Miền Tây là vùng đất của sông nước, là vùng đất của tình người, là vùng đất của trái cây và là vùng đất của cả những món ăn dân dã thơm ngon. Với những ai đã từng thưởng thức ẩm thực miền Tây thì khó lòng mà quên được cái hương vị độc đáo riêng biệt từ những món ăn xứ sở này. Vậy Top 10 món ăn dân dã thơm ngon “nức tiếng” ở miền Tây Nam Bộ là những món gì? Viet Fun sẽ cùng với quý độc giả đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: “HOT” Top 10 món ăn dân dã thơm ngon “nức tiếng” ở miền Tây Nam Bộ
-> Bài liên quan: Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
1. Cá lóc nướng trui
Nhắc đến miền Tây thì không ai mà không biết đến cá lóc nướng trui. Đây là một trong những món ăn đã làm nên thương hiệu cho vùng đất phương Nam.
Nguyên liệu chính của món này là cá lóc nhưng phải là cá lóc đồng thì mới ngon. Khác với cá nuôi, cá đồng thịt sẽ chắc và dai hơn, những con cá lóc nướng trui “chuẩn” là những con vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.
Cá đem về chỉ cần rửa sạch bằng nước cho hết bùn đất, sau đó dùng một nhánh tre tươi xiên từ miệng cá đến đuôi cá cắm xuống đất rồi phủ rơm nướng trong vòng 10 – 15 phút là được.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui ăn kèm với chuối chát, khế chua, dưa leo, bún tươi, bánh tráng và chấm muối ớt hột là ngon nhất. Cái vị ngọt từ thịt cá hòa quyện với cái vị chát từ chuối, vị mặn từ muối ớt tạo nên một món ăn “gây thương nhớ” với bất cứ ai.
VF05:Tour Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO – BẾN TRE) | Cồn Lân – Vườn Trái Cây – Chèo Xuồng Ba Lá – Đi Xe Ngựa/Xe Lam – Chùa Vĩnh Tràng
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Chèo xuồng ba lá – Đi xe ngựa/xe lam – Vườn Trái Cây – Chùa Vĩnh Tràng
Giá Từ
Xem Tour
2. Bánh xèo miền Tây
Bánh xèo là món ăn có nguồn gốc từ miền Trung, trong quá trình di cư vào Nam người ta đã tạo ra một bánh xèo miền Tây khác biệt với phiên bản gốc từ kích thước cho đến hương vị.
Bánh xèo gồm 2 phần chính là vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh là hỗn hộp từ bột gạo, bột mì, nước cốt dừa và một ít bột nghệ cho màu vàng đẹp mắt. Về phần nhân bánh sẽ bao gồm tôm tép, thịt heo và giá đỗ.
Nếu như bánh xèo miền Trung đổ trong khuôn thì bánh xèo miền Tây lại được đổ trong chảo. Đây cũng chính là lý do vì sao chiếc bánh xèo miền Tây to hơn nhưng độ dày thì lại mỏng hơn.
Bánh xèo miền Tây
Bánh xèo miền Tây thường được ăn kèm với rau sống và nước mắm ớt chua ngọt. Rau ăn kèm chủ yếu là các loại rau dân dã như diếp cá, cải xanh, lá cách, xà lách, dưa leo, húng quế… Bánh có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn cùng với bánh tráng.
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
3. Lẩu cá linh bông điên điển
Vào những ngày nước ngập trắng đồng, đến miền Tây du lịch mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì coi như uổng phí cả chuyến đi. Đây là món ăn đặc sản chỉ có vào mùa nước nổi.
Để có được món lẩu cá linh ngon, trước hết phải chọn được những con cá tươi. Ngoài ra, nguyên liệu của món này thì chắc chắn không thể thiếu bông điên điển và bông súng.
Chuẩn bị nồi nước lẩu cũng là một trong những giai đoạn rất quan trọng. Nước lẩu cá linh thường được hầm từ xương heo cùng với hỗn hợp lá me non và ngò gai.
Bắt nồi nước lẩu lên bếp cồn cho cá linh đã ướp vào, rồi tiếp đến cho vào bông điên điển, bông súng, nổi nước lẩu sôi lên là dùng được. Lẩu cá linh thường ăn kèm với bún tươi và nước mắm mặn.
Lẩu cá linh bông điên điển
Vị ngọt của cá, vị chua từ lá me, hòa quyện với vị hăng hăng của bông điên điển, vị giòn giòn của bông súng đã tạo nên một món ngon miền Tây Nam Bộ vừa ngon vừa hấp dẫn.
4. Chuột đồng
Nhắc đến chuột thì chúng ta sẽ có cảm giác hơi “e ngại” một chút nhưng với những người sành ăn thì chuột đồng miền Tây lại là một trong những đặc sản “ăn là ghiền”.
Chuột đồng ngon nhất là vào mùa gặt, lúc này với nguồn thức ăn dồi dào, chuột con nào con nấy cũng béo ú, lông bóng mượt, thịt đặc biệt dai ngon. Lúa trên những cánh đồng chín rộ cũng là lúc mùa săn chuột đồng của thanh niên nông thôn bắt đầu nhộn nhịp.
Chuột thường được người dân bẫy hoặc bắt bằng tay rồi đem về chế biến thành nhiều món khác nhau. Chuột đồng được người dân dùng trong bữa cơm hằng ngày hoặc để tiếp đãi khách quý từ phương xa đến.
Chuột nướng sả ớt
Chuột khìa nướng dừa, chuột nướng lu, chuột nướng sả ớt, chuột xào củ kiệu… là những món thường được người dân miền Tây chế biến nhiều nhất.
VF07:Tour Miền Tây 1 Ngày (Chợ Nổi Cái Bè – Kdl Vinh Sang )
Khởi hành:Hằng Ngày (Từ 7h00 – 17h30)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cái Bè – KDL Vinh Sang – Cưỡi Đà Điểu – Tát Mương Bắt Cá – Tắm Sông Cổ Chiên
Giá Từ
Xem Tour
5. Đuông dừa
Nếu như nói đến đặc sản miền Tây độc đáo nhất thì có lẽ món đuông dừa là thích hợp nhất. Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng, thường sống trong những cây dừa to khỏe và ăn cổ hũ dừa để lớn dần.
Với nhiều người, việc nhìn thấy đuông dừa to bằng ngón tay, ngọ nguậy là một cảm giác thực sự khủng khiếp. Nhưng đây lại là một trong những đặc sản quý của những người sành ẩm thực.
Đuông dừa được chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Trong đó, dễ chế biến và được nhiều người yêu thích là món đuông dừa sống ăn kèm với nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào chén rượu trắng để tự thải ra các chất bẩn sau đó rửa sạch, cho vào chén mắm ớt và thế là thưởng thức.
Tìm hiểu thêm: Bí Quyết Khi Đi Du Lịch Bụi Hà Nội Bằng Xe Máy Vào Dịp Tết
Đuông dừa sống nước mắm mặn
Ngoài ăn sống, đuông còn được chế biến thành nhiều món thơm ngon khác như đuông chiên bơ, đuông hấp sôi, đuông dừa nấu cháo…
6. Gỏi sầu đâu
Khi những cây sầu đâu bắt đầu thay lá thì người dân Nam Bộ lại háo hức hái về trộn gỏi và dùng như một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày. Gỏi sầu đâu nổi tiếng nhất là ở các vùng Tri Tôn, Châu Đốc, Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
Sầu đâu miền Tây có vị hơi đắng, vì vậy mà nó được chế biến không chỉ để thưởng thức mà còn để chữa bệnh đau nhức xương khớp làm thanh mát cơ thể.
Gỏi sầu đâu được chế biến khá đơn giản. Lá hái về rửa sạch, chần qua nước sôi để bớt vị đắng sau đó rộn cùng với cá khô xé nhỏ, thịt ba chỉ, tôm bóc vỏ, dưa leo, xoài xanh rồi đảo đều với nước mắm chanh tỏi ớt, cho chút rau thơm, đậu phộng là hoàn thành.
Gỏi sầu đâu
Gỏi sầu đâu khi mới cho vào miệng sẽ thấy hơi đắng nhưng nếu nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong cuống họng khiến cho thực khách ăn một lần rồi sẽ nhớ mãi.
VF08:Tour Miền Tây 2N1Đ | “Hòn Ngọc Xanh” Cồn Sơn – Chợ Nổi – Cù Lao – Vườn Trái Cây – Làm Bánh/Xem Cá Lóc “Múa”
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Chèo xuồng ba lá – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Lò bánh tráng – Chùa Vĩnh Tràng – Chợ nổi Cái Răng – Thưởng thức trái cây – Cồn Sơn – Làng cá bè – Vườn trái cây – Làm bánh dân gian/xem cá lóc “múa” – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
7. Bánh tằm bì
Vốn là vùng đất phát triển từ nền nông nghiệp lúa nước, vì vậy mà từ lâu người miền Tây đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo. Và bánh tằm bì là một trong những món “rất gì và này nọ”.
Bánh tằm bì chủ yếu được làm từ gạo. Gạo được xay thành bột, đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay. Sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon.
Món này đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo tay ở khâu làm bì. Đầu tiên, da heo và thịt đem luộc trước khi xắt nhỏ thành sợi, mịn và đều, cuối cùng là đem trộn chung với thính và ít gia vị.
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì thường được ăn kèm với nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt. Cái vị béo ngậy của nước cốt dừa thấm vào từng cọng bánh, cọng bì hòa quyện với cái chua chua ngọt ngọt cay cay từ nước mắm, tổng thể tạo nên một món ăn thuần túy hương vị làng quê.
8. Bông súng mắm kho
Bông súng mắm kho là món ăn dân dã, bình dị nhưng hội tụ tất cả tinh túy của hương đồng gió nội. Mặc dù mộc mạc, đơn giản nhưng đây là món ăn đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ người dân vùng sông nước Nam Bộ.
Mùa nước về, khi mà súng nở rộ khắp trên những cánh đồng cũng là lúc người dân miền Tây nô nức hái về làm món bông súng mắm kho.
Bông súng nhổ về để nguyên cọng rửa sạch tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay để trong rổ cho ráo nước. Mắm kho phải là mắm cá sặc đồng nhận trong hũ mắm bằng sành dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng thì mới ngon.
Bông súng mắm kho
Nồi mắm kho càng thơm ngon và đậm đà hương vị hơn khi có thịt ba rọi đi kèm. Mắm kho phải ăn lúc còn nóng thì mới ngon. Ăn mắm kho, ngoài bông súng thì chúng ta có thể ăn với các loại rau sống khác tùy theo sở thích của từng người.
VF09:Tour Miền Tây chất lượng CÁI BÈ – CẦN THƠ 2N1Đ | Vườn Trái Cây – Cù Lao – Nhà Cổ Ông Kiệt – Chợ Nổi – Viếng Chùa
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Cơ sở sản xuất truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Bè cá Koi – Làm bánh/xem cá lóc “múa”- Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
9. Cháo cua đồng
Vào độ tháng 6, khi mà miền Tây bước vào mùa mưa cũng là lúc người dân nơi đây hay làm món cháo cua đồng ấm nóng xua tan đi cái lạnh giá của những cơn mưa đầu mùa.
Cua đồng sau khi bắt về rửa sạch, tách mai, bỏ yếm, lấy gạch cua để riêng vào một chén nhỏ. Thịt cua cho vào cối giã nát, lọc lấy nước.
Công đoạn tiếp theo là bắt nồi nước cua lên bếp nấu đến khi thịt cua đóng thành váng thì vớt ra bát, cho từng nắm gạo vào khuấy đều đến khi gạo nở, nêm nếm gia vị nấu khoảng 30 phút nữa thì cho gạch cua vào ngấm đều gia vị là hoàn tất.
Cháo cua đồng
Cháo cua đồng có thể ăn kèm với giá đỗ hay các loại rau tươi, tùy vào sở thích mỗi người. Giữa cái lạnh tê buốt của cơn mưa rỉ rả ngoài trời mà được thưởng thức một tô cháo cua đồng nóng hổi thơm lừng thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa.
10. Cá rô kho tộ
Nổi tiếng với thịt béo, dai, ngon, cá rô được người dân miền Tây làm thành nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Trong đó, cá rô khô tộ là món ăn nổi tiếng được chế biến đơn giản nhưng lại đậm đà hương vị đồng quê.
Để làm được món này, quan trọng nhất không phải nằm ở việc chọn cá mà nằm ở việc có được 1 cái tộ tốt. Tộ ở đây chính là một cái nồi đất hầu như có mặt trong mọi gian bếp của người Nam Bộ.
Người dân miền sông nước nói rằng cá được kho trong nồi đất thì mới ngon, mới cho hương vị đặc trưng. Nguyên liệu để làm món này là cá rô, thịt ba rọi. Cá đem về làm sạch, thịt cắt miếng vừa ăn để ráo nước.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng theo tháng
Cá rô kho tộ
Một tộ cá kho ngon phải được nấu với lửa nhỏ cùng với nước màu và những gia vị cần thiết. Món này thường được dùng trong bữa cơm hằng ngày kèm với cơm trắng và rau luộc.
-> Xem thêm: 22 món ăn ngon ở Miền Tây Nam Bộ
Trên đây là Top 10 món ăn dân dã thơm ngon “nức tiếng” ở miền Tây Nam Bộ mà nếu có dịp thì du khách nên nếm thử. Mỗi một món mang một hương vị khác nhau nhưng tất cả đều là những món ăn có màu sắc rất đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Kinhnghiem24h.edu.vn