​Đặc sản Sapa – cá hồi Sapa

Ít ai biết rằng những chú cá hồi tưởng chừng chỉ có nơi trời Tây lại được nuôi thả và trở thành một trong các loại đặc sản nổi tiếng nhất Sapa. Đến với “thiên đường mù sương” Sapa, thưởng thức những món ngon chế biến từ cá hồi Sapa có lẽ là một trong những trải nghiệm đặc biệt và thú vị nhất. Mời du khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn cùng tìm hiểu đặc sản Sapa – cá hồi Sa Pa qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: ​Đặc sản Sapa – cá hồi Sapa

* Tham khảo thêm: nên ăn gì ở Sapa?

Đôi nét về nghề nuôi cá hồi tại Sapa

Sapa là một huyện miền núi thuộc khu vực vùng núi cao Tây Bắc nước ta. Nằm ở độ cao khoảng 1.500m đến 1.600m so với mực nước biển, Sapa thừa hưởng nền khí hậu mang nhiều màu sắc ôn đới với nhiệt độ trung bình năm là 15,3 độ C.

Ưu thế về khí hậu này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi không chỉ giúp đẩy mạnh ngành du lịch Sapa mà còn mở rộng, phát triển ngành nông nghiệp nuôi trồng thực phẩm ôn đới tại Sapa. Trong đó, tiêu biểu nhất có thể kể đến nghề nuôi cá nước lạnh, nổi bật với giống cá hồi vân.

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

Cá Hồi là một món ăn đặc sản nổi tiếng ở vùng Sapa
​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

VF48:Tour Du Lịch Sapa – Thác Bạc 3 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 21:00 – 16:00)

Thời gian: 3 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Bản Cát Cát – Sapa – Hàm Rồng – Sapa – Thác Bạc – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Nghề nuôi cá hồi tại Sapa bắt đầu từ năm 2004. Tháng 8/2004, dự án nuôi cá hồi tại Việt Nam với tổng kinh phí 4 tỉ đồng chính thức khởi động với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Phần Lan, Bộ Thuỷ Sản và tỉnh Lào Cai.

Đến đầu năm 2006, sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu và nuôi thử nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 chính thức thông báo: “Dự án nuôi cá hồi tại Việt Nam đã thành công”. Từ đây nghề nuôi cá hồi phát triển và dần phổ biến tại Sapa.

Tính đến nay, toàn huyện Sapa có hơn 30 cơ sở nuôi cá hồi, tập trung nhiều tại các xã Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Tả Van, Tả Phìn, San Sả Hồ, Lào Chải, thị trấn Sapa…

Rất nhiều du khách ngạc nhiên khi cá hồi lại có thể nuôi tại Sapa vì cá hồi hầu như chỉ sinh sống tự nhiên cũng như được nuôi nhiều ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu.

Loài cá này thường sống trong môi trường “nước động” với nhiệt độ thấp và có tập quán sinh sản đẻ trứng ngược dòng nước. Thế mà nay cá hồi lại có thể nuôi tại Việt Nam – một đất nước đặc trưng với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa.

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

Ưu thế về khí hậu đã tạo điều kiện cho Sapa phát triển nghề nuôi cá hồi nước lạnh

Các cơ sở nuôi cá hồi tại Sapa nuôi cá theo hình thức nhập trứng cá đã thụ tinh từ châu Âu về và nuôi trong môi trường nước lạnh. Tầm 1,5 đến 2 tháng, trứng sẽ nở thành cá con.

Khi cá con ươm giống đạt trọng lượng khoảng 30 gram thì sẽ được chuyển sang hồ nuôi thương phẩm. Nước nuôi cá hồi phải là nước sạch và lạnh. Vì cá hồi ưa “nước động” nên các bể nuôi cá thường đặt gần nơi đầu nguồn của các con sông suối.

Sau 2 năm nuôi, mỗi con cá hồi thường đạt trọng lượng 1,8 đến 2,5kg.

Cá hồi – đặc sản độc đáo tại Sapa

Việc cá hồi được “vẫy vùng” tại Sapa đã mang đến cho vùng đất xinh đẹp này thêm một món đặc sản khi du lịch Sapa độc đáo và hấp dẫn.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, đôi khi có cả tuyết rơi giúp màu sắc cũng như chất lượng của cá hồi Sapa không hề kém cạnh cá hồi nhập khẩu. Cá hồi Sapa có màu hồng tươi, thớ săn, thịt mềm nhưng rất chắc, béo ngọt nhưng ít mỡ.

Có rất nhiều cách chế biến cá hồi. Trong đó, các cách chế biến cá hồi ngon nhất có thể kể đến:

Lẩu cá hồi: Nguyên liệu chính của lẩu gồm đầu cá hồi và phi lê cá thái mỏng, nấu cùng thịt vụn, cà chua bổ múi, thơm thái miếng… Lẩu ăn cùng với bún tươi và một số loại rau được trông ngay tại Sapa như cải thảo, rau muống… Nước lẩu cá hồi rất thơm, ngọt thanh, đậm đà. Thịt cá tuy béo nhưng ăn nhiều không gây ngán.

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

Lẩu cá hồi là một món ăn đặc sản thơm ngon, nổi tiếng cho thực khách lựa chọn thưởng thức khi có dịp ghé lại Sapa

Gỏi cá hồi: Món ăn thường sử dụng thịt cá hồi sống. Thịt được thái thành từng lát, xếp khéo léo trên dĩa. Khi ăn, người ta thường ăn thịt cá cùng các loại rau, dưa và thơm, chấm mù tạt.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Huế theo mùa

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

thơm ngon món gỏi cá hồi Sapa

Cá hồi nướng: Cá hồi được nướng nguyên con. Lớp da vàng cháy xém rất giòn, phần thịt bên trong ngọt thanh, không bị khô, vẫn giữ được độ ẩm. Cá hồi nướng có thể cuốn trong bánh tráng cùng với rau dưa, chấm nước mắm.

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

Món cá hồi nướng Sapa được khá nhiều người ưa thích, thưởng thức
​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

VF46:Tour Du Lịch Sapa – Bản Cát Cát – Hàm Rồng 3 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 21h00 – 16h00)

Thời gian: 3 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Bản Cát Cát – Sapa – Hàm Rồng – Lào Cai – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Cá hồi hấp: Món ăn này tuy có cách chế biến khá đơn giản nhưng lại là món giữ gần như trọn vẹn hương vị đặc trưng của cá hồi Sapa. Thịt cá sau khi hấp rất thơm. Khi ăn, du khách có thể cảm nhận được vị ngọt của thịt cá lưu lại nơi cổ họng.

​Đặc sản Sapa - cá hồi Sapa

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch Hội An tự túc sau Tết

Thưởng thức đặc sản Cá Hồi Hấp Sapa

Bên cạnh các cách chế biến trên, cá hồi Sapa còn có nhiều cách chế biến khác như chiên xù, nấu cà ri, làm salad, kho tộ…

Ngoài cá hồi Sa Pa, “xứ sở sương mù” Sapa còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng khác rượu ngô Bắc Hà, rượu Táo Mèo, đào, măng vầu, thịt lợn “cắp nách”… Về hoa quả tươi, có thể kể đến đào, nho, lê, mận hậu Bắc Hà… Để biết các loại đặc sản Sapa, mời du khách tham khảo bài chia sẻ: “Chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa”.

Nếu có dịp đến Sapa, du khách đừng quên thưởng thức đặc sản Sapa – cá hồi Sa Pa nhé! Cảm ơn du khách đã theo dõi bài viết. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến Kinhnghiem24h.edu.vn 1900 6749.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *