Sóc Trăng là một cái tên tương đối quen thuộc với du khách yêu thích du lịch tại vùng sông nước miền Tây. Sóc Trăng nổi tiếng nhất với những ngôi chùa và những lễ hội truyền thống của người Chăm. Đi du lịch Sóc Trăng có gì vui? Nếu du khách có kế hoạch đến Sóc Trăng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đi du lịch Sóc Trăng có gì vui?
1. Vài nét về Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng là một phần của đồng bằng sông Cửu Long, nằm tại cửa phía nam và là hạ nguồn của sông Hậu. Nơi này cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km và Cần Thơ 62km. Sở hữu nét đẹp đặc trưng của các tỉnh miền Tây, một nét đẹp giản dị và mộc mạc cùng sông nước mênh mông, Sóc Trăng đem đến cho du khách những trải nghiệm du lịch tuyệt vời nhất.
Quảng trường Sóc Trăng
Sóc Trăng có được nét văn hóa cực kì đặc biệt, một sự giao thoa hài hòa giữa người Chăm, người Hoa và người Việt. Có lẽ vì điều đó mà đã tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của Sóc Trăng, đặc biệt là về văn hóa lễ hội.
Mảnh đất Sóc Trăng cũng được thiên nhiên ưu ái trao cho sự màu mỡ tuyệt vời. Nơi đây cũng là một trong những điểm đến được chú ý bởi những miệt vườn trái cây với đủ loại trái cây thơm ngon, hấp dẫn. Những miệt vườn đầy nắng ấy sẽ “thổi bay” sự mệt mỏi, xô bồ của những thành phố sầm uất và đưa du khách quay trở về với một phần tuổi thơ, hòa mình vào thiên nhiên. Du lịch miệt vườn cũng là cách để du khách giảm stress sau những ngày học tập và làm việc mệt mỏi.
Thời điểm tốt nhất trong năm mà du khách nên lựa chọn để đến Sóc Trăng là vào tháng 10 âm lịch. Khoảng thời gian này mùa mưa đã kết thúc và du khách sẽ có một chuyến đi thuận lợi mà không gặp phải những cản trở của thời tiết. Ngoài ra, đến Sóc Trăng vào tháng 10 âm lịch, du khách cũng sẽ có cơ hội tham gia vào một trong những lễ hội lớn nhất tại nơi đây.
Có rất nhiều cách để đến Sóc Trăng. Du khách có thể đi ô tô, xe máy hay xe khách đường dài để đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến đây tùy vào tài chính và mong muốn của bản thân du khách. Với những du khách ở những tỉnh thành xa xôi hơn như Đà Nẵng, Hà Nội… du khách có thể lựa chọn đi máy bay đến thành phố Hồ Chí Minh sau đó sử dụng những phương thức trên để đến Sóc Trăng.
2. Những điểm đến tại Sóc Trăng
· Chợ nổi Ngã Năm: Khu chợ nổi này nằm tại vị trí cực kì đặc biệt. Đây là nơi giao nhau của năm con sông tỏa ra năm ngả khác nhau. Có lẽ vì lí do đó mà khu chợ nổi này mới được đặt cho cái tên nghe rất lạ tai này. Khu chợ nổi Ngã Năm này cực kì sầm uất, nơi đây buôn bán đủ loại mặt hàng nhưng nhiều nhất vẫn là hoa quả đặc sản của vùng sông nước. Nhìn từ trên cao, chợ nổi Ngã Năm tràn ngập màu sắc xanh đỏ, vàng rực rỡ bắt mắt của trái cây chín. Nếu du khách chưa từng đến những khu chợ nổi thì đây chính là một trải nghiệm rất thú vị.
Tìm hiểu thêm: Đặc sản Sapa – Đồ nướng Sapa
Hình ảnh sầm uất của khu chợ nổi
· Chùa Dơi: Chùa Dơi có vị trí cụ thể là số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, Sóc Trăng. Đây được coi là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc và văn hóa của người Chăm tại Sóc Trăng. Được xây dựng vào khoảng thế kỉ 15 nhưng cho đến tận bây giờ đẹp của ngôi chùa Dơi này vẫn không hề bị phai nhạt đi chút nào. Có chăng, nét đẹp của kiến trúc ngôi chùa theo thời gian chỉ như được phủ lên thêm một lớp cổ kính đầy lôi cuốn. Cái tên chùa Dơi bắt nguồn từ hàng ngàn con dơi treo mình trên cây trong khuôn viên của ngôi chùa.
· Bảo tàng Khmer: Đến với bảo tàng Khmer, du khách không chỉ được ngắm nhìn nét đẹp kiến trúc Khmer mà còn được tìm hiểu và hiểu thêm phần nào về những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm nơi đây. Bảo tàng Khmer tọa lạc tại phường 6, thị xã Sóc Trăng. Đây là cơ hội để những du khách yêu thích tìm hiểu những nền văn hóa có thể tiếp xúc được thêm với những thứ mới mẻ độc đáo của người Khmer.
· Vườn cò Tân Long: Sóc Trăng là nơi sinh sống và phát triển của tương đối nhiều loài động vật quý. Một trong những nơi đặc sắc nhất tại Sóc Trăng có thể kể đến vườn cò Tân Long. Vườn cò Tân Long là nơi cư trú của rất nhiều loại cò và trong đó có cả những loài cò quý hiếm. Với diện tích 1.5ha, nhiều loài cò khác nhau có thể cùng nhau chung sống và phát triển. Đến với vườn cò Tân Long, du khách không chỉ được nhìn ngắm từng đàn cò sải cánh bay lượn trên bầu trời, đắm chìm vào thiên nhiên mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của miền sông nước.
· Chùa Kh’leang: Chùa Kh’leang nằm tại số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, Sóc Trăng. Đây cũng là một trong những ngôi chùa của người Khmer nổi tiếng tại Sóc Trăng. Chùa Kh’leang có tuổi thọ lên đến 500 năm và là ngôi chùa cổ nhất tại tỉnh miền Tây này.
· Cồn Mỹ Phước: Cồn Mỹ Phước nổi tiếng với những miệt vườn trái cây trải dài tại Sóc Trăng. Nơi đây nhận được sự ưu ái của thiên nhiên giúp cho cây trái phát triển xanh tốt, đơm hoa kết quả. Đến với những miệt vườn tại cồn Mỹ Phước, du khách có thể tha hồ nhìn ngắm cũng như thưởng thức những loại trái cây tươi tại vườn. Những trái xoài vàng tươi, cam quýt có màu cam đẹp mắt… được hái trực tiếp từ trên cây. Vì vậy, khi thưởng thức, du khách còn cảm nhận được hương vị trái cây nhà vườn được lưu giữ trọn vẹn.
· Khu du lịch sinh thái Hồ Bể: Khu du lịch sinh thái Hồ Bể nằm tại phía nam sông Hậu. Nơi đây giáp ngay với biển và bãi biển cũng còn tương đối hoang sơ. Đến đây du khách sẽ không phải thất vọng.
3. Lễ hội tại Sóc Trăng
· Lễ hội Ooc Om Boc- Đua Ghe Ngo: Đây là lễ hội lớn nhất trong những lễ hội của người Khmer tại Sóc Trăng. Lễ hội này còn được gọi với cái tên khác là lễ cúng trăng hay lễ “đút cốm dẹp”. Trong lễ hội, người Khmer cúng trăng và bày tỏ sự biết ơn với mặt trăng. Họ cầu xin mặt trăng phù hộ cho một mùa màng tươi tốt bội thu và người dân có sức khỏe. Ở phần hội, người dân sẽ tổ chức đua Ghe Ngo (một loại thuyền độc mộc lớn) trên sông. Ngoài ra tại lễ hội còn rất nhiều những hoạt động thú vị khác nữa.
· Lễ Chol Chnăm Thmây: Lễ này chính là lễ mừng năm mới của người dân Khmer theo lịch cổ truyền. Vào lễ này, người Khmer cũng như người Kinh, họ cũng dọn dẹp và trang trí nhà cửa, mua sắm những bộ quần áo mới. Lễ Chol Chnăm Thmây gồm có ba ngày lễ: ngày Chôl sangkran thmây, ngày Wonbơf và ngày Lơng săk.
>>>>>Xem thêm: Những khách sạn view biển cực chất ở Vũng Tàu
Đoàn diễu hành trên biển lễ Nghinh Ông
· Lễ Nghinh Ông: Lễ hội này được tổ chức bởi người dân của huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Lễ Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21/3 âm lịch hằng năm tại Lăng Ông. Trong buổi lễ, Hầu Ông sau khi làm lễ theo truyền thống sẽ theo đoàn diễu hành lên thuyền rồi ra biển cúng Ông. Lễ Nghinh Ông được tổ chức để cầu mưa thuận gió hòa và người dân có được mùa màng bội thu.
· Thanh minh: Tiết thanh minh được đồng bào người Hoa tại Sóc Trăng tổ chức vào 4-5/5 hàng năm. Mỗi năm cứ đến dịp này, đồng bào người Hoa tại đây đều tổ chức tảo mộ. Những người làm ăn dù ở xa đến thế nào cũng sẽ thu xếp và về hiếu kính với tổ tiên. Mọi người dọn dẹp sạch sẽ mộ phần của tổ tiên và tổ chức cúng lễ. Đây là một phần phong tục thể hiện sự biết ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ bản thân và gia đình trong vòng một năm qua.
Hi vọng rằng qua bài viết trên, du khách đã lựa chọn được điểm đến phù hợp với chuyến du lịch Sóc Trăng của bản thân trong thời gian tới. Chúc cho du khách có một kì nghỉ vui vẻ và nhiều kỉ niệm.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp