Mùng 1 Tết có được gội đầu không? “Bật mí” kinh nghiệm sống hay

Tết Nguyên Đán là dịp lễ kéo dài từ 7 – 15 ngày tùy theo quan niệm của từng vùng trên Việt Nam. Tuy nhiên, dù là bao nhiêu ngày thì 3 ngày đầu tiên của năm mới gồm mùng 1, mùng 2 và mùng 3 âm lịch vẫn là rất quan trọng. Vậy thì du khách đã biết những điều thú vị xoay quanh ngày mùng 1 Tết chưa? Mùng 1 Tết có được gội đầu không? Mời du khách đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Mùng 1 Tết có được gội đầu không? “Bật mí” kinh nghiệm sống hay

-> Nên xem: Tết Nguyên Đán bắn pháo hoa ở đâu?

1. Ý nghĩa của mùng 1 Tết

Tết Nguyên đán là truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam. Dịp lễ này được tổ chức để người dân tạ ơn Trời Đất đã ban cho mình một năm mưa thuận gió hòa đồng thời bày tỏ mong muốn giao hòa với thiên nhiên vạn vật. Tết Nguyên đán cũng là cơ hội để những người đi xa quê hương về nhà ăn Tết, sum họp cùng gia đình, thăm hỏi bạn bè, họ hàng và những người yêu thương.

3 ngày đầu tiên của năm mới – mùng 1, mùng 2 và mùng 3 – có những ý nghĩa riêng trong dịp Tết Nguyên đán. Dân gian Việt Nam có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Và người Việt thường đón 3 ngày đầu năm theo cách như thế. Nghĩa là ngày mùng 1, các thành viên trong gia đình người Việt sẽ tập trung lại để cùng đến cúng bái gia tiên và chúc Tết cho nhà nội.

Mùng 1 Tết có được gội đầu không? "Bật mí" kinh nghiệm sống hay
Mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm mới tính theo âm lịch

Ngày mùng 2 cũng như vậy nhưng là bên nhà ngoại. Như vậy, ngày mùng 1 Tết và mùng 2 là dành cho chữ Hiếu, bày tỏ lòng hiếu đạo, hiếu thảo với tổ tiên và ông bà, cha mẹ. Ngày mùng 3 Tết lại dành để Tết thầy, tức là đi chúc Tết những thầy cô giáo đã hướng dẫn, chia sẻ kiến thức với mình.

Qua đó có thể thấy, 3 ngày đầu tiên của năm mới rất quan trọng trong tâm linh và nghi lễ của người Việt. Dân gian có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”. Có nghĩa là trong 3 ngày đầu năm này, mọi việc được thuận lợi, hanh thông thì cả năm mới xuôi chèo mát mái, suôn sẻ tốt lành. Do đó, hầu hết mọi người đều giữ lễ 3 ngày đầu tiên của năm mới, nhất là ngày mùng 1 khá kĩ.

Mà trong 3 mùng thì mùng 1 được xem là cần giữ kĩ lưỡng nhất. Bởi đây là ngày đầu tiên của năm mới. Ngày đầu tiên mà trôi chảy thì cả năm được tốt. Ngày đầu tiên mà trục trặc, rắc rối thì tâm lý của gia chủ sẽ bất an và lo lắng. Vì thế, có rất nhiều điều kiêng kị cũng được đặt ra vào ngày mùng 1 Tết để tránh những điều không may.

2. Mùng 1 Tết có được gội đầu không?

Cộng đồng người Việt có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi sắc dân lại có những phong tục tập quán riêng. Có nhiều sắc dân cùng kiêng gội đầu ngày mùng 1 Tết. Nhiều lý giải được đưa ra cho tập tục này, chẳng hạn:

– Không gội đầu, tắm rửa trong ngày 1 Tết để tránh hao mòn thần tướng, rửa trôi mất kiến thức, may mắn và tài năng của năm cũ. Như vậy người đó trong năm mới sẽ phải tích lũy những điều trên lại từ đầu nên sẽ rất vất vả và khó nhọc.

Mùng 1 Tết có được gội đầu không? "Bật mí" kinh nghiệm sống hay
Tục lệ xưa của người Việt là kiêng gội đầu ngày 1 Tết

Không tắm gội hay giặt giũ trong ngày mùng 1 Tết vì nước được xem là một phần của phúc lộc và thịnh vượng. Việc tắm giặt, gội đầu sẽ làm tốn nước, khiến phước lành và sự phát triển bị hao tổn không ít. Dân gian có câu “Tiền vào như nước”, vì thế, cùng với việc gội đầu, ngay cả việc cho người khác nước vào ngày 1 Tết cũng được kiêng kị.

Tuy nhiên, đây là tập tục đã khá lâu đời và ngày nay không còn phổ biến như trước kia nữa. Nhiều gia đình vẫn giữ tập tục không gội đầu trong ngày mùng 1 Tết. Nhưng nhiều gia đình khác đã thoáng hơn, vẫn tắm gội bình thường. Nhất là ở những vùng có khí hậu nóng như miền Nam thì việc tắm gội lại càng cần thiết hơn để giữ cho cơ thể được sạch sẽ, thơm tho ngày Tết.

-> Xem thêm: Tết Nguyên Đán đi du lịch ở đâu là đẹp?

3. Một số điều kiêng kị khác trong ngày mùng 1 Tết

Ngoài việc không gội đầu, người Việt còn một số điều kiêng kị vào ngày mùng 1 Tết khá thú vị như:

Kiêng quét nhà và đổ rác: Quan điểm dân gian cho rằng nếu gia chủ quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì không chỉ rác rưởi mà ngay cả tiền tài, tốt lành cũng ra đi. Vì thế, người Việt kiêng quét nhà và đổ rác trong những ngày đầu tiên của năm mới. Đa phần rác trong nhà sẽ được dồn vào một đống và đợi đến ngày 4 mới đi đổ.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch Nha Trang tự túc theo tháng

Mùng 1 Tết có được gội đầu không? "Bật mí" kinh nghiệm sống hay
Quan điểm dân gian của người Việt kiêng quét nhà và đổ rác ngày mùng 1

Kiêng đánh thức người khác: Vào ngày mùng 1 Tết, khi đi chúc Tết một gia đình mà thấy gia chủ vẫn đang ngủ, người chúc thường không đánh thức gia chủ mà sẽ đến chúc vào một lúc khác. Ngay cả trong gia đình, mọi người cũng không đánh thức nhau để tránh cả năm người đó sẽ luôn bị thúc ép, giục giã trong công việc.

Kiêng vay mượn, trả nợ: Rất nhiều người Việt kiêng kị vay mượn và trả nợ ngày mùng 1 Tết. Lý do là vì nếu cho hoặc cho vay tiền bạc trong ngày mùng 1 thì chẳng khác gì dâng tài lộc của mình vào tay người khác. Còn nếu đi vay mượn trong ngày 1 Tết thì cả năm đó sẽ bị túng thiếu, nợ nần.

Kiêng làm vỡ các đồ vật: Tâm lý của người Việt rất sợ đổ vỡ, hỏng hóc đồ vật vào ngày đầu năm mới. Do đó, vào dịp đầu năm, những người lớn tuổi thường hay dặn dò những người nhỏ tuổi phải cẩn thận, không để rơi vỡ chén bát hay đồ dùng trong nhà. Điều kiêng kị này mang hàm ý tránh sự đứt gãy, chia lìa các mối quan hệ hoặc sự tan vỡ các công việc làm ăn.

Mùng 1 Tết có được gội đầu không? "Bật mí" kinh nghiệm sống hay
Ngày mùng 1 cũng kiêng kị làm vỡ đồ

Kiêng tranh cãi và nói những điều xui: Cũng giống như những điều kiêng kị khác, người Việt kiêng tranh cãi và nói những điều xui xẻo vào ngày mùng 1 Tết. Lý do là vì người Việt cho rằng những điều được nói ra vào ngày mùng 1 sẽ ảnh hưởng tới cả năm. Bởi vậy, vào ngày mùng 1 Tết, mọi người đều sẽ rất chú ý lời ăn tiếng nói, tránh “nói gở” hoặc vô tình nói ra những điều không tốt.

Những câu nói phổ biến trong năm như “Chết rồi”, “Tiêu rồi” hoặc những từ có tính nặng nề, công kích đều trở thành kiêng kị ngày mùng 1. Mọi người sẽ cố gắng nói những câu và từ ngữ nhẹ nhàng, dễ chịu với nhau, hàm ý mong muốn cả năm mới của mình sẽ được dễ chịu, êm đềm như vậy.

Kiêng ăn những món xui: Những món ăn như thịt chó, thịt mèo, cá mè, thịt vịt, tôm… không được khuyến khích vào ngày mùng 1 Tết. Bởi vì nhiều người cho rằng những món ăn này sẽ đem lại xui xẻo cho cả năm (chẳng hạn “tôm” nghĩa là “giật lùi”, “chó” nghĩa là “đen như mõm chó”,…). Do đó, vào năm mới người ta hay ăn các món tượng trưng cho sự may mắn như xôi gấc, chả lụa, canh khổ qua nhồi thịt…

Mùng 1 Tết có được gội đầu không? "Bật mí" kinh nghiệm sống hay

>>>>>Xem thêm: “Điểm danh” Top 10 khách sạn đẹp, nhất định ghé tại Vĩnh Long


Một số món ăn bị kiêng kị ngày 1 Tết như thịt vịt, thịt chó, trứng vịt lộn, mực…

Kiêng trượt chân, vấp ngã: Vào ngày mùng 1 Tết, người lớn thường dặn người nhỏ phải đi đứng cẩn thận và ngay cả người lớn cũng rất chú ý việc đi đứng của mình. Bình thường đã không ai muốn trượt chân, vấp ngã và vào ngày 1 Tết, việc này trở thành kiêng kị. Bởi nếu bị trượt chân, vấp ngã vào ngày đầu năm, cả năm người đó sẽ luôn bị xui xẻo, trục trặc thậm chí phá sản, gãy đổ trong công việc hoặc trong cuộc sống.

Như vậy qua bài viết trên, Kinhnghiem24h.edu.vn đã chia sẻ với du khách vấn đề mùng 1 Tết có được gội đầu không và một số điều kiêng kị khác vào ngày 1 Tết. Trên thực tế, người Việt còn rất nhiều điều kiêng kị khác vào ngày 1 Tết nói riêng và dịp Tết Nguyên đán nói chung. Để biết nhiều hơn về các phong tục tập quán đặc sắc của người Việt, mời du khách đọc các bài viết khác của Kinhnghiem24h.edu.vn về chủ đề này nhé.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *