Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Vào khoảng cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, nhiều người Hoa và người Nhật đã đến Hội An định cư. Trong quá trình sinh sống, người Hoa đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc có giá trị mà nổi bật là những hội quán tại Hội An để làm nơi sinh hoạt đồng hương, thờ cúng các vị thần bảo trợ và những bậc tiền hiền của từng bang. Ngày nay, những hội quán này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận và trở thành là điểm tham quan nổi tiếng của Hội An.

Bạn đang đọc: Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Hội quán Phước Kiến

Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Phước Kiến là hội quán lớn và nổi tiếng nhất của người Hoa tại Hội An

Hội quán Phước Kiến nằm tại số 46 Trần Phú là hội quán lớn nhất và nổi tiếng nhất trong số 5 hội quán của người Hoa tại Hội An. Tương truyền, xa xưa khu vực này là rừng cây cối rậm rạp và dãy phố trước hội quán ngày nay là một dòng sông. Một hôm, người dân trong vùng thấy có một tượng Phật trôi đến. Bên trong tượng có nhiều vàng nên họ đã lấy vàng thuê người đốn gỗ xây chùa. Năm 1697, khi thương cảng Hội An phát triển phồn thịnh, nhiều người Phước Kiến đến đây sinh sống thì chùa cũng hư hỏng dần. Người Phước Kiến đã mua lại và xây dựng hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tiền hiền và làm nơi họp hội đồng hương.

Trải qua nhiều lần tu sửa, hội quán Phước Kiến có được quy mô và kiến trúc như ngày nay. Ngay cái nhìn đầu tiên, hội quán đã gây ấn tượng với du khách bởi thiết kế độc đáo theo hình chữ Tam. Năm 1990, hội quán Phước Kiến được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Từ đó, nơi đây càng thu hút đông khách du lịch.

Hội quán Trung Hoa

Một trong những địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng mà Kinhnghiem24h.edu.vn muốn chia sẻ với du khách là Hội quán Trung Hoa. Thành lập vào năm 1741 với sự đóng góp của năm bang là Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam và Gia Ứng nên Hội quán Trung Hoa còn được biết đến với tên gọi khác là Hội quán Ngũ Bang hay Hội quán Dương Thương.

Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Mặc dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng hội quán Trung Hoa vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu

Tọa lạc tại một vị trí tuyệt đẹp trên đường Trần Phú với mặt chính hướng ra sông Hoài, hội quán bao gồm nhà tiền giảng, chánh điện, tả vu và hữu vu. Chánh điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai gian bên thờ Tài Bạch Tinh Quân và Quan Âm Bồ Tát. Ngoài ra, hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ và mô hình thuyền buồm người Hoa đã sử dụng làm phương tiện hàng hải giao thương khi xưa. Sau hơn 3 thế kỷ tồn tại, hội quán Trung Hoa đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.

Hội quán Triều Châu

Ra đời vào năm 1845 tại số 157 Nguyễn Duy Hiệu ngày nay, hội quán Triều Châu là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu và thờ Phục Ba tướng quân – vị thần chế ngự gió, giúp cho việc đi lại, buôn bán trên biển được bình yên.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đường đi đến chùa Linh Phước Đà Lạt

Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, hội quán Triều Châu đều tổ chức lể cầu phước và cúng tiền hiền rất lớn

Hội quán được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc (trong hình chữ công, ngoài hình chữ quốc) với nhiều chi tiết chạm trổ tinh vi. Đặc biệt, các con ke trang trí trong hội quán đều được khắc thành hình thân rồng đầu cá, rồng dây hay long mã… Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), hội quán đều tổ chức lễ cúng tiền hiền và cầu phước rất lớn. Du khách có thể đặt tour Hội An của Kinhnghiem24h.edu.vn vào thời gian này để tìm hiểu văn hóa người Hoa được rõ nét hơn.

Hội quán Hải Nam

Theo nhiều tài liệu ghi chép, vào thời nhà Nguyễn có 108 thủy thủ người Hải Nam đi buôn gặp gió lớn nên tấp thuyền vào cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn) tránh nạn. Tuy nhiên, quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm. Về sau, khi sự tình được rõ, vua Tự Đức đã phong 108 thương nhân năm xưa là Nghĩa Liệt Chiêu Ứng và cho xây đền thờ cúng để an ủi linh hồn.

Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

Hội quán Hải Nam là điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hội An

Năm 1875, hội quán Hải Nam (trước đây gọi là Quỳnh Phủ Hội quán) được xây dựng trên mảnh đất rộng lớn kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh theo kiến trúc hình chữ quốc. Trong đó, nổi bật là chánh điện với những hàng cột lớn dựng trên chân tảng làm bằng đá cẩm thạch. Đặc biệt, án thờ gian giữa trong chánh điện còn có một bàn thờ bằng gỗ được chạm khắc nổi và mạ vàng cảnh sinh hoạt tam giới – Trời, Đất, Thủy Cung rất lộng lẫy và uy nghi. Tương truyền, hội quán cũng là nơi cầu giải oan rất linh nghiệm. Nhiều người đến đây cầu khẩn thành tâm đã được độ trì thoát kiếp nạn oan khuất trong làm ăn, phù hộ mang lại thịnh vượng trong cuộc sống. Trong ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2016 vừa qua, hội quán Hải Nam vinh dự được giới thiệu vào tuyến tham quan phố cổ.

Hội quán Quảng Đông

Cùng với những ngôi nhà cổ Hội An, hội quán Quảng Đông hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, chùa Quảng Triệu là điểm đến quen thuộc khi ghé thăm thành phố bên dòng sông Thu Bồn. Nói về thời gian thành lập của Hội quán Quảng Đông, vẫn còn rất mơ hồ. Nhiều tài liệu cho rằng hội quán ra đời vào năm 1885, tức năm vua Quang Tự (nhà Thanh) thứ 11. Tuy nhiên, cây xa cò gắn trên di tích lại ghi trùng tu vào năm Quang Tự thứ 10 và bồn hương hợp chất trước chánh điện lại ghi năm Quang Tự thứ 9.

Khám phá vẻ đẹp những Hội Quán Hội An

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn đặc sản khi đi du lịch Hội An

Hội quán Quảng Đông là điểm đến quen thuộc của khách du lịch tại Hội An

So với các hội quán khác, hội quán Quảng Đông ra đời muộn hơn nhưng về quy mô và kiến trúc thì không hề thua kém. Trước đây, hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Khổng Tử nhưng từ năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và tiền hiền. Tọa lạc tại số 176 Trần Phú, hội quán Quảng Đông gây ấn tượng với khách du lịch bởi hồ nước lớn giữa sân, trong hồ có hình rồng uốn lượng được đắp nổi theo tích lý ngư hóa long. Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, hội quán sẽ tổ chức Tết Nguyên tiêu, cúng giỗ tiền hiền theo nghi lễ truyền thống. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Hoa gặp gỡ và cầu chúc nhau những điều may mắn trong năm mới.

Ngoài bang Gia Ứng hay còn gọi là Khánh Gia của người người Hẹ thì các bang khác của người Hoa tại Hội An đều có hội quán. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, văn hóa của cộng đồng người Hoa mà còn làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt. Nếu muốn tham quan những hội quán tại Hội An, du khách hãy đặt tour du lịch Hội An của Kinhnghiem24h.edu.vn nhé. Tổng đài 1900 6749 và 08 7300 6749 luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp những thắc mắc của quý khách về chuyến đi. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình du lịch thật nhiều niềm vui và hạnh phúc!

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *