​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Theo người dân miền Tây, cây bần mỗi năm thường trổ hoa vào khoảng tháng 6 âm lịch. Bông (hoa) bần có màu trắng pha chút hồng nhìn khá đẹp. Trái bần có vị chua vì thế người ta gọi là bần chua, hơi chát khi sống. Bần vừa chín tới thì vẫn giữ vị chua nhưng ăn thơm và có chút vị ngọt…

Bạn đang đọc: ​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Bần chua là loại trái cây khá nổi tiếng ở Miền Tây

-> Bài liên quan: Một lần thử ăn bông so đũa Miền Tây

Về cây bần chua

Bần là loại cây đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là cây thủy liễu. Bần chua hay bần sẻ có tên gọi khoa học là Sonneratia caseolaris. Bần chua là loài thực vật có hoa nằm trong họ Lythraceae. Bần chua là loài thực vật sinh sống ở vùng nước ngập mặn. Cây trưởng thành có thể cao đến 20m, đường kính 50cm.

Bần chua thường sống và phát triển tốt ở vùng bãi bùn, cửa sông. Ở Việt Nam, bần chua được xem là cây hoang, mọc rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Bần chua là loại cây chịu mặn tốt, có khi đến 35 độ PH. Cây bần mọc hoang nhưng có chức năng giữ đất tốt. Ngoài ra, thân cây bần dùng làm chất đốt cũng rất hiệu quả.

Theo người dân miền Tây, cây bần mỗi năm thường trổ hoa vào khoảng tháng 6 âm lịch. Bông (hoa) bần có màu trắng pha chút hồng nhìn khá đẹp. Trái bần có vị chua vì thế người ta gọi là bần chua, hơi chát khi sống. Bần vừa chín tới thì vẫn giữ vị chua nhưng ăn thơm và có chút vị ngọt.
​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn

Giá Từ

Xem Tour

Chính vì hương vị đặc biệt này mà nhiều người ăn một lần rồi nhớ mãi. Trái bần to, hơi tròn, mình dẹt nên người miền Tây gọi là bần dĩa. Cũng có một loại bần mọc ở vườn, trái nhỏ hơn gọi là bần ổi.

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Bần chua là loài cây mọc nhiều ở miền Tây

Đặc điểm của bần chua là cây hoang dại nhưng đọt, hoa và trái có thể ăn được. Cây bần chua có bộ rễ rất đặc biệt, một phần cắm xuống đất bùn và phần khác mọc lên trên mặt đất, người ta gọi đó là rễ thở. Rễ thở có chiều dài từ 50cm đến 90cm. Rễ thở của bần chua được người dân miền Tây dùng làm nút chai.

Cây bần chua có dạng lá đối (không có lá kèm), mọc sát cuống, hình elip, hình thuôn hoặc hình ovan, dài từ 5 – 13cm, rộng khoảng 5cm. Hoa bần thường nở về đêm. Bần chua thường mọc thành cụm ở vùng nước ngập mặn nơi cửa sông. Đây được xem là cây tiên phong ở vùng đất ngập nước mới hình thành. Đi du lịch miền Tây, nếu nhận biết được cây này, du khách có thể thấy rất nhiều.

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Trái bần chua rất thân thuộc đối với người dân miền Tây

Những món ăn độc đáo làm từ cây bần

Như ở một số bài viết khác, Kinhnghiem24h.edu.vn đã đề cập đến sự đặc biệt của mảnh đất Tây Nam Bộ. Đây là vùng đất “sản sinh” rất nhiều món ăn từ những “cây hoang cỏ dại”, những thứ tưởng chừng như không dùng được thì người miền Tây lại chế biến, sáng tạo ra những món ngon, ví dụ bông điên điển, bông súng, bông so đũa v.v..

Cũng vậy, cây bần cho ra trái bần tưởng không thể ăn được nhưng người dân miền Tây đã “mày mò” và tự chế biến ra những món ngon dân dã và ngày nay trở thành đặc sản. Người miền Tây đã chế biến ra các món từ quả bần như canh chua nấu bần, lẩu bần, bần kho cá, bần ăn sống với mắm sặc, mắm rô, mắm lóc v.v..

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Mũi Né theo tháng

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

VF07:Tour Miền Tây 1 Ngày (Chợ Nổi Cái Bè – Kdl Vinh Sang )

Khởi hành:Hằng Ngày (Từ 7h00 – 17h30)

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Cái Bè – KDL Vinh Sang – Cưỡi Đà Điểu – Tát Mương Bắt Cá – Tắm Sông Cổ Chiên

Giá Từ

Xem Tour

Hoa bần, trái bần đi vào bữa cơm gia đình của người dân miền Tây và ngày nay đã đi vào thực đơn của các quán, nhà hàng sang trọng, xuất khẩu sang cả nước ngoài.

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Bần chua chấm với mắm cá sặc là món ngon đặc sản miền Tây

Ngoài trái bần, người miền Tây còn tận dụng cả hoa để chế biến những món ăn dân dã. Hoa bần dùng để trộn gỏi với thịt heo hoặc thủy sản. Nếu Quý khách đi Tour du lịch miền Tây về miệt cù lao Dung, Sóc Trăng hoặc Trà Vinh có thể được thưởng thức món gỏi hoa bần đặc sản. Ngày nay, bần còn được một số người dân miền Tây chế biến thành mứt bần, kẹo bần và nước cốt bần để bán hoặc để dùng.

Đây cũng được xem là món quà tặng từ miền Tây mà du khách có thể tìm mua. Từ trái bần “không tên không tuổi” dưới bàn tay và sự sáng tạo của người miền Tây, món bần đã trở nên nổi tiếng, là loại trái đặc sản mang đậm dư vị vùng sông nước Cửu Long.

-> Nên xem: Đi du lịch Miền Tây nên mua gì làm quà?

Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Nếu không phải là người miền Tây và chưa biết về loại trái cây này, có lẽ, khi được mời thử món bần, chắc du khách cũng phải “tần ngần” đôi chút. Người viết bài này cũng vậy, lần đầu tiên thử trái bần chua miền Tây thấy sao mà chát quá, chua quá.

Thế nhưng, lạ một điều, chính vị chát, vị chua của trái bần làm cho người ta nhớ mãi. Và cái dư vị chua chát ở nơi đầu lưỡi khiến người ta muốn thử lại lần nữa rồi đâm ra thích món bần lúc nào không hay. Bởi thế, nhiều người nói vui du lịch về miền Tây “Tần ngần ăn trái bần chua, Nuốt vào thì chát, nhả ra bạn cười”.

​Du lịch về miền Tây: Tần ngần ăn trái bần chua

Du lịch miền Tây du khách có cơ hội thử món bần chua

Và trong lúc tìm tài liệu về cây bần, vô tình Kinhnghiem24h.edu.vn đọc được bài thơ sau:

Lội sông đạp phải nhánh bần
Hái ăn bỏ ghét chát ngầm mới hay
Về nhà chấm muối ớt cay
Nghe giòn đáo để đưa tay bắt mồi
Em tôi bảo lấy cái nồi
Nấu canh chua tép – thôi rồi ngả nghiêng
Bần ơi! ta bước xiêng xiêng
Ôm de rượu đế làm duyên với bần!
Tour Miền Tây 2N1Đ | "Hòn Ngọc Xanh" Cồn Sơn - Chợ Nổi - Cù Lao - Vườn Trái Cây - Làm Bánh/Xem Cá Lóc "Múa"

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Hà Nội sau tết

VF08:Tour Miền Tây 2N1Đ | “Hòn Ngọc Xanh” Cồn Sơn – Chợ Nổi – Cù Lao – Vườn Trái Cây – Làm Bánh/Xem Cá Lóc “Múa”

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Cồn Lân – Chèo xuồng ba lá – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Lò bánh tráng – Chùa Vĩnh Tràng – Chợ nổi Cái Răng – Thưởng thức trái cây – Cồn Sơn – Làng cá bè – Vườn trái cây – Làm bánh dân gian/xem cá lóc “múa” – Sài Gòn

Giá Từ

Xem Tour

Chỉ cần qua những lời thơ hóm hỉnh như vậy cũng đủ thấy người miền Tây yêu mến cây bần như thế nào. Nhiều người chờ đến mùa nước nổi miền Tây đến tham quan và thưởng thức những món ngon từ bần “Muốn ăn mắm sặc bần chua, Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”. Nếu Quý vị muốn một lần thử món bần chua, hãy đến với miền Tây sông nước. Thêm một món ăn độc đáo ở miền Tây thu hút du khách từ khắp nơi trên đất nước tìm về, thêm một loại trái cây đặc sản chính hiệu miền Tây làm phong phú cho nền ẩm thực của du lịch Việt Nam đối với du khách nước ngoài.

Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *