Tượng Chúa giang tay là một trong những biểu tượng của thành phố Vũng Tàu. Nơi này không chỉ có ý nghĩa lớn với những tín đồ đạo Công giáo mà còn rất được khách du lịch thập phương yêu thích. Vậy thì giờ mở cửa tượng Chúa Vũng Tàu là mấy giờ và nên lưu ý những gì khi đi tham quan ở đây? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Bạn đang đọc: Thông tin Giờ mở cửa tượng Chúa Kito Vũng Tàu
-> bài viết liên quan: Lịch sử tượng chúa Kito vua ở Vũng Tàu
1. Tượng Chúa giang tay nằm ở đâu của Vũng Tàu?
Tượng Chúa giang tay là tên gọi dân dã, còn thực chất tên gọi đầy đủ của nơi này là tượng Chúa Kito Vua. Ban đầu, tượng Chúa không được xây dựng tại vị trí hiện tại là đỉnh Núi Nhỏ mà được xây ở mũi Nghinh Phong. Sau đó, bức tượng được dời đến Núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng) để tiếp tục xây cất.
Tượng Chúa nằm trên đỉnh núi Nhỏ (Tao Phùng)
Quá trình xây cất tượng Chúa giang tay khá đặc biệt khi kéo dài từ năm 1970 đến tận năm 1994 mới xong, vượt qua cả biến cố 30.4.1975. Hiện nay, tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
VF185:Tour Du Lịch Vũng Tàu – Long Hải – Phước Hải 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 5h30)
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Vũng Tàu – Long Hải – Phước Hải – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
2. Những kỷ lục của tượng Chúa Vũng Tàu
Sau khi được xây dựng xong, tượng Chúa Kito Vua có chiều cao lên tới 32 mét, chiều dài cánh tay là 18,4 mét. Từ dưới nhìn lên núi Tao Phùng, du khách có thể thấy tượng Chúa đứng sừng sững trong nắng gió biển khơi. Tượng được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 vị tông đồ tiên khởi.
Tượng chúa được xây dựng với tổng chiều cao lên tới 32 mét
Du khách có thể đi lên cánh tay Chúa bằng cầu thang xoắn ốc bên trong tượng. Cầu thang này gồm 133 bậc, kéo dài từ bệ lên tới cổ tượng. Khoảng 100 khách tham quan có thể ở trong lòng tượng cùng một lúc.
Mỗi ngày, có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước leo lên cánh tay Chúa để ngắm toàn cảnh thành phố Vũng Tàu và tận hưởng cảm giác yên bình, phóng khoáng.
Cầu thang xoáy ốc bên trong tượng Chúa
Tượng Chúa Vũng Tàu từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục “Tượng Chúa Giesu lớn nhất Việt Nam”. Năm 2012, tượng được xác lập là “Tượng Chúa Giesu lớn nhất khu vực châu Á”.
3. Giờ mở cửa tượng Chúa Vũng Tàu
Tượng Chúa Vũng Tàu thường đón rất nhiều khách du lịch mỗi ngày, vì thế giờ mở cửa là từ 7h – 17h. Muốn lên đến tượng Chúa, du khách cần leo lên khoảng 1.000 bậc thang được làm bằng đá, cao 500 mét. Tầm 100 – 200 bậc sẽ có chỗ nghỉ chân và du khách nên mang theo nước để uống cho có sức.
Đường lên tượng Chúa giang tay
Trong những địa điểm du lịch Vũng Tàu thì tượng Chúa giang tay là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Vì thế, du khách muốn đứng được lâu hơn trên cánh tay Chúa thì nên đi vào giữa tuần.
Cuối tuần thường có rất đông khách du lịch và khách hành hương về nơi đây. Đứng từ trên cánh tay Chúa, du khách có thể thấy núi Lớn, bãi Trước, bãi Sau, bãi Dâu, bàu Sen, bãi Thủy Tiên, bàu Trũng, bãi Chí Linh… của Vũng Tàu và thậm chí có thể thấy cả một phần của Biển Đông.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết khi đi du lịch Hạ Long tự túc theo tháng
Đứng trên tay chúa, du khách có thể tham quan toàn cảnh Vũng Tàu cùng nhiều địa điểm du lịch đẹp xung quanh
4. Một số lưu ý khi tham quan tượng Chúa Vũng Tàu
– Bệ bê tông dưới chân tượng có tạc bức phù điêu “Bữa tiệc ly” ở phía trước và “Đức Chúa trao chìa khóa cho Phero” ở phía sau.
– Hào quang quanh đầu tượng là một phần của cột thu lôi chống sét.
Cột thu lôi chống sét trên phần đầu tượng chúa Kito vua
VF180:Tour Du Lịch Bình Châu – Hồ Cóc 2 Ngày 1 Đêm (Ngủ tại Bình Châu)
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 6h00 – 18h00)
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Bình Châu – Hồ Cốc – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
– Phần móng của tượng sâu hơn 3 mét, xuyên qua cả hệ thống công sự bằng xi măng rất chắc chắn được người Pháp xây dựng từ thế kỷ 19.
– Với những người có sức khỏe yếu, người lớn tuổi… thì quãng đường leo lên tượng Chúa khá mệt. Do đó, du khách nên chọn đi vào sáng sớm, không nên đi vào tầm trưa vì khá nắng nóng.
– Giá vé gửi xe máy dưới chân núi là tùy tâm, số tiền giữ xe được đưa vào quỹ tu sửa tượng đài.
– Dưới chân núi có những hàng kem khá thú vị, du khách có thể mua kem ở những nơi này để thưởng thức với mức giá rất rẻ.
– Du khách nên lưu ý mặc trang phục phù hợp. Các loại quần short, váy ngắn, hở hang đều không được vào trong tượng Chúa.
Tham quan Tượng Chúa, du khách nên chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự
-> Tour Nổi bật: du lịch Vũng Tàu 1 ngày, du lịch Vũng Tàu 2 ngày, du lịch Vũng Tàu 3 ngày.
– Khi đến tượng Chúa, du khách cần bỏ giày, đồ ở bên ngoài. Chỗ này có một người giữ đồ cho du khách.
– Tham quan tượng không mất tiền, chỉ có một số thùng được đặt ở một số vị trí để tùy vào lòng của du khách.
– Con đường từ chân núi lên tượng Chúa rất đẹp, có cây cối và hoa nở nhìn lãng mạn và mát mắt. Du khách có thể đi từ từ, vừa đi vừa ngắm cảnh.
>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” Top 6 địa điểm du lịch “hot” ở Sa Đéc Đồng Tháp
Đường lên tượng chúa có nhiều cây cối, hoa nở đẹp và mát mẻ vô cùng
– Theo những kinh nghiệm khi đi Vũng Tàu của nhiều khách du lịch thì tượng Chúa giang tay nằm khá gần ngọn hải đăng Vũng Tàu. Núi Nhỏ thực tế có hai đỉnh, ngọn hải đăng nằm ở đỉnh cao hơn. Đây là ngọn hải đăng được đánh giá là cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Trên đây là một số thông tin về tượng Chúa Vũng Tàu mà Kinhnghiem24h.edu.vn muốn giới thiệu với du khách. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp du khách thuận lợi hơn trong việc sắp xếp lịch trình lên thăm tượng Chúa. Chúc du khách sẽ có một chuyến đi đầy thú vị và ý nghĩa lên tượng Chúa giang tay của Vũng Tàu nhé.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp