Mùng 4 Tết chính là ngày thứ 4 của năm mới trong Tết Nguyên đán. Ngày này được tính theo lịch Dương. Với nhiều người, mùng 4 Tết là đã hết Tết nhưng với nhiều người khác, mùng 4 Tết vẫn còn là ngày quan trọng của Tết. Do đó, câu hỏi mùng 4 Tết có tốt không được rất nhiều người đặt ra. Dưới đây là một vài gợi ý trả lời của Kinhnghiem24h.edu.vn muốn chia sẻ với du khách.
Bạn đang đọc: Mùng 4 Tết có tốt không?
1. Mùng 4 Tết có tốt không?
Mùng 4 Tết năm nay rơi vào ngày 28/1 Dương lịch, tức thứ 3. Đây là ngày Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, thuộc năm Canh Tý. Theo lịch vạn niên, mùng 4 Tết 2020 là ngày Bạch Hổ Hắc Đạo. Các giờ hoàng đạo của ngày mùng 4 Tết 2020 là: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h) và Dậu (17h-19h). Giờ hắc đạo của ngày này là Dần (3h-5h), Thìn (7h-9h) , Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Cũng theo lịch vạn niên, ngày mùng 4 Tết năm nay thích hợp để xuất hành, họp mặt, đính hôn, cưới hỏi, động thổ, cúng tế, cầu phúc… nhưng lại không thích hợp để chữa bệnh hay đổ mái. Hướng xuất hành tốt vào ngày mùng 4 là hướng Tây Nam – đón Tài thần, hướng Tây Bắc – đón Hỷ thần, hướng Nam – đón Hạc thần.
Mùng 4 Tết 2020 rơi vào ngày 28/1
Quan điểm ngày tốt và ngày xấu của người Việt không hoàn toàn thống nhất mà có nhiều cách tính và cách hiểu khác nhau. Tùy theo tín ngưỡng tâm linh của mỗi người, mỗi gia đình mà cách tính ngày tốt xấu lại một khác. Do đó, khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mùng 4 Tết có tốt không bởi mỗi tín ngưỡng tâm linh lại có một câu trả lời riêng.
Điều này xảy ra là bởi Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Với số dân tới hơn 97 triệu người, chia làm 54 dân tộc, người Việt có nhiều tôn giáo cùng tồn tại song hành. Đông nhất là Phật giáo rồi tới Công giáo, sau đó là tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên và nhiều đạo giáo khác. Khá nhiều nghi thức của Tết Nguyên đán bắt nguồn từ tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên của người Việt.
2. Một số việc nên làm vào ngày mùng 4 Tết
Một số gia đình làm lễ cúng tiễn tổ tiên và hóa vàng từ ngày mùng 3, kết thúc Tết ở đó. Tuy nhiên, với đa số người Việt, mùng 4 vẫn là Tết. Do đó vào ngày này, những tập tục kiêng kị hay các phong tục của Tết Nguyên đán vẫn còn được giữ. Dưới đây là một số việc du khách có thể làm vào ngày mùng 4 Tết:
– Xuất hành: Theo phong tục đón Tết Nguyên đán của người Việt, xuất hành là việc quan trọng cần làm dịp đầu năm. Nghĩa là du khách đi ra khỏi nhà để tìm những điều tốt lành, mới mẻ cho mình và cho gia đình. Xuất hành có thể là để đi chùa, đi nhà thờ, đi hái lộc hoặc đi bất cứ đâu để làm điều du khách muốn.
Du khách có thể đi xuất hành vào mùng 4 Tết
Xuất hành vào giờ và hướng tốt thì người đi sẽ gặp thuận lợi và may mắn, trong công việc sẽ được suôn sẻ, trong tình duyên sẽ được như ý. Vì thế, rất nhiều người chú trọng việc xem giờ và hướng xuất hành. Theo lịch vạn niên, ngày mùng 4 Tết rất thích hợp để xuất hành. Tuy nhiên, đi vào giờ nào của ngày mùng 4 và đi theo hướng nào là tùy vào lựa chọn của mỗi người.
– Mua muối: Dân gian Việt Nam có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về tập tục mua muối vào dịp năm mới của người Việt. Theo đó, người Việt xưa thường có thói quen vào những ngày đầu tiên của năm mới sẽ mua một ít muối. Lý do là vì muối rất mặn nên có thể xua đuổi tà ma, chống ô uế và đem lại may mắn cho gia chủ.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ công viên Thủ Lệ nằm ở đâu?
Nhiều người mua muối dịp đầu năm để mong cả năm được may mắn, đậm đà
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng việc mua muối đầu năm là bày tỏ mong muốn trong cả năm, gia đình sẽ được thuận hòa, tình cảm gia đình đậm đà như muối, công việc làm ăn tấn tới, các mối quan hệ trong làm ăn cũng mặn mà như muối. Vì thế, vào ngày mùng 4 Tết, du khách có thể đi mua muối.
– Đi chúc Tết: Chúc Tết lẫn nhau giữa gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp là một trong những tục lệ đẹp ngày Tết của người Việt. Thông thường, mùng 1 và mùng 2 Tết là dành để mọi người đi chúc Tết ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Mùng 3 Tết dành để đi chúc Tết thầy cô, những người đã chỉ dẫn cho mình trong đường học thức.
Mùng 4 Tết là ngày để mọi người có thể thoải mái đi chúc Tết lẫn nhau. Khi đi chúc Tết, mọi người sẽ mang đến cho nhau những lời chúc tốt lành đầu năm mới và đây cũng là dịp để hội ngộ bạn bè hoặc người thân. Những lời chúc Tết phổ biến của người Việt dịp năm mới là: Vạn sự như ý, Tống cựu nghênh tân, Vạn sự cát tường, Gia đình hạnh phúc, Tấn tài tấn lộc, An khang thịnh vượng…
Với những người đã gặp xui xẻo trong năm cũ, những người đến chúc Tết thường an ủi bằng câu “Của đi thay người”. Những người có tang gia thường hạn chế đi chúc Tết nhà người khác mà chỉ đợi mọi người đến chúc Tết để tránh mang chuyện buồn đến nhà khác dịp đầu năm.
– Đi chùa, đi nhà thờ: Đối với người Việt, đời sống tâm linh rất quan trọng. Vì thế, tùy theo tôn giáo của mỗi người mà vào mùng 4 Tết, mỗi người có thể đi chùa, đi nhà thờ hoặc đến các địa điểm tâm linh để thực hiện nghi lễ đầu năm mới theo tín ngưỡng của mình. Việc đi đến các địa điểm tâm linh này là để bày tỏ lòng thành kính đối với Đấng Tối Cao và mong ước năm mới mình và gia đình mình sẽ được ban nhiều phúc lành.
– Mặc những bộ đồ đẹp và có màu sắc tươi sáng: Theo quan điểm của người Việt, Tết Nguyên đán là dịp lễ của niềm vui, hạnh phúc sum vầy và ấm cúng. Tết Nguyên đán cũng là sự kiện đánh dấu việc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, do đó mọi người thường mặc những bộ đồ đẹp, có màu sắc tươi sáng để thể hiện niềm vui và bày tỏ mong ước có một năm mới tốt đẹp.
>>>>>Xem thêm: Thông tin bãi biển Nam Du nằm ở đâu?
Năm mới là dịp để mặc đồ đẹp đi chơi Tết
Mùng 4 Tết vẫn thuộc về những ngày đầu tiên của năm mới. Vì thế, việc mặc đồ đẹp, sáng sủa sẽ giúp du khách trở nên mới mẻ và may mắn hơn dịp đầu năm. Những màu sắc thường được mọi người lựa chọn để mặc dịp Tết là màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam… Một số màu ít được lựa chọn để mặc là màu tím, màu đen, một vài vùng còn kị màu trắng.
– Nói lời hay ý đẹp: Tết Nguyên đán là dịp mọi người gặp gỡ nhau trong vui vẻ và niềm hi vọng vào tương lai. Do đó, người đi chúc Tết hay chủ nhà đều chú ý để nói những lời hay ý đẹp. Bởi vậy, du khách có thể lưu ý lời ăn tiếng nói của mình, tránh cách nói chuyện quá bỗ bã hoặc thô tục và nên nói những điều nhẹ nhàng, vui vẻ để cả năm được thuận hòa, yên vui.
Việc chú ý nói lời hay ý đẹp thường được bắt đầu thực hiện từ sau thời khắc giao thừa và kéo dài cho tới hết mùng 7 hoặc mùng 10 Tết. Một số từ ngữ bị kiêng kị dịp Tết là các từ liên quan đến chết chóc, xui xẻo, tai nạn… Những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư hoặc soi mói cũng không được khuyến khích vào dịp Tết.
Như vậy, với bài viết trên đây, Kinhnghiem24h.edu.vn đã chia sẻ với du khách về ngày mùng 4 Tết tốt hay không, nên làm gì vào ngày này cho phù hợp. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với du khách trong dịp Tết Nguyên đán. Kinhnghiem24h.edu.vn chúc du khách cùng gia đình có một cái Tết thật ấm áp, hạnh phúc và tràn đầy may mắn.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp