Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử bao gồm có đàn và ca. Trong đó, có thể giải thích “đờn” là đàn (do phát âm của người Nam Bộ), ca là hát, tài tử là những người giỏi, có biệt tài, thiên hướng về nghệ thuật…
Bạn đang đọc: Du lịch miền Tây nghe đờn ca tài tử Nam Bộ
-> Xem thêm: bộ “tứ linh” miền Tây, những điểm đến du lịch hấp dẫn
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nam Bộ là “cái nôi” sản sinh ra loại hình âm nhạc này. Theo những tài liệu mà Kinhnghiem24h.edu.vn tham khảo được thì đờn ca tài tử xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, gốc từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.
Đờn ca tài tử bao gồm có đàn và ca. Trong đó, có thể giải thích “đờn” là đàn (do phát âm của người Nam Bộ), ca là hát, tài tử là những người giỏi, có biệt tài, thiên hướng về nghệ thuật. Ngày trước, vì cuộc khai hoang khẩn đất của người dân Nam Bộ cũng như đời sống lao động ở đây, sau những giờ làm việc vất vả, người dân thường ca hát để thư giãn, giải trí. Vì thế, đờn ca tài tử Nam Bộ còn được xem là loại hình âm nhạc của người bình dân thời xưa.
Đờn ca tài tử Nam Bộ – loại hình nghệ thuật đặc sắc ở miền Tây
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn – Chợ nổi – Cồn Sơn – Rừng tràm Trà Sư
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Lân – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Vườn Trái Cây – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
Đờn ca tài tử Nam Bộ được cho là có mặt trong đời sống người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long từ hơn 100 năm trước. Đây là loại hình diễn tấu gồm có ban nhạc với những người chơi đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (còn gọi là tứ tuyệt) và có một người hát chính. Sau này, đờn ca tài tử cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng đàn ghita phím lõm.
Thường những người trong đội đờn ca tài tử là những người quen biết, bà con chòm xóm với nhau, họ tập trung lại để đàn hát góp vui, giải trí. Vì thế, đờn ca tài tử ngày trước nghiêng về tính giải trí, vui chơi chứ không phải nhạc lễ. Hiện nay, đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Đờn ca tài tử là sinh hoạt không thể thiếu trong các buổi họp mặt của người dân miền Tây
-> Xem thêm: Đi du lịch miền Tây có gì chơi?
Đờn ca tài tử – nét văn hóa đặc sắc của người miền Tây
Trong số các Tour Miền Tây hễ nhắc đến đờn ca tài tử người ta nghĩ ngay đến miệt vườn sông nước Nam Bộ. Đây được xem là nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân miền Tây. Nghệ thuật đờn ca tài tử ở miền Tây xuất hiện và có mặt hầu hết khắp các tỉnh thành từ Châu Đốc An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng hay Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre…
Nhạc cụ thường thấy trong các buổi đờn ca tài tử ngày nay ở miền Tây gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam và sáo (thường là sáo bảy lỗ). Loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ được người miền Tây ưa chuộng và phát triển mạnh ở miền Tây. Có rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng, giọng ca hay đờn ca tài tử Nam Bộ được tổ chức. Nhiều bạn trẻ ngày nay cũng “nối nghiệp” truyền thống của ông cha ngày trước, theo đuổi bộ môn nghệ thuật cực kỳ đặc sắc này.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết khi đi du lịch bụi Hà Nội bằng xe máy
Du khách đi một số Tour miền Tây sẽ có cơ hội xem biểu diễn đờn ca tài tử
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Đến miền Tây ngày nay, đi ở ngoài đường, thỉnh thoảng ta vẫn có thể nghe một câu vọng cổ vang vọng đâu đó, ngồi trên sông cũng có thể nghe vài điệu đờn ca tài tử vọng lại. Vào những đêm trăng sáng, ở các miệt vườn, trên bến tàu, bến thuyền, chúng ta vẫn bắt gặp những buổi biểu diễn đờn ca tài tử của người dân miền Tây.
Có thể nói, đối với người dân miền Tây, tình yêu bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử đã “thấm vào máu thịt”. Người miền Tây Nam Bộ xem đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các buổi gặp mặt, cưới hỏi, tết, lễ hội…
Tượng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu
>>>>>Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ)
Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Du lịch miền Tây nghe đờn ca tài tử Nam Bộ
Nếu Quý khách thích nghe và xem biểu diễn đờn ca tài tử, hãy đi du lịch miền Tây, tìm về đúng cái nôi của bộ môn nghệ thuật này để khám phá. Không chỉ có “Tình anh bán chiếu” hay “Chuyện tình Lan và Điệp” mà còn có rất nhiều bài đờn ca vọng cổ hay, thấm vào lòng người. Quý khách có thể du lịch đến vùng đất Bạc Liêu, nơi có tượng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác tác phẩm để đời “Dạ cổ hoài lang”.
Ngoài ra, khi đi Tour du lịch miền Tây, du khách cũng có thể nghe đờn ca tài tử do các nghệ sĩ miệt vườn biểu diễn ở nhà vườn miền Tây. Vừa thưởng thức một bộ môn nghệ thuật đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ, vừa uống trà mật ong và thưởng thức trái cây nhà vườn.
Kinhnghiem24h.edu.vn