Tây Bắc vào những ngày tháng 3 và tháng 4 hàng năm, du khách lại có cơ hội được tận mắt thấy đặc sản Sapa – măng vầu Sapa mọc ở khắp mọi nơi. Loại măng này không chỉ được người dân địa phương dùng làm món măng chua ngon trứ danh mà còn được dùng để chế biến thành những món ăn tuyệt ngon không đâu sánh bằng.
Bạn đang đọc: Đặc sản Sapa – Măng vầu Sapa
Tham khảo: Tour Sapa
Đôi nét về măng vầu Sapa
Măng vầu không chỉ là đặc sản của Sapa mà còn là của cả vùng Tây Bắc. Loại măng này thường xuất hiện sau những trận mưa xuân lất phất.
Vào thời điểm này, già trẻ gái trai trong làng sẽ rủ nhau lên núi để đào măng, một phần được dùng để ăn trong gia đình, phần còn dư sẽ được mang ra bán tại chợ phiên của người đồng bào dân tộc.
Măng vầu là đặc sản của cả vùng Tây Bắc
VF171:Tour Du Lịch Sapa – Chợ Bắc Hà 1 Ngày
Khởi hành:Chủ Nhật Hàng Tuần (Từ 8h00 – 17h30)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sapa
Lịch trình: Sapa – Chợ Bắc Hà
Giá Từ
Xem Tour
Theo các nhà khoa học, măng vầu rất dễ tính và ưa đất, nghĩa là nó có thể mọc ở bất kỳ đâu. Thế nhưng, điều thú vị là loại măng này lại chọn vùng cao Tây Bắc làm nơi sinh sôi, phát triển. Nó đã bám rễ từ bao đời nay và là một sản vật có ý nghĩa đặc biệt qua trọng đối với người dân Sapa.
Hiện nay, do tính kinh tế cao mà ngoài loại mọc tự nhiên trong rừng hay ven suối, măng vầu đã bắt đầu được nhân giống để trồng trong vườn nhà, trở thành đặc sản khi du lịch Sapa.
Khi đến thăm thị trấn vùng cao Tây Bắc, du khách có thể thưởng thức ngay tại chỗ các món ăn được chế biến từ măng vầu tươi hoặc mua măng chua để làm quà tặng cho bạn bè, người thân.
Công việc khai thác măng vầu ở Sapa
Khám phá du lịch Sapa, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy măng vầu được bày bán ở khắp nơi. Thế nhưng ít ai biết được rằng, để có được những cây măng ngon nhất, chất lượng nhất, người đồng bào dân tộc nơi đây đã phải mất rất nhiều công sức.
Thông thường, công việc tìm và đào “ấu măng” vầu sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm. Từ trong lòng đất, những ngọn vầu non sẽ đâm lên và mọc thành những cây măng nhỏ.
Muốn đào được măng, người dân địa phương phải mang theo thuổng, gùi cùng lương thực và nước uống cho hành trình đào măng trên núi.
Công việc tưởng chừng như đơn giản này hóa ra lại không hề dễ dàng. Măng vầu non chất lượng phải là những ngọn còn nằm ủ trong lòng đất, khi đã nhú hết lên cao thì sẽ không ngon và thơm bằng.
Vậy nên, muốn khai thác được người dân phải luồn vào những bụi rậm, tìm đến các gốc măng hoặc quan sát thật kỹ xung quanh xem có khe đất nứt ra hay không.
Công việc khai thác măng vầu không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ
Một chuyến đi tìm măng thường sẽ trải qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên sẽ là tìm măng vầu trong lòng đất. Giai đoạn này được đánh giá là khó khăn nhất, khi người đồng bào dân tộc phải quan sát thật kỹ cũng như phải có kinh nghiệm nhất định khi đi tìm và đào măng.
Bù lại, măng đào được ở giai đoạn này sẽ rất ngon, thơm và bán rất được giá.
Khi không thể tìm thêm những ngọn măng vầu nằm ủ trong lòng đất, người ta sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ hai là tìm măng đã mọc vượt mặt đất. Song, họ chỉ chọn những ngọn măng có độ dài khoảng 25cm, vì như vậy vẫn giữ được vị ngon nhất định của măng.
Ở giai đoạn thứ ba, người ta sẽ tìm những ngọn măng đã cao quá đầu gối. Loại măng này có chất lượng không cao, khi ăn vào sẽ có vị đắng và không ngon bằng hai giai đoạn trước. Mặc dù vậy, nó vẫn được khai thác vì có thể sử dụng để chế biến thành một số món ăn ngon phục vụ du khách.
* Tham khảo thêm: ăn gì ở Sapa là ngon?
Tìm hiểu thêm: “Thông tin” Ngày Nhà giáo Việt Nam được thành lập năm nào?
Loại Măng Vầu cao tới đầu gối thường có chất lượng không cao, thường được khai thác để chế biến thành nhiều món ăn ngon
Những phương thức chế biến măng vầu
Măng vầu sau khi khai thác sẽ mang đến khá nhiều sự lựa chọn cho bà con nơi đây. Họ có thể để nguyên vỏ hoặc bóc sẵn và mang xuống chợ phiên để bán, giá cho mỗi ký măng vào khoảng 12.000 – 15.000 đồng. Đây được xem là một khoản thu nhập đáng kể đối với những người dân địa phương.
Nếu không muốn mang đi bán, họ có thể trực tiếp chế biến thành các món ăn ngon để phục vụ du khách gần xa. Có thể kể đến một số món hấp dẫn như măng vầu nướng trên bếp lửa chấm với muối ớt, măng vầu xào lòng gà vô cùng dân dã và ngon miệng…
Với những ngọn măng được thu hoạch ở “giai đoạn 2”, người đồng bào dân tộc nơi đây có thể mang về bóc vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ rồi cho vào chum và ủ trong khoảng 20 – 30 ngày. Sau đó, họ sẽ có được món măng chua ngon trứ danh mà mọi du khách đều muốn thưởng thức dù chỉ một lần.
Măng vầu được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon phục vụ du khách
>>>>>Xem thêm: Đặc sản Trà Vinh – Bánh tét cốm dẹp
VF48:Tour Du Lịch Sapa – Thác Bạc 3 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 21:00 – 16:00)
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Bản Cát Cát – Sapa – Hàm Rồng – Sapa – Thác Bạc – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Với những cây măng vầu trưởng thành cao quá đầu gối, cách chế biến là mang đi luộc rồi chấm cùng mẻ chua chưng. Thêm một vài con cá suối là sẽ có một bữa tiệc đậm chất núi rừng mà có lẽ, những ai đã có cơ hội thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.
Ngoài măng vầu, nấm hương Sapa cũng là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Sapa. Nấm rừng sẽ được người dân khai thác và gom thành từng xâu nhỏ, có hương vị rất thơm ngon. Thưởng thức rồi, Quý khách đừng quên mua về làm quà cho bạn bè và người thân nhé.
Hy vọng rằng, những thông tin về đặc sản Sapa – măng vầu Sapa sẽ giúp Quý khách biết thêm một loại đặc sản của vùng đất này. Ngoài ra, Quý khách cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại đặc sản khác của Sapa tại website của Kinhnghiem24h.edu.vn.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp