Tết Trung Thu sắp đến, trẻ nhỏ ai cũng nao nức vì sắp được rước đèn Trung thu với nhiều hình dáng lồng đèn đẹp mắt. “Khi nào trẻ em đón Tết Trung thu?”, câu hỏi sẽ được Kinhnghiem24h.edu.vn cung cấp thông tin giải đáp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Khi nào trẻ em đón Tết Trung thu?
1. Khi nào trẻ em đón Tết Trung thu?
Tết Trung thu thường diễn ra vào giữa tháng 8, theo Âm lịch sẽ là ngày 15 tháng 8 hàng năm. Vì thế, cứ đến vào khoảng thời gian này, trẻ em sẽ được đón Tết Trung thu cùng với gia đình và những bạn bè cùng trang lứa với chiếc đèn lồng đẹp mắt trên tay. Tết Trung thu được biết đến là Tết Thiếu nhi, trong thời gian này, trẻ nhỏ sẽ được sum vầy bên gia đình để thưởng thức bánh Trung thu và uống trà cùng ông bà hay rước đèn Trung thu cùng bạn bè hàng xóm.
Trẻ em thường đón Tết Trung thu vào giữa tháng 8, theo Âm lịch sẽ là ngày 15 tháng 8 hàng năm
Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, trăng sẽ tròn, tỏa sáng cả vùng trời và trăng lúc này đây là đẹp nhất. Trời lúc này chuyển giao giữa hạ vào thu, thời tiết có nhiều chuyển đổi, không khí trong lành và mát mẻ hơn, khác xa với sự oi bức, nóng nực những ngày hè. Những người nông dân lúc này đây đã thu hoạch xong mùa vụ, họ đã có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, quây quần bên con cháu và cùng nhau tổ chức lễ hội Trăng rằm theo truyền thống của người Việt Nam.
2. Tết Trung thu năm 2020 diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Tết Trung thu năm 2020 có sự chênh lệch về ngày tháng so với năm 2019, vì 2020 là năm nhuận. Tết Trung thu năm 2019 đã diễn ra vào ngày 13 tháng 9 Dương lịch, rơi vào ngày thứ 6, còn Tết Trung thu năm 2020 năm nay sẽ rơi vào ngày thứ 5 tức ngày 1 tháng 10 Dương lịch.
Tết Trung thu năm 2020 sẽ rơi vào ngày thứ 5 tức ngày 1 tháng 10 Dương lịch
Cũng như thường lệ, vào trước ngày Rằm tháng Tám, mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh Trung thu – một món bánh không thể thiếu vào ngày Tết Trung thu của người Việt Nam. Bánh Trung thu có nhiều loại nhân và được ưa chuộng nhất là nhân đậu xanh hạt sen, nhân khoai môn, nhân dừa sữa và ngon nhất có lẽ là nhân gà quay thập cẩm trứng muối. Trẻ nhỏ chắc chắn đều được bố mẹ chuẩn bị cho những chiếc lồng đèn để đón Tết Trung thu cùng các bạn.
3. Các hoạt động vào ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu ở Việt Nam có nhiều hoạt động vô cùng thú vị, Kinhnghiem24h.edu.vn tin rằng những hoạt động này gắn liền tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Các hoạt động này đã ăn sâu vào tiềm thức của người con đất Việt mà mỗi khi đến ngày Tết Trung thu, các hoạt động này lại tiếp tục diễn ra.
Những chiếc bánh trung thu được làm cầu kỳ, có hình dáng trên mặt bánh là hình những cánh hoa rất đẹp
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, quà biếu Rằm tháng Tám không thể thiếu bánh Trung thu. Bởi đây là bánh đặc trưng của Tết Trung thu mà hầu như ai cũng muốn chia sẻ cho nhau. Những chiếc bánh Trung thu được làm cầu kỳ, có hình dáng trên mặt bánh là hình những cánh hoa sen rất đẹp. Bánh thường được nướng hoặc là bánh dẻo với nhiều loại nhân khác nhau, ngọt mặn đều có, phù hợp với từng khẩu vị của nhiều người.
Tết Trung thu được xem là khoảng thời gian tuyệt vời để gia đình quây quần, sum họp với nhau. Đây không chỉ là khoảnh khắc tuyệt vời để các thành viên cùng nhau thưởng thức bánh, nhâm nhi trà thơm mà còn là thời gian tốt nhất để cả nhà cùng nhau ngắm trăng tròn và trò chuyện tâm tình. Có lẽ chính những khoảnh khắc ấy sẽ giúp các thế hệ, thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn, đem lại cảm xúc thiêng liêng, ấm áp, đoàn viên.
Tìm hiểu thêm: “Bật mí” Top 10 khách sạn Sài Gòn ngày Valentine ngọt ngào
Mâm cỗ chuẩn bị cho đêm Rằm tháng Tám – Tết Trung thu
Khi trăng lên đến đỉnh đầu cũng là lúc nhà nhà cùng nhau phá cỗ. Mâm cỗ Trung thu được chuẩn bị rượu, bánh và nhang thơm để cúng trăng và tế trời đất với mong ước cầu cho cuộc sống tốt lành, thuận lợi, suôn sẻ trong việc làm ăn, mùa màng bội thu và gia đình luôn đoàn viên. Thông thường ở làng quê Việt Nam, ông bà trong nhà sẽ thường cúng viếng và chuẩn bị mâm cỗ rất chu đáo.
Cắt bánh Trung thu cũng được xem là một trong các bước vô cùng quan trọng. Có lẽ bởi nó đã mang ý nghĩa biểu tượng của sự đoàn viên, hòa thuận của các thành viên trong gia đình. Thông thường bánh Trung thu sẽ được cắt thành tung miếng bánh đều đặn, đẹp mắt sao cho đúng với số thành viên trong gia đình bởi miếng bánh càng đều thì gia đình càng hòa thuận, hạnh phúc.
Múa lân cũng là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết theo phong tục của người Việt Nam vào dịp Tết Trung thu
Múa lân cũng là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết theo phong tục của người Việt Nam vào dịp Tết Trung thu. Theo quan niệm dân gian, con lân tượng trưng cho điềm lành, vì thế múa lân vào đêm Trung thu là mong ước mang về điềm lành, mang những may mắn, xua tan những điều không may cho gia đình mình. Thông thường múa lân thường được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15 tháng Tám Âm lịch ở Việt Nam.
4. Trẻ em được gì vào ngày Tết Trung thu?
Trẻ em thường náo nức chờ đợi đến ngày Tết Trung thu bởi đây là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ em được tự do vui chơi và nhận được quà tặng Trung thu từ gia đình và những người thân quen.
Ông bà thường tặng cho những đứa cháu những chiếc lồng đèn handmade từ những cây tre nứa làm thành hình ngôi sao bọc giấy kính đủ màu sắc vào đêm Tết Trung thu
Thông thường, các bạn nhỏ sẽ được tặng những chiếc lồng đèn giấy được bán phổ biến ở ngoài các cửa hàng đồ chơi, hiện đại hơn là những chiếc lồng đèn được sản xuất hoạt động bằng pin với đa dạng kiểu dáng. Không những thế, ông bà thường tặng cho những đứa cháu những chiếc lồng đèn handmade từ những cây tre nứa làm thành hình ngôi sao bọc giấy kính đỏ. Quà tặng cho các bé nhỏ rất đa dạng, gia đình có thể tặng cho các bé những chiếc bánh kẹo, những cái tò he, mặt nạ vui nhộn hình thú hay công chúa…
>>>>>Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch Sapa
Ba mẹ có thể cùng bé tham quan phố đèn lồng vào đêm Tết Trung thu
Để không khí Tết Trung thu trở nên ấm áp và vui nhộn hơn, ba mẹ có thể tổ chức cho các bé các hoạt động: múa, hát các bài hát Tết Trung thu như thằng Cuội, Ông trăng xuống chơi, Đêm Trung thu, Chiếc đèn ông sao, Em đi rước đèn… hay cùng bé đốt nến tạo hình để có được những ông sao lấp lánh đêm trăng rằm hay mặt trăng lấp lánh tròn vành vạch.
Bài viết “Khi nào trẻ em đón Tết Trung thu” được Kinhnghiem24h.edu.vn cung cấp những thông tin trên đây hy vọng sẽ mang lại những kiến thức thật bổ ích cho các bậc phụ huynh. Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ Tết đoàn viên, là khoảng thời gian lý tưởng để họp mặt, đoàn tụ gia đình sau những chuỗi ngày bận rộn vì công việc. Kinhnghiem24h.edu.vn tin rằng với truyền thống nhân nghĩa của người Việt Nam, mỗi gia đình sẽ có những khoảng thời gian hạnh phúc và đầm ấm bên các thành viên thân yêu của mình vào ngày Tết Trung thu cổ truyền.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp