Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội được biết đến là thủ đô của nước Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt cổ. Từ khi Lý Thái Tổ dời đô đến vùng đất Thăng Long (Hà Nội ngày nay), nơi này nhanh chóng phát triển trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Nhiều công trình kiến trúc quy mô ra đời, sự giao thoa về văn hóa và ẩm thực do lượng người nhập cư đông đảo và đặc biệt là sự ra đời của các làng nghề truyền thống đã tạo nên sự thay đổi lớn trong bản đồ hình ảnh các địa điểm du lịch Hà Nội. Ngày nay, sau nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, những làng nghề này vẫn còn tồn tại và là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, kinh tế của thủ đô Hà Nội.
Bạn đang đọc: Hình Ảnh Các Địa Điểm Du Lịch Hà Nội
Làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng có lẽ không phải là cái tên xa lạ với người dân Việt Nam và những ai quan tâm đến thủ đô Hà Nội. Theo nhiều tài liệu, làng gốm Bát Tràng hình thành vào thời nhà Lý, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát (tên gọi chung của làng Bồ Xuyên và Bạch Bát) là Lê, Nguyễn, Trần, Vương và Phạm đã di cư đến vùng đất trên bờ sông Hồng, nơi có nhiều đất sét trắng lập ra Bạch Thổ Phường, tiền thân của làng gốm Bát Tràng sau này.
Các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng đã đi vào thơ ca như một niềm tự hào của dân tộc.
Ngày nay, trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, Bát Tràng vẫn là một trong những làng gốm nổi tiếng nhất cả nước. Ghé thăm làng gốm Bát Tràng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ tinh xảo và tìm hiểu về làng nghề truyền thống này mà còn được tự tay làm ra những sản phẩm để mang về làm kỷ niệm hoặc tặng cho người thân và bạn bè. Làng gốm Bát Tràng chính là một trong những điểm tham quan mà không du khách nào muốn bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội.
Làng thêu Quất Động
Làng Quất Động nằm tại xã cùng tên thuộc huyện Thường Tín là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, đây là nơi cung cấp các loại nghi môn, trướng, câu đối và các loại văn chầu nổi tiếng nhất Hà Nội.
Tranh thêu Quất Động được yêu thích không chỉ bởi nguyên liệu tốt, được làm từ loại vải bông hoặc vải lụa và chỉ thiêu từ sợi tơ tằm nhuộm màu mà còn bởi chủ đề đa dạng. Tuy nhiên, yếu tố làm nên giá trị của các bức tranh thêu nằm ở kỹ thuật của mỗi người thợ. Nếu không có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp và sự tỉ mỉ, kiên trì thì khó lòng mà kết hợp tinh tế những đường kim, mũi chỉ, đâm xô, thụt lùi…
Ngày nay, máy thêu hiện đại ra đời ngày càng nhiều nhưng nghề thêu ở làng Quất Động vẫn không hề bị mai một và những sản phẩm họ làm ra không có một chiếc máy nào có thể vượt qua được. Dù làng thêu Quất Động chưa được nhiều du khách biết đến nhưng đây chính là một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua ở Hà Nội trong tương lai.
Làng lụa Vạn Phúc
Tìm hiểu thêm: Đặc sản Huế – Dâu Truồi Phú Lộc
Cổng làng Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc hay còn gọi là làng lụa Hà Đông là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng của Việt Nam nằm bên bờ sông Nhuệ thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Khi mới hình thành, làng có tên là Vạn Bảo nhưng do kỵ húy của vua Thành Thái (Bảo Lân) nên đổi tên thành Vạn Phúc. Theo thần phả làng Vạn Phúc còn lưu giữ tại viên Hán Nôm, làng được hình thành cách đây khoảng 1100 bởi bà Ả Lã Đê Nương. Khi đi du ngoạn qua đất Vạn Bảo, thấy nhân dân nơi đây hiền lành, thuận hậu nên bà đã ở lại dạy họ cấy cày, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa.
Điểm đặc biệt của lụa Vạn Phúc chính là mùa đông mặc vào thì ấm áp còn mùa hè thì mát mẻ. Các sản phẩm của làng rất đa dạng gồm nhiều loại như lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế… với nhiều mẫu mã đẹp, đa dạng và chất liệu bền.
Sau khi được giới thiệu tại hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), các sản phẩm của làng Vạn Phúc nhanh chóng được quốc tế biết đến và bắt đầu xuất hiện trên hình ảnh các địa điểm du lịch Hà Nội. Năm 1958, lụa Vạn Phúc bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Âu, đến năm 1990 thì có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không chỉ vậy, lụa Vạn Phúc còn đi vào thơ ca, âm nhạc và điện ảnh Việt Nam như một niềm tự hào của dân tộc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Ngày nay, mặc dù công nghệ dệt cơ khí hiện đại đang dần thay thế khung dệt thủ công truyền thống nhưng nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những khung dệt cổ như một sự nhắc nhở về nguồn cội của mình. Làng lụa Vạn Phúc vẫn còn tồn tại đó như một nét văn hóa, một nghề cổ truyền của người Hà Nội nói riêng, người Việt nói chung. Đây chính là điểm đến tham quan mà nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích.
Làng quạt Chàng Sơn
Chàng Sơn là tên gọi của một làng nghề làm quạt nổi tiếng nằm tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất. Hình thành vào khoảng 200 năm trước, quạt Chàng Sơn với mẫu mã đa dạng và bền đẹp nhanh chóng được nhiều người biết đến. Ngay từ thế kỷ XIX, các sản phẩm của làng nghề Chàng Sơn đã được người Pháp giới thiệu tại triển lãm ở Paris. Để động viên người dân sản xuất, triều đình còn phong chức Bá Hộ (phẩm hàm cấp cho hào lý và người giàu có thời phong kiến) cho người làm quạt giỏi nhất làng.
>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” những khách sạn giá rẻ ở Vũng Tàu – khu vực Bãi Sau
Để làm ra những chiếc quạt Chàng Sơn chất lượng, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp.
Cũng như những sản phẩm nổi tiếng khác, quá trình làm ra quạt Chàng Sơn vô cùng phức tạp và công phu. Đầu tiên là việc chọn nguyên liệu, tre phải là loại dẻo, không mối mọt; sợi mây phải óng mượt và dài để khi viền không bị đứt đoạn; giấy làm quạt phải là loại giấy dó hoặc giấy điệp của làng Đông Hồ thì khi vẽ mới lên màu đẹp nhất.
Công đoạn khó nhất khi làm quạt Chàng Sơn là việc căn các nếp gấp ở mỗi nan quạt sao cho khi gấp lại các tranh vẽ bên trong không bị ảnh hưởng, không bị cắt người hay vật. Nếu bắt buộc phải cắt, người thợ phải tinh ý vẽ thêm những chi tiết để người dùng khó nhận biết khi không nhìn gần.
Ngày nay, ghé thăm làng quạt Chàng Sơn, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọ như quạt lụa, quạt nan, quạt the, quạt tranh, quạt giấy… Vào những ngày hè nóng bức cầm chiếc quạt Chàng Sơn phe phẩy thì cái nóng dường như tan biến hết.
Làng quạt Chàng Sơn nhiều năm gần đây cũng được nhiều du khách nghe qua và tìm đến. Nếu có cơ hội đi du lịch Hà Nội, Quý khách nhớ đừng bỏ qua điểm đến đầy thú vị này.
Ngoài những làng nghề kể trên, thủ đô Hà Nội còn rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng khác. Sau một ngày khám phá thành phố, du khách có thể ghé vào một quán ven đường để thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây hoặc tham quan những địa điểm du lịch Hà Nội về đêm nổi tiếng như quảng trường Ba Đình, Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm…
Hiện Kinhnghiem24h.edu.vn có các tour du lịch Hà Nội hấp dẫn, du khách có thể liên hệ tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 đăng ký và trải nghiệm những điều thú vị cùng Kinhnghiem24h.edu.vn nhé. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình du lịch thật nhiều niềm vui và thú vị!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp