Nếu du khách có ý định đến Trà Vinh để du lịch và khám phá nền văn hóa đặc sắc nơi đây thì hãy tham khảo TOP 4 lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Trà Vinh mà Viet Fun sắp sửa chia sẻ. Du khách có được cơ hội tham gia những lễ hội thú vị này sẽ tìm hiểu được những khía cạnh khác biệt trong văn hóa của Trà Vinh.
Bạn đang đọc: “Bật mí” TOP 4 Lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Trà Vinh không phải ai cũng biết
1. Vu Lan thắng hội – Lễ hội báo hiếu
Vu Lan thắng hội hay còn được gọi với cái tên khác là Lễ hội chùa ông Bổn, được người dân tổ chức hàng năm vào ngày 25 đến 28 tháng 7 âm lịch. Vu Lan thắng hội được tổ chức tại Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ) tọa lạc tại khóm 1, thị trấn Càu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Lễ hội này gắn liền với tín ngưỡng thờ ông Bổn của nơi đây và cũng là nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc của người Triều Châu đến Trà Vinh an cư lạc nghiệp.
Ông Bổn (Bổn Đầu công) có tên thật là Trịnh Tu Hòa, vốn là một vị thái giám được nhà Minh cử sang thương thuyết nhằm mục đích thuyết phục các nước Đông Nam Á mở cửa tạo điều kiện để người Hoa sang sinh sống và làm ăn.
Sau khi mất, ông được ban sắc phong thần và trở thành vị thần cai quản an cư lạc nghiệp cửa người Hoa. Chính vì vậy, đây cũng là một lễ hội truyền thống của người Hoa tại Trà Vinh.
Múa lân ở Vu Lan thắng hội
Lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức vào dịp Vu Lan báo hiếu nên trở thành dịp báo hiếu và cầu an. Chính vì mục đích cao đẹp này mà Vu Lan thắng hội không chỉ đơn thuần là lễ hội của người Hoa tại nơi đây mà còn là dịp thể hiện sự dung hợp văn hóa của người Kinh, Hoa và Khmer. Mỗi năm lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham gia.
Đến với nơi đây vào dịp lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động văn hóa đặc sắc và đầy tính truyền thống: rước Phật, thỉnh Kinh, lễ khai kinh, đăng đàn thí thực… Trải nghiệm này cũng giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về văn hóa tâm linh của người dân ở vùng Cầu Kè hơn 100 năm qua.
2. Chôl Chnam Thmây – Hội mừng năm mới
Kéo dài khoảng 3 ngày từ 14-16/4 dương lịch hằng năm, đồng bào Khmer nói riêng và nhân dân Trà Vinh nói chung tưng bừng tổ chức Chôl Chnam Thmây. Đây là một lễ hội mừng năm mới tại Trà Vinh. Lễ hội này được gọi bằng những cái tên khác như “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”. Lễ chịu tuổi cũng là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại nơi đây. Trong thời gian lễ hội, mọi người nhảy múa và ca hát theo âm nhạc rất vui vẻ.
Ba ngày lễ hội có những cái tên, ý nghĩa và các hoạt động khác nhau tạo nên sự độc đáo trong văn hóa.
Ngày thứ nhất có cái tên Chôl Sangkran Thmây (ngày đầu năm mới). Trong ngày thứ nhất, người dân sẽ chọn giờ lành để tắm gội sạch sẽ, ăn mặc đẹp, lịch sự và mang theo lễ vào chùa để cử hành rước đại lịch “Maha Sankran”, diễu hành quanh điện chính ba vòng chào đón Chư Tiên và lễ Phật. Buổi tối là khoảng thời gian để mọi người thưởng ngoạn và vui chơi các trò chơi dân gian, nhảy múa.
Không khí rộn ràng tại Lễ hội Mừng Năm Mới
Ngày thứ hai của lễ hội mang tên Wonbơf. Vào năm nhuận, Tết năm mới sẽ chỉ được tổ chức đến ngày thứ hai này. Vào ngày này, mọi người sẽ lên chùa dâng hương, dâng cơm cho các vị sư bữa sáng và bữa trưa. Buổi chiều là thời gian của lễ đắp núi cát để cầu phúc duyên và tránh kiếp nạn.
Lơm Săk (ngày lễ Tắm Phật) là tên của ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng trong lễ hội. Sáng sớm mọi người sẽ mang hương hoa, lễ vật lên chùa. Các nhà sư dùng một cành hoa để vẩy thứ nước tinh khiết có ướp hương hoa lên tượng Phật. Mọi người cùng nhau cầu bình an, sức khỏe và mùa màng thuận lợi cho một năm tới.
Ngoài ra, điều đặc biệt khi tới lễ hội du khách có thể được chiêm ngưỡng những điệu múa truyền thống và phong tục thả đèn trời rất thú vị trong dịp này.
3. Ok Om Bok – Lễ cúng trăng
Lễ hội Ok Om Bok được liệt vào một trong mười chín di sản văn hóa phi vật thể được công nhận năm 2014. Ok Om Bok làlễ hội lâu đời tại Trà Vinh, được gọi bằng cái tên khác là “Lễ cúng trăng” vì mục đích tạ ơn mặt trăng của lễ hội này. Ok Om Bok được tổ chức tại rất nhiều điểm, từ nhà riêng, chùa chiền đến các điểm của cộng đồng trong phum sóc hoặc phạm vi cả tỉnh ở Ao Bà Om vào tháng 10 âm lịch hàng năm.
Tìm hiểu thêm: Thông tin giá vé vào cổng làng đất sét ở Đà Lạt mới nhất 2021
Các hoạt động đặc sắc tại Ok Om Bok
Ok Om Bok được hiểu theo nghĩa đen là “ăn cốm dẹp bằng cách đút cốm dẹp vào miệng”. Sau khi người dân, du khách tham gia dâng hương, lễ vật, các bô lão nắm những nắm cốm dẹp đút cho trẻ con ăn cùng lời chúc ăn khỏe, mau lớn. Lễ cúng trăng là lễ hội để mọi người cầu mong một mùa màng bội thu vì trong tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng tượng trưng cho vị thần cai quản thời tiết và mùa màng.
Đến với Ok Om Bok, du khách sẽ được tham gia các hoạt động đặc sắc như thả đèn nước, cuộc thi thả đèn gió… Đây chắc chắn sẽ là một trong những kỉ niệm khó quên khi đến với Trà Vinh.
4. Nghinh Ông – Lễ cúng biển
Cũng là một trong những di sản phi vật thể cấp Quốc gia được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch công nhận (2013), lễ hội Nghinh Ông (hội cúng biển) được người dân coi như một trong những lễ hội quan trọng tại Trà Vinh. Hội cũng biển được tổ chức vào ngày 10-12 tháng 5 âm lịch tại huyện Cầu Ngàng, tỉnh Trà Vinh.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1917, đây là lễ hội thể hiện lòng thành kính và lời cảm ơn của người dân tới biển cả, ngoài ra là tạ ơn cá Ông vì đã khiến sóng yên biển lặng, người dân được ấm no, hạnh phúc.
>>>>>Xem thêm: Thác Voi Đà Lạt nằm ở đâu? du khách đã biết chưa?
Thuyền tham gia lễ Nghinh Ông
Lễ được chia thành sáu phần chính: đi nghinh Nam Hải bằng ghe biển, giỗ tiền chức, chánh tế, chánh tế Bà Chúa, đi nghinh ngũ phương, tống tàu ra khơi.
Mỗi dịp lễ Nghinh Ông, du khách đổ về đây rất đông để trải nghiệm, để chứng kiến và tìm hiểu về lễ hội độc đáo này của Trà Vinh đồng thời tham gia các hoạt động, trò chơi thú vị như cà kheo, văn nghệ, thi đấu thể thao…
Trên đây là TOP 4 lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Trà Vinh, chúc quý khách có một chuyến đi đầy thuận lợi và có được những trải nghiệm mới mẻ.
Du lịch Việt vui tổng hợp