Sapa ngày càng thu hút khách du lịch không chỉ nhờ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc của các các dân tộc thiểu số và ẩm thực độc đáo. Sổ tay khi đi du lịch Sapa theo tháng dưới đây sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn những nét đẹp đặc trưng của điểm du lịch nổi tiếng này qua từng thời điểm cụ thể trong năm.
Bạn đang đọc: Sổ tay khi đi du lịch Sapa theo tháng
Sổ tay khi đi du lịch Sapa từ tháng 1 – 3
Vào khoảng thời gian từ tháng 1 – 3, khí hậu ở Sapa hơi se lạnh với nhiệt độ từ 10 – 20 độ C, ban ngày có nắng nhẹ và thỉnh thoảng có vài cơn gió thổi qua, còn ban đêm lại rét buốt. Đây còn là thời điểm đồng bào dân tộc đang cấy lúa trên các thửa ruộng thang và hàng ngàn, hàng triệu bông hoa đua nhau khoe sắc như hoa mận, hoa đào, địa lan, phong lan… tạo nên khung cảnh rất thơ mộng. Ngoài ra, du lịch Sapa vào thời điểm này, du khách nên ngồi cáp treo lên đỉnh núi Fansipan có độ cao 3.143m để ngắm nhìn toàn cảnh Sapa và dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ hoặc đến núi Hàm Rồng khám phá nhiều phong cảnh đẹp như sân mây, vườn lan, cổng trời, bản Tả Phìn, thung lũng Mường Hoa và trạm vi ba.
Sapa mùa xuân ngập tràn sắc hồng rực rỡ của những cánh đào hoa rừng.
Đặc biệt, theo sổ tay du lịch Sapa dịp Tết, khoảng thời gian này có rất nhiều lễ hội truyền thống đầu năm đặc sắc như hội Roóng Poọc của người Giáy được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch tại thung lũng Mường Hoa; hội Gầu Tào của người Mông vào ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm để cầu mệnh, cầu phúc; lễ Tết nhảy vào mùng 1, mùng 2 Tết của người Dao ở Tả Van; lễ xuống đồng tại xã Bản Hồ vào mùng 8 Tết… Bên cạnh đó, du khách đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản Sapa như thắng cố, thịt trâu gác bếp, lẩu cá hồi, cơm lam…
Sổ tay khi đi du lịch Sapa từ tháng 4 – 6
Thời tiết Sapa từ tháng 4 – 6 mát mẻ, trong lành với buổi sáng nhiều mây, ban đêm khô nên rất thích hợp để du khách thực hiện chuyến tham quan và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Sổ tay du lịch Sapa theo tháng cho thấy, đến đây vào thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài trên các thửa ruộng bậc thang và chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của rừng mận cổ. Ngoài ra, du khách có thể đến ngắm cảnh đẹp ở bản Cát Cát, bản Tả Phìn, thung lũng Mường Hoa; đồng thời còn được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà sàn độc đáo của người dân tộc, uống rượu táo mèo và thuê trang phục truyền thống để chụp ảnh.
Những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài trên các thửa ruộng bậc thang ở Sapa.
Đặc biệt, tại bản Tả Phìn còn nổi tiếng với nghề thổ cẩm và dịch vụ tắm lá thuốc có tác dụng chữa đau lưng, chống mỏi mệt. Du khách có thể tắm lá thuốc của người Dao ngay trong nhà của họ, sau đó sẽ được thưởng thức những bát rượu ủ bằng lá men rừng, nhấm nháp xôi nếp nương dẻo ngọt, thịt trâu gác bếp thơm lừng và nghe những câu chuyện thú vị bên bếp lửa. Bên cạnh đó, trong sổ tay du lịch Sapa còn có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác để du khách thỏa sức khám phá như bản Lao Chải, thác Bạc, Cổng trời, thung lũng Hoa Hồng…
Sổ tay khi đi du lịch Sapa từ tháng 7 – 9
Còn thời gian từ tháng 7 – 9, ở Sapa trời mưa khá nhiều nên khí hậu mát mẻ, trời hanh khô và có thể xuất hiện cầu vồng tuyệt đẹp. Vào thời gian này, du khách sẽ được ngắm những thửa ruộng bậc thang vàng óng, tham gia vào lễ hội mừng cơm mới tại các bản làng, thưởng thức chén rượu ngô ấm áp bên nồi thắng cố thơm nồng và ngâm mình trong bồn gỗ Pơ mu với nhiều loại lá thuốc của núi rừng Sapa. Nếu là người yêu thích khám phá, mạo hiểm thì du khách có thể đến đèo Ô Quy Hồ nằm trên quốc lộ 4D là đèo dài nhất miền núi phía Bắc để ngắm cảnh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và những con đường uốn lượn nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Đèo Ô Quy Hồ là một địa danh được nhắc đến nhiều trong các sổ tay du lịch Sapa theo tháng.
Tìm hiểu thêm: Sổ tay khi đi du lịch phượt Hạ Long sau Tết
Trong tiết trời tháng 9 se lạnh, thưởng thức thịt nướng là trải nghiệm tuyệt vời ở Sapa.
Ngoài ra, du khách đừng quên ghé thăm thác Bạc và thác Tình Yêu nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ để chiêm ngưỡng những dòng thác tung bọt trắng xóa, tận hưởng hơi nước mát lạnh và tìm hiểu câu chuyện truyền thuyết về tình yêu của nàng tiên nữ thứ bảy với chàng tiều phu. Bên cạnh đó, sổ tay đi du lịch Sapa theo tháng cũng khuyên du khách không nên bỏ lỡ những món đặc sản thơm ngon và hấp dẫn như thắng cố ở quán A Quỳnh số 15 Thạch Sơn; nhà hàng Red Dao tại 4B thác Bạc với món cơm lam, thịt heo rừng cắp nách, cá hồi, cá sông, thịt trâu gác bếp…
Sổ tay khi đi du lịch Sapa từ tháng 10 – 12
Vào tháng 10 và tháng 11, mùa đông đã về nên thời tiết Sapa bắt đầu trở lên se lạnh hơn nhưng không buốt giá. Đặc biệt, đến Sapa vào khoảng thời gian này, du khách nên đến bản Lao Chải, bản Tả Phìn, Tả Van để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang chín vàng, bao phủ khắp đồi núi. Còn đến tháng 12, khí hậu rất lạnh, nhất là về đêm nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 0 – 2 độ C; vì vậy du khách cần trang bị đầy đủ quần áo ấm, khăn quàng cổ, mũ len. Tuy nhiên, đi du lịch vào những tháng cuối năm như này, du khách sẽ được ngắm sương mù trên thung lũng vào sáng sớm và chứng kiến tận mắt tuyết rơi trắng xóa vô cùng lãng mạn.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch Phượt Hà Nội
Tuyết rơi trắng xóa ở Sapa vào những ngày cuối năm.
Ngoài ra, du khách có thể dạo quanh thị trấn Sapa ngắm hoa đào nở rộ, chiêm ngưỡng những biệt thự theo kiểu phương Tây ngay trung tâm và đến tham quan nhà thờ đá Sapa mang kiến trúc cổ kính, tráng lệ. Bên cạnh ngắm cảnh sắc thiên nhiên, du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều món nướng thơm phức trong tiết trời se lạnh như trứng nướng, xiên thịt nướng, bò cuốn cải mèo, ngô, khoai, lòng, cá hồi… Đặc biệt, du khách có thể ghé thăm chợ Sapa mua các sản phẩm thủ công hoặc đặc sản quả táo mèo, mứt táo mèo, rượu táo mèo thơm ngon về làm quà cho bạn bè, người thân.
Với những chia sẻ được trình bày chi tiết trong sổ tay khi du lịch Sapa theo tháng ở trên, hy vọng du khách sẽ lựa chọn cho mình được khoảng thời gian tham quan thích hợp để tham gia chuyến đikhám phá mảnh đất vùng cao xinh đẹp đầy thú vị và mới mẻ này.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp