Bánh chưng Nhật Lệ là món ăn nổi tiếng xứ Huế không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người dân cố đô Huế.
Bạn đang đọc: Đặc sản Huế – Bánh chưng Nhật Lệ
1. Giới thiệu bánh chưng Nhật Lệ
Bánh chưng Nhật Lệ được sinh ra từ một cửa hàng nhỏ trên phố Nhật Lệ. Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, bánh chưng trở thành đặc sản trên con phố giàu truyền thống làm bánh Nhật Lệ. Hiện nay, phố Nhật Lệ vẫn còn 3 cửa hàng bán bánh chưng Nhật Lệ, lần lượt là cửa hàng Mệ tóc bạc của bà Đào Thị Bê, cửa hàng bánh chưng Nhật Lệ của bà Đinh Thị Thêm và cửa hàng bánh chưng nằm ở ngã tư Nhật Lệ – Đinh Tiên Hoàng.
Bánh chưng Nhật Lệ là món bánh truyền thống nổi tiếng của phố Nhật Lệ – Huế
Trong những ngày giáp Tết, phố bánh chưng Nhật Lệ vô cùng đông đúc, người dân bản xứ cùng du khách tham gia tour du lịch Huế đến để đặt mua bánh. Cả con phố trở nên sôi động bởi dòng người tấp nập qua lại đặt và mua bánh. Trong không khí phấn khởi đón tết, mùi hương bánh chưng thoang thoảng khắp dãy phố càng làm cho lòng người xôn xao chuẩn bị đón Tết âm lịch sắp về.
Trong những đặc sản Huế dịp Tết, bánh chưng Nhật Lệ được xem là một trong những loại bánh mang hương vị thơm ngon và rất khó làm. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu làm bánh, gói bánh đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận của người làm bánh.
Bánh nhìn rất ngon với nhân thịt, đậu xanh và gạo nếp
Theo nhận xét của bà Đào Thị Bê, chủ một cửa hàng hơn 40 năm tuổi làm bánh trên đường Nhật Lệ: “Để tạo nên hương vị thơm ngon của bánh chưng Nhật Lệ, người làm bánh cần phải chu đáo từ khâu chọn nguyên liệu làm bánh đến khi luộc bánh chín”.
2. Các công đoạn để chế biến bánh chưng Nhật Lệ
Để làm nên một chiếc bánh chưng Nhật Lệ mang hương vị thơm ngon tuyệt vời, người chế biến phải cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu để làm bánh. Gạo để làm bánh là loại gạo nếp trắng tròn, dẻo thơm của vùng Quảng Điền, nhân đậu phải là đậu xanh còn nguyên lõi, được đãi sạch và nấu chín, thịt phải là thịt ba rọi còn tươi mới mổ, nửa nạc nửa mỡ, tiêu phải được đặt từ Gia Lai, lá được dùng để gói bánh là lá dong hay lá chuối đã được rửa sạch…
Tìm hiểu thêm: “Bật mí” địa chỉ Chợ Cồn Đà Nẵng nằm ở đâu?
Gói bánh là công đoạn quan trọng để bánh trông đẹp mắt nhất
Khâu chuẩn bị nguyên liệu chỉ là một phần trong quy trình làm bánh. Muốn cho bánh được thơm và ngon, các công đoạn còn lại như gói bánh, xếp bánh vào thùng và luộc bánh cũng phải được làm thật kĩ càng. Để bánh nhìn thật đẹp và đều nhân khi cắt thì người làm bánh phải có con mắt tinh tế để canh thật chuẩn xác bao nhiêu thịt, gạo nếp và đậu xanh. Lúc đong nguyên liệu, đếm lá gói cũng phải đo đếm từng chiếc một. Lúc gói bánh cũng phải buộc dây thật đều, gói quá chặt thì bánh sẽ chóng lại gạo, còn gói lỏng thì bánh sẽ bị nhão…
Luộc bánh là công đoạn quan trọng nhất quyết định nên hương vị của bánh chưng Nhật Lệ. Để bánh chín đều, phải canh thời gian bánh chín đúng trong khoảng từ 10h – 12h, không được sớm cũng không được muộn và đặc biệt không được sử dụng hóa chất làm chín nhanh. Làm như vậy các nguyên liệu sẽ chín đều và liên kết với nhau.
Bánh được sắp ngay ngắn trong nồi chuẩn bị luộc chín
Một bí quyết để bánh chưng Nhật Lệ thơm ngon và để được lâu chính là cách chuẩn bị gạo nếp. Họ không ngâm gạo như những chỗ khác mà lại đãi gạo nếp rất kĩ, sau đó để ráo hết nước mới gói bánh. Làm như vậy gạo nếp sẽ không lên men nên bánh có thể để được trong một thời gian dài. Đó cũng là một trong những lý do khiến khách du lịch thích thú với món bánh được mệnh danh là đặc sản Huế ngon nhất này.
3. Bánh chưng Nhật Lệ không thể thiếu trong ngày Tết ở Huế
Những ngày giáp Tết, nếu ai đến phố Nhật Lệ chắc chắn sẽ quen với hình ảnh những chiếc nồi khổng lồ nghi ngút khói trên những lò than hồng nóng hổi. Bên cạnh những nồi bánh được nấu ngày đêm là hình ảnh những người thợ ngồi chuẩn bị gạo nếp, lá chuối gói bánh và canh lửa bếp than… Ngoài đường là hình ảnh người người xếp hàng chọn lựa và mua bánh, có người mua về làm quà tặng người thân, cũng có người mua về để cúng tổ tiên… làm cho không khí trên phố Nhật Lệ những ngày này vô cùng sôi động.
>>>>>Xem thêm: Du lịch Vũng Tàu cho khách nước ngoài
Đến Tết, người dân Nhật Lệ lại tụ họp làm bánh chưng
Càng gần mùng 1 Tết, lượng đơn đặt hàng bánh chưng Nhật Lệ quá đông, bánh làm không kịp để khách mua khiến người thợ làm không kịp rảnh tay, có lúc làm qua đêm, thế nhưng không gian bếp vẫn tràn ngập nụ cười. Dù mệt nhọc nhưng họ cảm thấy vui vì những chiếc bánh họ làm ra được người người yêu thích.
Ngoài bánh chưng Nhật Lệ, Huế vẫn còn rất nhiều món bánh được người người yêu thích như bánh khoái Huế, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ram ít… Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực Huế vô cùng đặc sắc.
Du khách có thể tham khảo thêm ẩm thực Huế qua bài “bánh khoái Huế” nhé.
Bánh chưng Nhật Lệ là món bánh đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết ở Huế. Đối với người dân Huế cũng như khách du lịch, cái tên bánh chưng Nhật Lệ mãi là một món ăn ngon trong ẩm thực Tết của Huế, là một món quà đặc biệt đón xuân về. Nếu du khách đến Huế du lịch dịp Tết, hãy nhớ mua những chiếc bánh chưng Nhật Lệ về làm quà cho người thân và gia đình nhé.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp