Du Lịch Hà Nội Bị Chặt Chém

Tình trạng “chặt chém” khách du lịch trước giờ luôn là đề tài nóng của ngành du lịch Hà Nội. Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng kiên quyết dẹp bỏ tình trạng này như rồi đâu lại vào đấy và người chịu thiệt thòi luôn là du khách. Nếu lên mạng gõ từ khóa “du lịch Hà Nội bị chặt chém”, du khách sẽ tìm thấy hàng ngàn kết quả với muôn vàn kiểu “chặt chém” khác nhau. Vậy phải làm sao để tránh được nạn “chặt chém” khi đi du lịch Hà Nội? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với quý khách một số kinh nghiệm cần thiết khi đến thủ đô này.

Bạn đang đọc: Du Lịch Hà Nội Bị Chặt Chém

1. Những chiêu “chặt chém” phổ biến tại Hà Nội

Tình trạng “chặt chém” ở Hà Nội không chỉ diễn ra trong một lĩnh vực, một địa phương mà hầu như nơi nào cũng có. Từ những người bán hàng rong (100.000 đồng/lạng mận, trái dừa 100.000-200.000 đồng), người chạy xe ôm, xích lô (vài triệu đồng/cuốc xe), người lái taxi (chạy xe lòng vòng) cho đến các chủ quán ăn, nhà hàng (đội giá món ăn, biến cua lớn thành cua nhỏ…). Những chiêu “chặt chém” phổ biến tại Hà Nội mà du khách cần lưu ý:

a. Tính tiền đội giá

Du Lịch Hà Nội Bị Chặt Chém
“Chặt chém” là đề tài nóng của ngành du lịch Hà Nội.

Để thu hút khách du lịch, nhiều nhà hàng, quán ăn thường đưa ra mức giá rất hấp dẫn nhưng khi tính tiền du khách lại phải trả thêm các khoản phí khác có khi mắc gấp 3-4 lần giá niêm yết ban đầu. Chiêu trò phổ biến nhất là tính thêm tiền rau, tiền bún, tiền cá… của món lẩu với lý giải rằng giá niêm yết trên thực đơn chỉ là giá nước lẩu.

Ngoài các dịch vụ ăn uống, những hoạt động vui chơi giải trí cũng là một công cụ để “chặt chém” du khách. Nhiều khách du lịch chia sẻ rằng họ từng tham gia dịch vụ cưỡi ngựa trên một số bãi biển ở miền Bắc. Giá niêm yết ban đầu là 200.000 đồng/tiếng nhưng khi tính tiền chủ dịch vụ lại tính theo bước chân ngựa với giá 10.000 đồng/bước chân. Ngựa có 4 chân nên giá tiền cũng được nhân lên 4.

b. Tính phí dọn rác

Thông thường, các quán ăn phục vụ miễn phí các gia vị như chanh, tương ớt, kể cả khăn ướt, giấy ăn… Tuy nhiên, tại các điểm du lịch, du khách có thể bị tính phí nếu sử dụng những thứ này. Do đó, trước khi sử dụng hoặc xin thêm bất kỳ thứ gì du khách nên hỏi xem có tính phí hay không.

c. Giả vờ miễn phí

Các nơi công cộng thường có những dịch vụ miễn phí để phục vụ khách du lịch. Lợi dụng điều này, nhiều người đặt một số dịch vụ cá nhân của mình để đánh lừa du khách. Chẳng hạn, nếu đang đẫm mồ hôi vì leo núi và thấy xuất hiện một chậu nước mát giữa đường, du khách dừng vội lấy nước rửa mặt mà hãy hỏi và quan sát kỹ, có thể đó là một “cái rọ” đang chờ du khách vào.

2. Một số bí quyết tránh bị “chặt chém” khi đi du lịch Hà Nội

Hiện nay, thủ đoạn “chặt chém” khách du lịch Hà Nội nói riêng và tại các điểm du lịch khác nói chung đang diễn ra ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, nếu nắm được những mẹo sau đây, du khách sẽ hạn chế rất lớn khả năng trở thành nạn nhân của tệ nạn này.

a. Tìm hiểu kỹ thông tin điểm đến

Thủ đô Hà Nội rộng lớn và có nhiều điểm tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cho dù du lịch ở đâu thì du khách cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin như giá phòng, giá cả các dịch vụ, địa chỉ ăn uống uy tín… Việc này sẽ giúp du khách không bị rơi vào cái bẫy của những người nói thách cũng như tránh được những điểm thường “chặt chém” khách hàng. Du khách có thể hỏi người thân, bạn bè, những người đã từng đến Hà Nội hoặc lên các diễn đàn du lịch tham khảo.

b. Kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi thanh toán

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Hội An

Du Lịch Hà Nội Bị Chặt Chém
Một số cửa hàng có thể tính nhầm tiền, kê thêm một số món mà du khách không gọi hoặc tính tiền những món mà khách tưởng là “miễn phí”

Bên cạnh việc “chặt chém”, nhiều quán ăn hay “lẩm cẩm”, tính sai tiền hoặc ghi thêm một số món ăn thực khách không gọi. Do đó, du khách cần kiểm tra lại hóa đơn và tổng tiền trước khi thanh toán.

c. Thuộc số điện thoại đường dây nóng

Do “lạ nước lạ cái” và không muốn xảy ra tranh chấp trên đường du lịch, nhiều du khách thường ngậm bồ hòn làm ngọt khi bị “chặt chém”. Tuy nhiên, chính hành động này lại là yếu tố khiến những kẻ “chặt chém” ngày càng lộng hành hơn. Lời khuyên cho du khách khi gặp phải tình huống này là nên lưu lại số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng địa phương để phán ánh trong trường hợp cần thiết.

Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về nạn “chặt chém”, chèo kéo, lừa đảo và đeo bám khách du lịch tại Hà Nội là 0941336677. Đường dây này hoạt động 24/24. Ngoài ra, du khách cũng có thể đến quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại Vườn hoa Lý Thái Tổ trên đường Lê Thạch để phản ánh.

d. Chọn món có niêm yết giá trên thực đơn

Chọn món có niêm yết giá trên thực đơn sẽ giúp du khách không bị “chặt chém” cũng như có thể đối chất khi chủ quán ăn báo giá một đằng mà tính một nẻo. Trường hợp quán ăn không có thực đơn niêm yết giá, du khách hãy mạnh dạn hỏi rõ.

e. Đặt phòng khách sạn sớm

Việc đặt phòng khách sạn sớm không chỉ giúp du khách lựa chọn được căn phòng ưng ý mà còn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, nhất là du lịch vào mùa cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều du khách trong tour du lịch Hà Nội Kinhnghiem24h.edu.vn thời gian lý tưởng nhất để đặt khách sạn là khoảng 2 tháng trước khi khởi hành. Tuy nhiên, du khách cũng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của khách sạn vì thực tế một số nơi không giống như ảnh quảng cáo. Ngoài ra, du khách cũng cần hỏi rõ các thông tin như phụ thu, các dịch vụ miễn phí, khách sạn có gần những điểm tham quan nổi tiếng không v.v..

Một lưu ý nữa dành cho du khách là đặt phòng thông qua những công ty du lịch sẽ có giá rẻ hơn so với việc du khách trực tiếp đến khách sạn.

f. Mặc cả

Du Lịch Hà Nội Bị Chặt Chém

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch phượt Mũi Né sau Tết


Mặc cả là một trong những cách tránh bị “chặt chém” khi du lịch.

Nói thách giá là tình trạng phổ biến tại hầu hết các điểm du lịch trên thế giới. Do đó, nếu ngại mặc cả du khách sẽ phải trả giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của món hàng.

g. Đến những nơi được dân mạng đánh giá cao

Ngày nay, với sự ra đời của nhiều diễn dàn du lịch không khó để du khách tham khảo và trao đổi những thông tin về địa điểm mình sắp du lịch với những người đã từng đến đó. Hãy tham khảo những trang web đánh giá cao và tham khảo nhiều trang khác nhau, sau đó ghi chú vào sổ tay du lịch của mình thành từng mục riêng như quán ăn (nằm trên đường gì), khách sạn (giá bao nhiêu, địa chỉ), dịch vụ thuê xe máy, xe đạp (giá bao nhiêu, ở đâu rẻ)… Bên cạnh đó, du khách cũng đừng quên tìm hiểu những quán ăn, nhà hàng nào thường vướng tai tiếng để tránh xa.

Mặc dù hiện nay các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng “chặt chém” khách du lịch và khách du lịch cũng tự trang bị cho mình nhiều kiến thức để không trở thành nạn nhân của nạn “chặt chém” nhưng tình trạng này vẫn còn tiếp diễn và không ít người phải rước lấy bực bội thay vì tận hưởng niềm vui của chuyến du lịch. Do đó, nếu cảm thấy không tự tin tránh được tình trạng du lịch Hà Nội bị chặt chém, tốt nhất du khách nên gọi đến tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 đăng ký các tour du lịch Hà Nội của Kinhnghiem24h.edu.vn để được hướng dẫn viên có kinh nghiệm trợ giúp. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình du lịch thật nhiều niềm vui và hạnh phúc!

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *