Hình ảnh cây đa, bến nước, mái đình từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Cho dù bôn ba, ngược xuôi chốn thị thành phồn hoa, náo nhiệt, đâu đó người ta vẫn muốn tìm về những làng quê thanh tịnh, dạo bước dưới những con đường sỏi đá mọc rêu phong, ngắm nhìn những ngôi nhà mộc mạc, nghe tiếng chim hót líu lo hay lang thang ở những giếng nước lác đác lá vàng rơi. Sẽ không khó để tìm lại những hình ảnh ấy khi du khách đến với Làng cổ Đường Lâm, một trong những điểm du lịch đẹp ở Hà Nội mà Kinhnghiem24h.edu.vn muốn chia sẻ đến du khách trong bài viết hôm nay.
Bạn đang đọc: Địa chỉ Làng Cổ Đường Lâm nằm ở đâu?
1. Địa chỉ Làng Cổ Đường Lâm nằm ở đâu?
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Làng Cổ Đường Lâm
VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Làng cổ nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì qua Đường Lâm để vào thị xã Sơn Tây.
Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc.
Đây là quê hương nhiều danh nhân như bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An…
Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.
2. Các khu di tích tại làng cổ Đường Lâm
Theo một số Cẩm nang du lịch Hà Nội, Đường Lâm có một ngôi chùa nổi tiếng là chùa Mía với hàng trăm pho tượng thờ được tạo nên bởi bàn tay tinh xảo của những nghệ nhân lâu năm. Bên ngoài sân chùa có những chum tượng lớn cho thấy lịch sử nghề làm tương gia truyền của người dân nơi đây.
Làng cổ Đường Lâm có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà này đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu.
Chùa Mía
Nhà thường được xây dựng với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ, gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, cây rơm.
Ngoài ra, làng cổ Đường Lâm còn có một hệ thống các nhà thờ họ, miếu, quán đình, chùa, giếng cổ… Tất cả nằm trong một môi trường cảnh quan sinh động và trù phú đã tạo thành một điểm nhấn thú vị cho vùng đất Sơn Tây và Hà Nội.
3. Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch làng cổ Đường Lâm
Theo Kinh nghiệm du lịch Hà Nội của nhiều du khách, đây là những địa điểm du khách đừng nên bỏ lỡ.
Cổng làng Mông Phụ
Cổng Làng Mông phụ
Đình làng Mông Phụ
Đình Làng Mông Phụ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đường đi đến chùa Linh Phước Đà Lạt
VF426:Tour Du Lịch Hà Nội – Flamnigo Đại Lải 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 2 Ngày
Lịch trình: Hà Nội – Flamingo Đại Lải – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nhà Thờ Thám Hoa Giang Văn Minh
Các ngôi nhà cổ: Nhà của ông Hà Nguyên Huyến, Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, Nhà cổ của chị Dương Lan.
* Xem thêm: du lịch Làng Cổ Đường Lâm ở Hà Nội
Một góc sân của Nhà Cổ ở Đường Lâm
Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850… Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Giếng cổ Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm
Đường làng
>>>>>Xem thêm: Nên Ăn gì ở Cao Lãnh? Điểm mặt TOP 5 món ăn ngon khó cưỡng
Một góc đường Làng của Đường Lâm
Những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau, người làng đi đường nào cũng đến nhà là lối kiến trúc đặc trưng ở Làng Cổ Đường Lâm.
4. Hướng dẫn đi đến Làng Cổ Đường Lâm
Với vị trí gần đường quốc lộ và cách Hà Nội chỉ khoảng 50km nên du khách có nhiều cách di chuyển đến Đường Lâm trong ngày.
Xe bus
Du khách có thể đến Đường Lâm bằng các tuyến xe buýt sau:
– Từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây đi tuyến số 71
– Từ bến xe Kim Mã đến bến xe Sơn Tây đi tuyến số 70
– Từ bến xe Hà Đông đến bến xe Sơn Tây đi tuyến số 77
Phương tiện tự túc
Có hai đường đi để du khách có thể lựa chọn:
– Từ Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, theo đường 21, đi qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32 thì có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm.
– Từ Hà Nội đi về phía Nhổn, theo đường 32 lên đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao nhau với đường 21 sẽ có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở bên tay trái đường.
* Tham khảo: Làng cổ Đường Lâm đi như thế nào?
Hãy một lần đến Làng cổ Đường Lâm để ngắm lại những nét xưa cũ, thưởng thức lại hương vị quê hương. Đến đây, du khách sẽ tìm lại được những “dư vị” của tuổi thơ đâu đó vẫn còn đọng lại trong miền ký ức xa xôi. Và hãy nhớ đồng hành cùng Kinhnghiem24h.edu.vn trong hành trình khám phá vẻ đẹp của làng cổ Đường Lâm hay những vùng đất mới nhé!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp