Khi về miền Tây, du khách sẽ có thể đến thăm rất nhiều những ngôi chùa nổi tiếng, không chỉ mang vẻ đẹp rất riêng mà những ngôi chùa này đều rất linh thiêng. Một trong số những ngôi chùa được biết đến nhiều nhất là chùa Hang – Phước Điền Tự. Vậy địa chỉ chùa Hang (Miền Tây) ở đâu? Du khách đã biết chưa?
Bạn đang đọc: Địa chỉ chùa Hang (An Giang) ở đâu? Du khách đã biết chưa?
1. Địa chỉ chùa Hang – An Giang
Chùa Hang – cái tên thân thuộc mà người dân đặt cho một trong những ngôi chùa nổi tiếng Phước Điền Tự. Phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất), cái tên Phước Điền có thể hiểu đơn giản là mảnh đất gieo trồng phước lành. Chùa Hang là một trong bốn di tích lịch sử của núi Sam gồm có: chùa Hang, miếu Bà chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu và Chùa Tây An.
Chùa Hang tọa lạc tại triền núi Sam. Chùa cách quần thể chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà chúa Xứ khoảng 1km và nằm trên tuyến đường Núi Sam – Nhà Bàng (An Giang). Vị trí của chùa Hang khá dễ tìm nên rất thuận lợi cho việc đi tham quan, tìm hiểu của du khách.
Chùa Hang là ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc tại triền núi Sam
Nằm trên triền núi Sam nên chùa Hang mang đến cho du khách một cảm nhận vô cùng tuyệt vời. Một không gian rất hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa hơn một trăm tuổi này có tầm nhìn vô cùng thoáng đãng và không gian yên tĩnh đầy tôn nghiêm.
Đứng tại hoa viên của chùa Hang, du khách có thể nhìn ngắm được toàn bộ đồng bằng ở phía chân núi Sam và xa hơn nữa là một màu xanh mướt trải dài của những vạt tràm và đồng lúa. Và ngoài ra, du khách cũng được ngắm một khung cảnh vô cùng hùng vĩ và nên thơ.
Mặt chính chùa Hang với hai bức tượng sư tử đá ở thềm chùa
2. Chùa Hang – Một công trình kiến trúc độc đáo
Nét kiến trúc độc đáo của chùa Hang được thể hiện ra ở rất nhiều chi tiết khác nhau, từ ngoài vào đến bên trong chùa.
Để lên đến chùa Hang, du khách sẽ băng qua những con đường nhỏ hẹp và quanh co với hai hàng cây xanh. Từ cổng, du khách sẽ leo bộ khoảng 300 bậc thang để lên tới chùa. Ngay phía trước chùa là một cây cột phướn cao tới hơn 20m. Mặt chính chùa Hang rộng 11m, bên hông rộng 10m, cuốn đá xanh, lát gạch bông…, thềm chùa có đặt một cặp sư tử đá lớn bằng xi măng. Chính điện thờ Phật Thích Ca, các vị Quan Âm…
Trong chùa có khá nhiều những bức hoành phi, liễn đối được chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo làm tăng thêm nét thẩm mỹ cho ngôi chùa. Trước sân chùa còn đặt những bức tượng La Hán được làm rất đẹp.
Tìm hiểu thêm: Tháng 5 nên đi tuần trăng mật ở đâu đẹp?
Bốn bức tượng La Hán trước sân chùa đầy uy nghi
Ngoài ra, khi nhìn từ cổng, du khách còn có thể thấy được hai bên chính điện là các khu tu học và sinh hoạt của các nhà sư trong chùa. Ngay phía trước chính điện là một hồ sen nhỏ, tạo nên sự tươi mát cho chùa Hang.
Phước Điền Tự được xây dựng khá tỉ mỉ với kiến trúc mái cong, nhiều tầng tháp khiến cho ngôi chùa không chỉ tăng thêm tôn nghiêm mà còn như giữ lại được chút gì đó rất cổ kính với tuổi đời hơn 100 năm lịch sử của mình.
Đi qua chính điện đến khuôn viên chùa, du khách sẽ tìm thấy một am nhỏ nằm trong hang động. Cái tên chùa Hang mà người dân nơi đây đặt cho Phước Điền tự có lẽ xuất phát từ đặc điểm kiến trúc độc đáo rất riêng này.
Phía bên trong hang, nằm hai bên am thờ là hai bức tượng rắn lớn Thanh Xà và Bạch Xà với đôi mắt được thắp sáng quắc bằng đèn khiến cho không gian nhuốm màu tâm linh và thêm một phần kì bí đầy ấn tượng với du khách.
3. Chùa Hang – Một địa chỉ tâm linh linh thiêng
Chùa Hang nổi tiếng không chỉ vì nét độc đáo trong kiến trúc hay vị trí đắc địa mang đến khung cảnh mê hồn mà Phước Điền tự là một địa chỉ tâm linh được nhiều người biết đến.
Tương truyền nơi đây có một giai thoại kì bí về lịch sử hình thành chùa Hang. Chùa Hang được xây dựng bởi bà Lê Thị Thơ (1818-1899), được gọi với pháp danh Diệu Thiện, ban đầu chỉ là một am tu nhỏ bằng lá tre. Bà là người Chợ Lớn, làm nghề may nên được dân gian gọi bằng cái tên Bà Thợ. Chùa Hang được xây dựng để làm nơi tu hành của bản thân Bà Thợ khi tuổi vẫn còn trẻ.
Truyện kể rằng, trước đây bà cũng có một gia đình của riêng mình nhưng do nhà chồng quá hà khắc nên bà đã phải lẩn trốn lên tận nơi biên thùy này để vừa bốc thuốc chữa bệnh vừa ngày ngày gõ mõ tu hành, mong sớm giải thoát được khỏi nghiệp duyên. Giai thoại kể lại rằng, ngay bên am tu có một hang núi sâu, bên trong hang núi trú ẩn một đôi mãng xà to lớn khác thường, con xanh là Thanh Xà, con trắng là Bạch Xà.
Khi nghe bà đọc kinh, đôi rắn bò lên khỏi hang và đã được bà thuần hóa, không còn hung tợn như trước đây nữa. Sau đó ngày ngày, cặp mãng xà đều cuộn tròn, nằm im sau lưng để lắng nghe bà đọc kinh, ăn chay và bảo vệ yên tĩnh nơi tu hành. Khi bà Thợ qua đời, đôi rắn cũng tự nhiên biến mất.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Hạ Long vào dịp tết
Đôi mãng xà trong hang đá gây ấn tượng mạnh với du khách
Giai thoại này càng làm tăng thêm nét tâm linh huyền bí của chùa Hang, cũng vì vậy mà hằng năm có rất đông du khách tín tâm đến đây cầu xin may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình, nhất là vào dịp lễ hội Bà chúa xứ núi Sam.
Bài viết trên đã mang đến cho du khách rất nhiều những thông tin về Phước Điền tự – chùa Hang nổi tiếng tại Miền Tây. Còn chờ gì nữa mà không đến ngay ngôi chùa linh thiêng này để tham quan và cầu may? Chúc quý khách một chuyến đi thuận lợi.
Theo Kinhnghiem24h.edu.vn