Đường Lâm là ngôi làng cổ hơn trăm năm tuổi vô cùng nổi tiếng mang trong mình nét cổ lão với những ngôi nhà mát ngói tường gạch cũ kĩ, những bức tường vây bằng đá tổ ong cùng nhiều di tích lịch sử độc đáo. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, làng cổ Đường Lâm có gì hay mà lại thu hút du khách đến tham quan đông như vậy? Hãy cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Làng cổ Đường Lâm có gì hay?
Làng cổ Đường Lâm có nhiều công trình mang nét đẹp văn hóa du lịch độc đáo
VF40:Tour du lịch Chùa Hương 1 Ngày Khởi Hành Từ Hà Nội
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Chùa Hương
Giá Từ
Xem Tour
1. Đôi nét về làng cổ Đường Lâm
Ở xung quanh thủ đô có nhiều điểm du lịch, trong đó, làng cổ Đường Lâm là địa điểm du lịch đẹp Hà Nội không hề xa lạ với nhiều du khách đến du lịch Hà Nội.
Đây là ngôi làng cổ trên trăm năm tuổi nằm ở thị trấn Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km. Ngôi làng cổ này khá gần thủ đô, lại có nhiều kiến trúc cổ xưa như đình làng, nhà gạch mái ngói cổ, những bức tường tổ ong hay giếng nước sân đình…
Nơi đây còn là mảnh đất đặt đền thờ của 2 vua Đại Việt xưa là Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Những ngôi nhà cổ, đền, chùa ở Đường Lâm có kiến trúc rất đẹp
Bên trong làng, ngoài những công trình kiến trúc, làng còn lưu lại nhiều hiện vật giàu giá trị văn hóa đặc trưng của một ngôi làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nếu xét về giá trị kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật, làng cổ Đường Lâm không hề thua kém những làng gốm cổ Bát Tràng hay phố cổ Hà Nội.
2. Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm cách thủ đô Hà Nội 44km nên du khách tham gia du lịch Hà Nội muốn đến khám phá nét đẹp làng cổ Đường Lâm có rất nhiều phương tiện di chuyển để lựa chọn.
Thường thì ô tô và xe máy sẽ được nhiều du khách và người dân thủ đô lựa chọn nhất. Đơn giản vì đây là 2 phương tiện rất tiện lợi để di chuyển những quãng đường ngắn.
Từ Hà Nội, du khách đi xe hướng về đại lộ Thăng Long, đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải vào đường số 21, tiếp tục di chuyển theo đường này du khách sẽ gặp ngã tư giao với đường 32 thuộc thị xã Sơn Tây.
Đến đây, du khách có thể hỏi đường vô làng Đường Lâm từ người dân địa phương.
Đoạn đường 44km từ Hà Nội đến Đường Lâm thích hợp cho một chuyến phượt xe máy
Rất dễ để nhận biết cổng vào làng Đường Lâm, cổng vào của làng được che ngói nằm nép mình dưới cây đa 300 tuổi với những bức tường đá tổ ong đã bạc màu theo năm tháng.
Nếu đi theo đoàn, du khách có thể chọn đi bằng xe buýt để tiếp kiệm chi phí. Xe buýt từ thủ đô Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm có 3 tuyến để du khách lựa chọn:
Tuyến xe buýt số 70 : từ bến xe Kim Mã đến bến xe Sơn Tây.
Tuyến xe buýt số 71: từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây.
Tuyến xe buýt số 77: từ bến xe Hà Đông đến bến xe Sơn Tây.
Tới bến xe Sơn Tây, du khách có thể đi bộ hoặc lựa chọn đi taxi để vào làng.
3. Khám phá làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm thu hút du khách bởi những kiến trúc đình, đền và những ngôi nhà cổ. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, dưới đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng làm nên tên tuổi của làng cổ Đường Lâm du khách nên đến tham quan.
Đình làng Mông Phụ
Tìm hiểu thêm: Lạ kỳ ngôi chùa lá nổi tiếng ở Long An
Đình làng Mông Phụ là công trình tiêu biểu của kiến trúc Việt – Mường
VF522:Tour Du Lịch Cố Đô Hoa Lư – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Cố Đô Hoa Lư – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Đình làng Mông Phụ là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của làng cổ Đường Lâm. Đình đã có cách đây 380 năm.
Thiết kế của đình mang đậm dấu ấn của kiến trúc Việt – Mường, đình được xây bằng gỗ, bên trong đình còn lưu lại những bức chạm cốn và đầu dư được chạm khắc rất tinh tế. Sàn đình được làm bằng gỗ cách mặt đất vài tấc mô phỏng theo kiến trúc nhà sàn của người dân tộc.
Sân đình có một ngã sáu khổng lồ là nơi quy tụ những con đường trong làng. Chính địa thế tuyệt đẹp và kiến trúc đầy sức mê hoặc mà đình trở thành điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.
* Xem thêm: kinh nghiệm đi Làng Cổ Đường Lâm
Đền thờ Phùng Hưng
Đền Phùng Hưng ở Đường Lâm được xây dựng khá quy mô với nhiều hình chạm tinh xảo
Làng cổ Đường Lâm được mệnh danh là mảnh đất sinh vua bởi đây là nơi ra đời của 2 vị vua nổi tiếng của nước Việt, đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở làng Đường Lâm từ bao giờ không ai biết nhưng trong số những ngôi đền thờ Phùng Hưng thì đền thờ ở làng Đường Lâm là lớn nhất.
Đền mang đậm dấu ấn kiến trúc nhà Nguyễn ( đền được làm lại năm 1889) với những hạng mục tiêu biểu như Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung cùng một số hình chạm khắc rồng tinh xảo trên mái đền, trên cột và cửa vào.
Hậu Cung là nơi đặt tượng thờ Phùng Hưng. Ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, con cháu họ Phùng và du khách thập phương thường kéo về đây để tri ơn công đức của vua.
Đền thờ và lăng Ngô Quyền
>>>>>Xem thêm: Đến Cồn Thới Sơn tham quan du lịch dịp cuối tuần
Lăng Ngô Quyền được đặt tại vị trí đẹp nhất trên đồi Cấm
Ngô Quyền là vị vua thứ 2 sinh ra ở làng Đường Lâm. Lăng Ngô Quyền cách đền Phùng Hưng 500km. Lăng và đền thờ được xây ở một nơi rất đẹp tên là đồi Cấm. Phía trước lăng là một cánh đồng lúa rất đẹp, bên cạnh là đồi Hổ Gầm. Đây được xem là nơi có vị trí đẹp nhất đồi Cấm.
Đền thờ cách lăng 100m. Đền có quy mô khá khiêm tốn được xây bằng gạch và lợp ngói đỏ. Bên trong đền là phòng trưng bày các hiện vật gắn liền với cuộc đời của Ngô Quyền.
Trong cùng là nơi đặt tượng thờ Ngô Quyền. Hàng năm cứ đến 14 tháng 8 âm lịch người dân nơi đây lại mở hội tưởng nhớ công ơn của vua.
Du khách có thể tham khảo thêm về du lịch Hà Nội qua bài “Giới thiệu về Làng Cổ Đường Lâm”.
Làng cổ Đường Lâm còn rất nhiều điều tuyệt vời thú vị đang đợi du khách đến khám phá đấy. Làng cổ Đường Lâm có gì hay? Câu trả lời sẽ có khi du khách đến tham quan ngôi làng giàu truyền thống văn hóa này. Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp du khách có một chuyến tham quan làng cổ thật tuyệt vời.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp