Nằm phía Tây tỉnh Tiền Giang, huyện Cái Bè được nhiều du khách biết đến với chợ nổi Cái Bè Tiền Giang – đặc trưng cho văn hóa sông nước miền Tây. Không chỉ thế, Cái Bè còn là nơi có nhiều đặc sản vùng sông nước. Nổi tiếng ở Cái Bè phải kể đến là các loại cây ăn trái, bởi nơi đây được xem là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang. Qua bài viết này, Kinhnghiem24h.edu.vn muốn giới thiệu đến quý khách một số đặc sản Cái Bè – Tiền Giang để du khách có thể tham khảo. Và nếu có dịp du lịch Tiền Giang ghé thăm huyện Cái Bè, du khách có thể chọn mua những sản phẩm đặc sản nơi đây về làm quà cho người thân, bạn bè.
Bạn đang đọc: Đặc sản Cái Bè – Tiền Giang
Bưởi lông Cổ Cò
Bưởi lông Cổ Cò khi chín có màu xanh vàng, ruột màu hồng nhạt, múi to, vị ngọt thanh
Bưởi lông Cổ Cò được trồng lâu đời ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong ba giống bưởi có diện tích và sản lượng lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo như tìm hiểu của Kinhnghiem24h.edu.vn, bưởi lông Cổ Cò có nguồn gốc từ một cây bưởi hiếm được trồng sau nhà một điền chủ của ông Cai Huỳnh ở rạch Cổ Cò (thuộc xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Tên gọi “bưởi lông” là do mọi người thấy bên ngoài trái bưởi có lớp lông tơ mịn bao phủ xung quanh. Bưởi lông Cổ Cò có dạng hình quả lê, khi chín vỏ có màu xanh vàng, ruột có màu hồng nhạt, nước nhiều, vị ngọt đến chua nhẹ, mùi thơm và ít hạt. Nếu có cơ hội du lịch Tiền Giang, du khách nhớ nếm thử mùi vị bưởi lông Cổ Cò để cảm nhận được hết vị ngon của loại bưởi đặc biệt này.
Nhãn Thạch Kiệt
Nhãn Thạch Kiệt cơm dày, khô giòn, hạt nhỏ, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn
Nhãn Thạch Kiệt là giống nhãn mới được trồng nhiều ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cũng giống như các giống nhãn khác, nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng một năm là có thể cho trái thu hoạch. Nhãn Thạch Kiệt có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống nhãn khác đó là có thể kháng được bệnh chổi rồng – bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn, bệnh tấn công và gây hại trên các đọt non và hoa nhãn. Giống nhãn Thạch Kiệt có cơm dày, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai và cho năng suất cao. Nhãn Thạch Kiệt chống chịu sâu bệnh tốt rất phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Khi đủ độ chín, nhãn Thạch Kiệt hao hao giống nhãn Ido những có mã (hình dáng) đẹp hơn. Nhãn Thạch Kiệt có hương thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, cơm nhãn dày, ăn rất ngon. Hiện nay, nông dân huyện Cái Bè đã phát triển diện tích trồng nhãn Thạch Kiệt lên hơn 40ha, tập trung ở các xã gồm An Hữu, Mỹ Đức Tây, Tân Thanh, Tân Hưng và Hòa Khánh.
Quýt đường Cái Bè
Tìm hiểu thêm: Du lịch Hạ Long đi về trong ngày
Quýt đường ra trái quanh năm mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Cái Bè – Tiền Giang
Quýt đường Cái Bè từ lâu đã là loại trái cây “độc nhất vô nhị” của tỉnh Tiền Giang. Trái quýt này có ưu điểm là vỏ mỏng, da trơn láng, vỏ khi chín chuyển sang màu vàng. Múi quýt khi chín có màu vàng mọng nước, mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt thanh. Chỉ cần lột vỏ quýt thì hương thơm lan tỏa khắp nơi, rất dễ chịu và kích thích vị giác. Quýt Cái Bè nổi tiếng từ trước giải phóng với chủ yếu trồng các giống quýt đường, quýt ta và quýt tiều hồng. Lúc đó, cả một vùng đều trồng quýt và chỉ trồng bằng hạt. Ngày nay, quýt đường được trồng nhiều ở Cái Bè và trở nên phổ biến hơn so với hai giống quýt còn lại. Quýt đường Cái Bè cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương Cái Bè. Du khách đi du lịch miền Tây về Tiền Giang, nhớ tìm về huyện Cái Bè để tham quan và thưởng thức đặc sản quýt đường nơi đây.
Cam sành Cái Bè
>>>>>Xem thêm: Lễ nhà thờ Bãi Dâu Vũng Tàu
Vào mùa vụ, thương lái từ khắp nơi đổ về thu mua cam sành ngay tại nhà vườn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Cam sành là một trong những giống cam ngon, nổi tiếng ở Việt Nam, mang đậm hương vị Việt. Cam sành được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qủa cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu xanh nhạt, các múi thịt có màu cam. Cam sanh cho trái to, khi chín màu vàng sậm, nhiều nước, mùi vị thơm. Tỉnh Tiền Giang hiện có trên 5.000ha trồng cam, trong đó, cam sành chiếm khoảng 2 phần 3 tổng diện tích, tập trung tại các địa phương như Cái bè, Cai Lậy, Châu Thành… Cam sành thường cho quả bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Ngoài ra, đặc sản Cái Bè – Tiền Giang còn có nhiều loại cây ăn quả như cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, mận, hồng đào, vú sữa… So với các miệt vườn ở miền Tây Nam Bộ thì miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú bậc nhất”. Trái cây đặc sản Cái Bè cho quả bốn mùa, mùa nào thức ấy thơm ngon nên được rất nhiều du khách ghé thăm.
Kinhnghiem24h.edu.vn