Việt Nam là vùng đất có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng. Mỗi vùng miền đều có nét văn hóa riêng, đặc trưng làm hấp dẫn du khách. Văn hóa tín ngưỡng là một trong những nét văn hóa làm nên sự phong phú cho nền văn hóa dân tộc, thể hiện qua các lễ hội được tổ chức trong vùng. Và trong bài viết hôm nay chúng tôi muốn nói đến vùng đất An Giang, một vùng đất với những lễ hội vô cùng độc đáo và đặc sắc trong đó có lễ hội Bà Chúa Xứ.
Bạn đang đọc: Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Tín ngưỡng tâm linh độc đáo ở vùng đất Châu Đốc An Giang
-> Xem thêm: Lễ hội Kỳ Yên ở Miền Tây
Du khách nào đi du lịch An Giang chắc cũng nghe nói về lễ hội Bà Chúa Xứ ở Núi Sam Châu Đốc. Vậy du khách đã từng tham dự lễ hội này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu sơ qua bài viết hôm nay “Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo ở vùng Châu Đốc”.
1. Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm du lịch tâm linh của vùng đất An Giang
Về tượng Bà Chúa Xứ
Hầu hết những câu chuyện về Bà Chúa Xứ đều là những câu chuyện truyền thuyết ly kỳ, đầy tâm linh và huyền bí. Kể về tượng Bà Chúa Xứ cũng vậy. Người ta kể rằng ngày xưa không ai biết ở đâu ra một pho tượng đá lớn ngự trên lưng chừng núi Sam. Nhiều người cho rằng tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Sau đó người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền như người sống thật. Và từ đó người ta gọi đây là tượng Bà Chúa Xứ.
Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở An Giang
VF05:Tour Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO – BẾN TRE) | Cồn Lân – Vườn Trái Cây – Chèo Xuồng Ba Lá – Đi Xe Ngựa/Xe Lam – Chùa Vĩnh Tràng
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Chèo xuồng ba lá – Đi xe ngựa/xe lam – Vườn Trái Cây – Chùa Vĩnh Tràng
Giá Từ
Xem Tour
Về miếu Bà Chúa Xứ
Nhắc đến vùng đất Châu Đốc – An Giang hẳn những du khách chuộng loại hình du lịch tâm linh sẽ nghĩ ngay đến miếu Bà Chúa Xứ. Miếu Bà Chúa Xứ với những câu chuyện huyền thoại tâm linh được thêu dệt, truyền miệng từ đời này sang đời khác đã trở thành điểm đến không thể thiếu của những du khách mỗi khi đến An Giang. Khu vực có miếu bà là Núi Sam – Châu Đốc trở thành Trung tâm văn hóa tín ngưỡng của vùng đất An Giang nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch tâm linh thu hút hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiêm bái mỗi năm. Khi tìm hiểu về “nguồn gốc” của miếu Bà, những câu hỏi như “Bà Chúa Xứ là ai?”, “Từ khi nào có miếu Bà Chúa Xứ?”… thì cho đến nay, mọi thứ còn nằm dưới “bức rèm” của những câu chuyện tâm linh, huyền bí. Chưa có một tài liệu cụ thể rõ ràng nào trả lời cho những câu hỏi này.
Gọi là miếu nhưng đây là một quần thể công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ và hoành tráng. Đây là một công trình đồ sộ và hoành tráng, được xây dựng theo khối tháp hình hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu, ngói màu xanh, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng. Trong khu vực chánh điện, Tượng Bà được đặt chính giữa mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh và đầu đội mão màu sắc sặc sỡ. Gương mặt bà như đang trầm tư, nghĩ ngợi điều gì.
Miếu Bà Chúa Xứ thu hút đông đảo khách hành hương vào ban ngày lẫn ban đêm
->Tham khảo: Những lễ hội ở Miền Tây
Nói về miếu Bà Chúa Xứ thì có rất nhiều câu chuyện tâm linh. Và một trong những câu chuyện kể đó là vào những năm từ 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Trong một lần đuổi người dân lên đỉnh núi Sam thì chúng gặp phải tượng bà. Chúng ra sức khiêng tượng Bà xuống núi nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không nhấc lên được.
Một tên trong số đó tức giận làm gãy cánh tay trái của Bà, ngay lập tức bị Bà trừng phạt. Từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, thường xuyên hiển linh và phù hộ cho cuộc sống của người dân được “mưa thuận gió hòa”, mùa màng bội thu, thoát khỏi giặc giã, cướp bóc hay dịch bệnh.
Sau khi thấy Tượng Bà có nhiều linh ứng, người dân trong vùng bảo nhau khiêng tượng bà về thờ cúng nhưng một lần nữa người dân lại khiêng không được. Họ không thể dịch chuyển được tượng bà dù một bước. Lúc đó, một cô gái “lên đồng” bảo rằng bà chỉ di chuyển được khi có 9 người nữ đồng trinh khiêng.
Người dân làm theo và quả nhiên là khiêng tương bà xuống núi một cách dễ dàng. Tuy nhiên khi đến chân núi thì tượng bỗng nhiên nặng trịch và họ không thể đi được nữa. Và người ta nghĩ là bà chọn nơi này là nơi an vị. Vậy là người dân lập miếu thờ cúng tượng bà ngay chỗ đó.
Tượng Bà Chúa Xứ An Giang Tìm hiểu thêm: Du lịch Hội An – Hội quán Quảng Đông
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
2. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo ở vùng Châu Đốc
Sự linh ứng của Bà Chúa Xứ vang xa, một đồn mười, mười đồn trăm…, người trong tỉnh đồn người ngoài tỉnh, người trong nước đồn người ngoài nước và như thế là hằng năm người dân, du khách từ khắp các tỉnh thành, từ nhiều vùng miền trong và ngoài nước tìm đến viếng Bà Chúa Xứ, tham quan miếu bà. Miếu Bà Chúa Xứ trở thành điểm hành hương – tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng của vùng đất An Giang. Mỗi ngày, miếu bà tiếp đón không biết bao nhiêu lượt khách tham quan, cúng viếng, nhất là vào lễ hội vía Bà Chúa Xứ.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm, tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Hội Bà Chúa Xứ diễn ra trong không khí của những nghi thức truyền thống. Phần lễ Vía Bà bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế trong đó, đặc sắc nhất là lễ tắm Bà được thực hiện vào lúc 24h đêm 23 rạng ngày 24.
VF128:Tour Miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Châu Đốc)
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 7h30 sáng)
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Châu Đốc – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Đầu tiên, các vị cao tuổi trong vùng mặc lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà. Sau đó, khoảng 4 – 5 người phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm bà. Nghi thức tắm bà được thực hiện sau bức màn che nhưng có đến hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài hàng rào chánh điện.
Sau khi kết thúc nghi thức, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho những người dân đi lễ hội và người nhận được xem đó như là phần lộc mà bà trao cho để mình được khỏe mạnh, làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Tiếp theo đó, các vị đại diện miếu sẽ thay xiêm y và làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu bao gồm: bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng về miếu Bà Chúa Xứ. Lễ này được thực hiện vào 15h ngày 24 như một cách để tưởng nhớ tới người tiền bối đã có công khai khá vùng đất hoang vu này.
Hình ảnh những người chuẩn bị lễ trong lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
>>>>>Xem thêm: Top 7 đặc sản Kiên Giang “ngon miễn chê” nhất định phải thử qua
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ)
Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
3. Du lịch An Giang viếng miếu Bà Chúa Xứ và tham gia lễ hội Bà Chúa Xứ
Vì những câu chuyện linh thiêng được đồn thổi mà lễ hội vía Bà Chúa Xứ trở thành tâm điểm của công chúng gần xa, những người muốn tìm đến đây để cầu an, cầu phước lành trong cuộc sống, công việc… Nếu ngày thường miếu Bà Chúa Xứ tiếp đón rất nhiều lượt khách tham quan thì vào thời gian diễn ra lễ hội vía Bà, con số này còn tăng lên gấp bội.
Nhiều khách từ các tỉnh thành xa xôi ở Miền Trung, Miền Bắc cũng lặn lội vào Miền Tây tham quan và vía miếu Bà Chúa Xứ. Năm 2001, lễ hội vía Bà chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Điều này càng làm cho lễ hội vía Bà thu hút càng nhiều khách hàng hương, tham quan, chiêm bái.
Khi tham gia lễ hội, du khách sẽ có cơ hội được nghe kể về những truyền thuyết đầy bí ẩn về miếu Bà Chúa Xứ. Những câu chuyện này có người tin là thật, có người còn mơ hồ, có người còn “nửa ngờ nửa tin”. Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là điểm du lịch tâm linh vô cùng đặc sắc và độc đáo mà du khách nên thử đến dù chỉ một lần.
Kinhnghiem24h.edu.vn