Đồng Tháp là một cái tên vô cùng quen thuộc với người dân Việt nói chung và dân du lịch nói riêng. Đồng Tháp nổi tiếng vì cảnh sắc nơi đây rất phù hợp với du lịch sinh thái. Hơn thế, điểm đến này còn sở hữu rất nhiều di tích lịch sử, chùa chiền lâu đời, mang đậm dấu ấn thời gian. Nhắc đến chùa tại Đồng Tháp, du khách chắc chắn không nên bỏ lỡ chùa Tháp Linh – ngôi chùa mang đậm dấu ấn xưa của Đồng Tháp.
Bạn đang đọc: Chùa Tháp Linh – Ngôi chùa mang đậm dấu ấn xưa của Đồng Tháp
1. Vài nét về Tháp Linh
Chùa Tháp Linh ở đâu? Ngôi chùa này tọa lạc tại ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và nằm trong khu di tích Gò Tháp. Tháp Linh còn có cái tên khác là Tháp Mười cổ tự rất phổ biến trước đây. Chùa theo hệ phái Bắc Tông.
Toàn cảnh chùa Pháp Linh
Khu di tích Gò Tháp cách thị xã cao lãnh khoảng 42km, gồm có 5 điểm chính: Gò Tháp Mười, chùa Tháp Linh, khu mộ và đền thờ cụ Đóc binh Kiều và Võ Duy Dương, gò Minh Sư và miếu Bà chúa Xứ. Chùa Tháp Linh nằm cách gò Tháp Mười khoảng 100m về phía nam. Khu di tích Gò Tháp đã mang lại cho những nhà khảo cổ đến đây khai quật rất nhiều di vật, di tích của nền văn hóa Phù Nam đã tồn tại cách đây gần 13 thế kỉ. Hàng năm, hàng ngàn lượt khách du lịch đổ về đây tham quan lễ bái, nhất là vào dịp lễ hội được tổ chức vào rằm tháng ba và tháng mười một âm lịch.
Kiến trúc chùa Tháp Linh nổi bật với bố cục mặt bằng nền chùa hình chữ “Công” gồm có bảy hạng mục: cổng chùa, sân chùa, đài Quán Thế Âm, chánh điện, hậu tổ, nhà dành cho tăng ni. Chánh điện được bài trí rất trang nghiêm, trang trọng. Ở chính giữa, Đức Phật Thích Ca đang thiền định trên đài sen. Đây là một nơi rất phù hợp cho những Phật tử tín tâm đến lễ bái, cầu phúc.
2. Lịch sử lập chùa
Trước năm 1975, ngôi chùa Tháp Linh vẫn còn nằm trên Gò Tháp Mười, được xây cất đơn giản: lợp lá, nền gạch ở triền gò. Nơi đây được biết đến là cổ tự (chùa cổ), tuy nhiên, vẫn không ai có thể kiểm chứng hay khẳng định về lịch sử của chùa Tháp Linh. Niên đại ngôi chùa vẫn còn là một ẩn số cho tới tận ngày nay. Thậm chí ngay cả người giữ chùa cũng không rõ chùa được xây cất vào năm nào. Qua nghiên cứu, ngôi chùa chắc chắn không xuất hiện trước năm 1853.
Ấn tượng ngôi chùa thời điểm đó mang lại được mô tả trong cuốn “Bảy ngày Đồng Tháp Mười” của tác giả Nguyễn Hiến Lê: “một ngôi chùa bằng gạch, rộng thênh thang mà đồ thờ rất ít, chỉ có vài tượng Phật bằng gỗ sơn hoặc để mộc, vài bình hương, một ngọn đèn dầu cá leo lét. Không có một bức hoành, một đôi liễn”. Từ ngôi chùa này đã có rất nhiều người được vận động tham gia kháng chiến chống Pháp và tên tuổi của họ được lưu danh sử sách mãi về sau.
Tìm hiểu thêm: Địa điểm du lịch Hạ Long – Đảo Cô Tô
Bức tượng tại gò Tháp
Cho đến năm 1956, chính quyền của Ngô Đình Diệm đã di dời chùa Tháp Linh khỏi gò 100m về phía nam. Vị trí trên gò nhường chỗ cho tòa tháp 10 tầng, cao gần 40m. Tuy nhiên, tòa tháp này chỉ tồn tại được đến năm 1960 thì bị đánh sập. Sau khi di dời, chùa Tháp Linh được cất tạm, lợp lá, xây tường… Trước 1975 ngôi chùa sở hữu rất nhiều tượng gỗ, đến 1990, một số bức tượng đã được chuyển đi để bảo quản.
Năm 1992, ngôi chùa được xây lại bằng vật liệu kiên cố. Bảy năm sau, năm 1999, trụ trì Thích Thanh Trí đã về trụ trì chùa và cho xây dựng lại thành một ngôi chùa khang trang như ngày nay du khách vẫn thấy.
>>>>>Xem thêm: Không nên đi du lịch Mũi Né vào tháng nào?
Góc chính diện của chùa vào mùa lễ hội
3. Bức tượng Sư tử huyền thoại ở chùa Tháp Linh
Trước năm 1955, Tháp Linh sở hữu một bức tượng đá của sinh vật “khác lạ” mà sau này được xác thực là con “Tao”. Tao là tên của con sư tử huyền thoại trong đạo Bà La Môn. “Tao” tượng trưng cho sức mạnh chính phái trong đạo Bà La Môn và được tạc tượng để canh giữ đền đài trong đạo này.
Năm đó, khi hoàn thành tòa tháp 10 tầng trên gò, Ngô Đình Diệm được mời đến cắt băng khánh thành. Ông ta đã vô tình phát hiện ra linh vật này và lấy cơ “mượn làm mẫu” để chiếm đoạt luôn và không trả lại cho nhà chùa. Các vị trụ trì thời điểm đó vì không có tiếng nói và thế lực nên không dám lên tiếng đòi lại.
Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị đảo chính và thiệt mạng, một trong hai vị trụ trì trước đây (hiện tại đang tu tại một ngôi chùa khác) đã lên đường đến Sài Gòn và thành công mang về một đôi linh vật “Tao”. Trong đôi linh vật đó, con bị cụt đuôi là của chùa Pháp Linh, con còn lại vẫn chưa xác định được Ngô Đình Diệm đã lấy ở nơi nào.
Trải qua một quãng thời gian rất dài, chùa Pháp Linh mới có được dáng vẻ, kiến trúc của ngày hôm nay. Đây là điểm đến tuyệt vời để du khách trải nghiệm. Chúc cho du khách có một chuyến đi thuận lợi và may mắn. Cần tư vấn về Tour du lịch Đồng Tháp đến viếng chùa Tháp Linh, Quý khách hãy liên hệ ngay với Kinhnghiem24h.edu.vn qua số 028 7300 6749.
Du lịch Việt vui tổng hợp