Tết là một trong những thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Sapa. Vào dịp Tết, Sapa không chỉ cuốn hút bước chân du khách vì vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, tuyệt mỹ và kỳ vĩ mà còn hấp dẫn lòng người bởi nhiều lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc, vui tươi, nhộn nhịp của đồng bào dân tộc ít người. Mời du khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn lật từng trang “Sổ tay khi đi du lịch Sapa vào dịp Tết” để khám phá xem Sapa có gì độc đáo và thú vị nhé!
Bạn đang đọc: Sổ tay khi đi du lịch Sapa vào dịp Tết
Thời tiết Sapa vào dịp Tết như thế nào?
Dịp Tết là thời điểm tiết trời Sapa bắt đầu chuyển giao giữa mùa đông lạnh lẽo, khắc nghiệt và mùa xuân ấm áp, tươi đẹp. Thời tiết Sapa ấm dần lên, nhiệt độ trung bình trong ngày dao động từ 10 đến 15 độ. Vào sáng sớm, Sapa vẫn xuất hiện nhiều sương mù dày đặc nhưng khi có nắng xuất hiện, trời quang đãng và trong hơn. Nhìn chung, Sapa dịp Tết tuy ấm hơn mùa đông nhưng còn khá lạnh. Điều này do Sapa nằm trên độ cao hơn 1500m so với mực nước biển đồng thời là một trong những nơi đầu tiên đón luồng không khí lạnh từ phương Bắc tràn về.
Dịp Tết là thời điểm tiết trời Sapa bắt đầu chuyển giao giữa mùa đông lạnh lẽo, khắc nghiệt và mùa xuân ấm áp, tươi đẹp
Với thời tiết và khí hậu như thế, theo sổ tay khi du lịch Sapa vào dịp Tết, du khách nên chuẩn bị đầy đủ các trang phục giữ ấm cơ thể như quần áo ấm, giày, mũ len, khăn choàng, vớ… Trang phục sẽ giúp du khách tránh cảm giác quá lạnh hay sốc nhiệt khi lên Sapa, hạn chế cái lạnh Sapa làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chuyến du lịch của du khách.
Sapa vào dịp Tết có gì độc đáo và hấp dẫn?
- Lễ hội đặc sắc
Nói đến dịp Tết ở Sapa, người ta thường liên tưởng ngay đến những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc ít người. Khoảng thời gian trong Tết và sau Tết, Sapa có rất nhiều lễ hội truyền thống, độc đáo như:
Lễ Xuống Đồng mùa xuân của dân tộc Tày và Dao: Theo sổ tay du lịch Sapa, lễ hội tổ chức vào mùng 8 Tết (âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội nhằm đánh dấu một mùa lúa mới, một sự bắt đầu mới trong năm. Đồng thời cũng là dịp cầu mong các vị thần Đất, thần Nước ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Phần lễ gồm có nghi thức lễ cúng rước Đất, rước Nước, cày đồng… Phần hội gồm các tiết mục trình diễn ca múa văn nghệ cùng nhiều trò chơi dân gian của dân tộc Tày và Dao. Hòa trong tiếng kèn, tiếng trống vang dội khắp đất trời, từng điệu múa cứ nhịp nhàng, dập dìu, hấp dẫn các du khách phương xa không thể rời bước.
Lễ Tết Nhảy của dân tộc Dao (Tả Van): Đây là một trong các lễ hội đầu xuân độc đáo và có bước chuẩn bị cầu kỳ, công phu nhất tại Sapa. Lễ Tết nhảy thường tổ chức vào mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch. Theo sổ tay đi du lịch Sapa vào dịp Tết, điểm nhấn của lễ Tết nhảy là 14 điệu nhảy truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao, mô tả lại những sự tích, truyền thuyết cũng như ca ngợi công lao của tổ tiên, cha ông…
Tìm hiểu thêm: Một ngày về thăm đền Mẫu Sơn ở Sapa
Lễ Tết Nhảy của dân tộc Dao ở Tả Van
Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông: Tổ chức vào ngày mùng 1 Tết, lễ hội Gấu Tào là một lễ hội nhằm cầu an, cầu mệnh, cầu phúc truyền thống của người Mông tại Sapa. Trước đây, lễ hội chỉ tổ chức theo quy mô gia đình nhưng hiện nay, lễ Gầu Tào đã được mở rộng quy mô tổ chức theo bản làng.
Lễ hội Quét Làng của dân tộc Xá Phó: Tuy không tổ chức ngay dịp Tết như những lễ hội trên nhưng lễ Quét Làng vẫn được xếp vào nhóm lễ hội đặc sắc vào mùa xuân ở Sapa. Theo sổ tay du lịch Sapa sau Tết, lễ Quét Làng thường tổ chức vào tháng 2 (âm lịch), nhằm cầu mong một năm bình yên, hoa màu tốt tươi, gia súc khoẻ mạnh, mọi người ấm no…
- Thắng cảnh tuyệt mỹ
Mùa xuân, dịp Tết là thời điểm Sapa đẹp nhất. Đây là lúc Sapa tràn đầy nhựa sống, rực rỡ và “quyến rũ” nhất. Du lịch Sapa vào dịp Tết, du khách có thể tham quan, khám phá rất nhiều thắng cảnh tuyệt mỹ như:
Bản Tả Phìn: Đây là một bản làng của người Dao Đỏ. Theo sổ tay du lịch Sapa vào dịp Tết, Tả Phìn vào mùa xuân, du khách sẽ được khám phá nhiều nét văn hoá đặc sắc cùng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ. Đặc biệt hơn, du khách còn được chiêm ngưỡng những tầng ruộng bậc thang kỳ vĩ đang chờ mùa gặt, hang động Tả Phìn với nhiều nhũ đá đầy ma mị…
Bản Cát Cát: Du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào hồng hay hoa mận trắng Sapa? Bản Cát Cát sẽ là điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua. Vào dịp Tết, trên những cung đường tại Cát Cát tràn ngập hoa đào và hoa mận nở rộ, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và nên thơ.
>>>>>Xem thêm: Vãn cảnh chùa Hương mùa hoa Súng
Bản Cát Cát vào mùa xuân
Bên cạnh những điểm trên, du lịch Sapa vào dịp Tết, du khách còn có thể tham quan Thung Lũng Mường Hoa, Bản Tả Van, Bản Sín Chải, Hang Tiên… Để biết thêm thông tin chi tiết về các điểm du lịch này, du khách có thể xem thêm bài viết “Những điều cần biết khi đi du lịch Sapa”.
Trên đây là tổng hợp sổ tay khi đi du lịch Sapa vào dịp Tết. Hi vọng bài viết sẽ có thể cung cấp nhiều thông tin giúp du khách có được một chuyến du lịch Sapa dịp Tết thật vui và đáng nhớ.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp