Chùa Sắc Tứ Khải Đoan có lối kiến trúc đặc trưng của cung đình Huế. Chùa thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái mỗi năm. Đây là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo có mặt tại Đắk Lắk và là một trong những ngôi chùa cuối cùng được phong hiệu “sắc tứ”. Nằm giữa lòng thành phố Buôn Mê Thuột nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa sắc tứ Khải Đoan là điểm đến mang nhiều điều thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến Buôn Mê Thuột.
Bạn đang đọc: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Ngôi chùa cổ mang nét đẹp độc đáo vượt thời gian
1. Đôi nét về chùa sắc tứ Khải Đoan
Chùa sắc tứ Khải Đoan nằm tại số 117 Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tên gọi của ngôi chùa được ghép từ tên của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy. Bên cạnh đó, chùa còn được mọi người gọi là chùa Lớn hay chùa Tỉnh Hội.
Chùa sắc tứ Khải Đoan là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột
Chùa được xây dựng vô cùng kỳ công và tỉ mỉ với diện tích lên đến gần 7 mẫu đất. Chùa sắc tứ Khải Đoan là công trình Phật giáo có quy mô hoành tráng ở Buôn Mê Thuột. Chùa sắc tứ Khải Đoan hiện nay được bổ sung rất nhiều hạng mục công trình kiến trúc mới nhưng vẫn giữ nguyên chánh điện cũ. Chùa là một trong những nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Cách di chuyển tới chùa sắc tứ Khải Đoan
Chùa sắc tứ Khải Đoan chỉ nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 2km nên việc di chuyển đến chùa rất thuận lợi và dễ dàng. Từ trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột du khách di chuyển đến tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột tại trung tâm thành phố. Sau đó, du khách rẽ sang hướng đường Phan Bội Châu, tiếp tục đi thẳng khoảng 1km là nhìn thấy cổng chùa sắc tứ Khải Đoan.
Trên Google Maps đã có định vị chùa sắc tứ Khải Đoan, để thuận tiện cho việc di chuyển du khách nên tra Google Maps xem đường trước khi đi. Nếu như bị lạc đường du khách có thể hỏi người dân địa phương.
3. Quá trình xây dựng chùa sắc tứ Khải Đoan
Chùa sắc tứ Khải Đoan được bắt đầu xây dựng từ năm 1951 với 2 phần hậu tổ và nhà giảng, còn riêng phần chánh điện thì khởi công năm 1953. Dựa vào các văn bản, tài liệu còn lưu giữ thì công lao lớn nhất đóng góp xây dựng chùa sắc tứ Khải Đoan thuộc về Đoan Huy Hoàng thái hậu (vợ vua Khải Định) và sự góp sức của các bà con Phật tử.
Những năm cuối thế kỷ XX, những luồng di dân ồ ạt lập nghiệp của người Kinh về vùng Tây Nguyên, Phật giáo bắt đầu lan truyền ở Đắk Lắk. Đến năm 1905, đã thấy xuất hiện chùa và những tụ điểm sinh hoạt khác. Đến đầu những năm 1950 thì Phật giáo thực sự phát triển rộng rãi, cần có một trung tâm sinh hoạt lớn hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Phật giáo bị thực dân Pháp tìm cách chèn ép không cho phát triển nên việc nhờ đến một người trong Hoàng tộc đứng ra xây dựng chùa là một giải pháp hợp lý nhất. Trong hoàn cảnh đó, Đoan Huy Hoàng thái hậu đã đứng ra “bảo lãnh” chùa sắc tứ Khải Đoan cho hội Phật giáo Đắk Lắk.
Đoan Huy Hoàng thái hậu là người có công lớn trong việc xây dựng chùa sắc tứ Khải Đoan
Tên gọi của chùa sắc tứ Khải Đoan được một số người xưa giải nghĩa là mở đầu sự tốt đẹp. Nhưng theo những tài liệu ghi chép để lại thì từ Khải Đoan là ghép từ hai chữ đầu của Khải Định và Đoan Huy. Bởi vì tên “Khải Đoan Tự” là do bà Đoan Huy đặt. Một bức thư hiện còn lưu giữ, bà Đoan Huy có viết: “với một số tín đồ Phật giáo vui lòng hưởng ứng, phụ lực, tôi đã cho xây dựng (chùa) từ năm 1953 và mang danh ba chữ Khải Đoan Tự cho trang nghiêm, tôn phụng” (Đoan Huy Hoàng Thị Cúc – Thư gửi Tổng trị sự giáo hội Tăng gia Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học ngày 01/3/1955).
Từ lúc xây dựng cho đến nay, chùa sắc tứ Khải Đoan trải qua rất nhiều thăng trầm. Sau nhiều lần sửa chữa và trùng tu, hiện tại chùa sắc tứ Khải Đoan có những thay đổi nhiều so với lúc mới hình thành. Nếu không kể những vật liệu xây dựng thì toàn bộ phần mộc trong và ngoài nội thất đều do bàn tay khéo léo của những người thợ Cố Đô Huế tạo dựng và trang trí.
4. Vẻ đẹp độc đáo vượt thời gian của chùa sắc tứ Khải Đoan
Kiến trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan vô cùng đặc sắc, được thiết kế theo lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên. Chùa mang tone màu chủ đạo là nâu vàng tạo nên sự cổ kính, huyền bí vô cùng ấn tượng. Đứng từ xa, du khách có thể thấy chùa sắc tứ Khải Đoan hiện lên tuyệt đẹp với những mái ngói cong cong, mềm mại, hòa hợp với cảnh vật xung quanh.
Nhìn tổng thể, chùa được xây dựng theo hình chữ Tam, phía trước là cổng tam quan, giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ cách nhau một khoảng sân rộng. Cổng tam quan được thiết kế hoàn chỉnh gồm hai tầng và ba vòm cửa. Phần cổng cao khoảng 7m, rộng khoảng 10,5m, phía trước và sau của cổng đều có ghi 3 chữ “Khải Đoan Tự”. Được mô phỏng theo kiến trúc của cung đình nhưng cổng tam quan mang dáng dấp hiện đại, có nét đặc trưng riêng biệt, khó có thể nhầm lẫn với những công trình khác.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hội An vào dịp Tết
Cổng tam quan mang ảnh hưởng kiến trúc của cung đình triều Nguyễn
Du khách đi từ cổng chùa qua một khoảng sân rộng sẽ tới chánh điện. Chánh điện là một công trình chính trong cấu trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan với phần mặt bằng hình chữ nhật và được chia thành hai phần rõ rệt. Nửa phần trước của chánh điện được thiết kế theo kiến trúc của nhà dài Tây Nguyên. Toàn bộ những cây cột được đặt trên 4 hàng cột đá, nâng kiến trúc lên cao khỏi mặt đất tạo thành kiểu sàn trên cột. Nửa phần sau thì được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc hiện đại.
Ngoài những nét đặc trưng chung của chùa chiền, chùa sắc tứ Khải Đoan còn có những nét riêng biệt về tạo hình và cách trang trí nội thất bên trong. Những nét độc đáo về kiến trúc chủ yếu tập trung ở chánh điện và nhà hậu tổ. Không gian chánh điện mang dáng dấp đặc trưng của nhà dài nên bố trí nội thất vô cùng chi tiết và tinh tế.
>>>>>Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch Phú Quốc sau Tết
Chánh điện của chùa có kiến trúc độc đáo, ấn tượng
Đặc biệt, phần chánh điện được xây dựng kiên cố với các cột gỗ lim lớn. Ở Chánh điện có một tượng Phật Thích Ca nổi bật với chiếc chuông đồng to lớn đặt ở gian bên phải. Theo như tài liệu để lại cùng sự giải thích của các chư tăng thì tượng Phật này được chế tác bằng đồng, cao khoảng 1,1m và phần đài sen được làm bằng gỗ quý cao khoảng 0,35m được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Đặc biệt nhất phải kể đến là chiếc chuông đồng cao khoảng 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg do các nghệ nhân ở kinh thành Huế đúc vào tháng 01-1954, biểu tượng của Sắc Tứ Khải Đoan tự. Bên cạnh đó, chùa Sắc Tứ Khải Đoan còn có điện thờ Quan Âm Bồ Tát được xây bên cạnh hình lục giác.
Bài viết bên trên Kinhnghiem24h.edu.vn đã chia sẻ cho du khách những thông tin hữu ích về chùa sắc tứ Khải Đoan. Nếu đã đến Buôn Mê Thuột du khách hãy thử đến ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo này để có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời. Nếu du khách có thắc mắc về những địa điểm du lịch khác ở Việt Nam thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số 028 7300 6749 để được tư vấn.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp