, những người còn sống tại Ba Chúc đã tìm kiếm những gì còn sót lại sau cuộc thảm sát, dựng tạm một nhà mồ phía sau chùa Phi Lai rồi cất giữ xương cốt người chết vào đó. Năm 1979, quần thể nhà mồ Ba Chúc được xây dựng để làm bằng chứng sống về tội ác diệt chủng của Pol Pốt.
>>>>>Xem thêm: “Bỏ túi” 5 khách sạn đẹp ở Hà Tiên không thể bỏ lỡ
Nhà mồ Ba Chúc còn lưu giữ nhiều dấu tích của cuộc thảm sát
Để lưu giữ được những bộ xương cốt này, các nhà khoa học đã nấu sôi sáp và phủ lên ngoài xương, đồng thời dùng vật chống ẩm. Tuy nhiên, nhiều hộp sọ và xương cốt đã để lộ sự hưu hại, ngả màu và mục nát.
Ngày nay, nhà mồ Ba Chúc đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của An Giang. Mỗi năm, có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tham quan và tìm hiểu về chứng tích của một thời lịch sử. Du khách có dịp đến huyện Tri Tôn, An Giang thì có thể tới thăm nhà mồ Ba Chúc để hiểu hơn về biến cố đau thương mà người dân nơi đây từng gặp phải và họ đã vượt qua biến cố đó như thế nào.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp