Làng nổi Tân Lập là một cái tên quen thuộc với những du khách yêu thích du lịch sinh thái. Các bạn trẻ Sài Gòn thường tìm về nơi đây để xả stress sau mỗi tuần học tập, làm việc mệt mỏi. Đây cũng là một trong những điểm check-in rất đẹp. Vậy địa chỉ làng nổi Tân Lập ở đâu? Kinhnghiem24h.edu.vn xin gửi đến du khách thông tin về làng nổi Tân Lập qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: “Bật mí” Địa chỉ làng nổi Tân Lập ở đâu? du khách đã biết?
1. Làng nổi Tân Lập ở đâu?
Vị trí của làng nổi Tân Lập nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, một vị trí đắc địa phù hợp để phát triển du lịch. Địa chỉ cụ thể của khu du lịch sinh thái này là xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách biên giới Campuchia – Việt Nam khoảng 15km về phía Nam. Du khách có thể dễ dàng đi đến những khu du lịch khác trong khu vực Đồng Tháp Mười từ đây.
Vẻ đẹp của làng nổi từ trên cao
Du khách có thể tìm đến với làng nổi Tân Lập rất dễ dàng và bằng rất nhiều cách thức khác nhau. Không chỉ xe máy, ô tô mà xe buýt cũng có tuyến đi ngang qua cổng khu du lịch làng nổi Tân Lập.
Nếu du khách muốn có được sự tự do về thời gian cũng như đi thăm thú được những điểm khác quanh khu vực đó thì hãy lựa chọn phương tiện là xe máy và ô tô riêng. Có hai tuyến đường mà du khách có thể đi đến làng nổi Tân Lập.
Tuyến đường thứ nhất tiết kiệm thời gian đi lại hơn nhưng không thể ngắm cảnh dọc đường. Du khách đi từ thành phố Hồ Chí Minh dọc theo tuyến QL1A, qua cầu Tân An đến QL62 thì rẽ phải vào QL62, sau đó rất đơn giản chỉ cần đi thẳng khoảng gần 60km là tới được Tân Lập. Từ đây tìm vào đến cổng khu du lịch vô cùng dễ.
Tìm hiểu thêm: 10 điểm đến du lịch sinh thái tuyệt vời nhất ở Việt Nam
Đường xuyên rừng tràm xanh mướt
Tuyến đường thứ hai tuy có một đoạn ngắn khá bụi bặm do đang thi công nhưng lại là tuyến được thú vị hơn vì du khách có thể dừng ở ven đường để ngắm cảnh hay check-in sống ảo nếu muốn. Điểm xuất phát là ngã tư An Sương ở thành phố Hồ Chí Minh, đi dọc Nguyễn Văn Bứa đến đường tỉnh 824. Rẽ vào đường tỉnh 824, đi tiếp rồi rẽ vào QLN2, đi tiếp QLN2 rồi rẽ vào QL62. Từ đây đi thẳng sẽ đến Tân Lập. Đây là hướng đi đường trong, tương đối dễ di chuyển vì xe cộ đi lại khá ít.
Một con đường dành riêng cho xe ô tô của du khách là đi lên cao tốc HCM – Trung Lương, qua sông Vàm Cỏ Tây sẽ gặp nút giao với QL62, rẽ vào QL62 và đi tiếp như con đường dành cho xe máy. Việc đi lên cao tốc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian di chuyển cho du khách sử dụng ô tô.
Còn với du khách mong muốn tiết kiệm chi phí và công sức di chuyển, có thể sử dụng xe buýt để đến đây. Từ bến xe Chợ Lớn, du khách bắt tuyến xe 628 về bến xe Tân An, từ bến xe Tân An bắt tiếp tuyến xe Tân Hưng – Tân An. Tuyến Tân Hưng – Tân An sẽ đi ngang qua cổng khu du lịch làng nổi Tân Lập. Giá vé của hai tuyến xe này rất rẻ, tổng chi phí khoảng 50.000 VNĐ/người/lượt. Riêng chuyến Tân Hưng – Tân An sẽ mất khoảng 1 tiếng 30 phút để tới nơi.
2. Ăn gì chơi gì ở làng nổi Tân Lập?
Làng nổi Tân Lập có cái tên như vậy nhưng thực ra lại không phải là một ngôi làng. Nơi đây là một khu rừng tràm nguyên sinh ngập nước. Đây là một hệ sinh thái đặc biệt, các loài động thực vật trong hệ sinh thái phát triển rất phong phú. Có rất nhiều các loại động thực vật cùng nhau tồn tại ở đây từ sen, súng, lục bình… cho đến chim, cò cá… Hệ sinh thái ngập nước này được hình thành nhờ hai con nước chảy qua rừng tràm này là rạch Rừng và con sông Vàm Cỏ Tây.
Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập chia thành hai vùng rõ rệt: vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi có diện tích 135ha, vùng đệm có diện tích 500ha, tổng cộng cả khu vực rừng tràm nguyên sinh này rộng đến 635ha. Bên trong rừng tràm còn có đến 5km đường đường xuyên rừng cùng với một đài quan sát khá lớn. Đài quan sát cao 38m chia thành 10 tầng được sử dụng để du khách ngắm nhìn phong cảnh, chụp ảnh sống ảo hoặc là nghỉ chân sau một quãng đường dài di chuyển.
>>>>>Xem thêm: Chùa Kim Sơn Cà Mau – Một điểm du lịch của tỉnh Cà Mau
Đi ghe xuyên qua rừng tràm
Không gian thiên nhiên ở nơi đây tạo cho du khách cảm giác thoải mái thư giãn khi được hòa mình vào với sông nước với rừng cây xanh mướt, ngắm nhìn cảnh vật. Đến làng nổi Tân Lập vào mùa nào cũng đều đẹp nhưng phù hợp nhất vẫn là vào tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Thời gian này là mùa nước nổi, nước lên khiến cho cảnh quan của khu rừng càng thêm tươi mới, sen súng bung nở tăng thêm vẻ huyền ảo lẫn nguyên sơ.
Làng nổi Tân Lập chia thành các khu vực vui chơi và tham quan như cung đường đan xuyên rừng tràm, tháp quan sát, đảo thuần dưỡng chim, hồ Bán Nguyệt… Đặc biệt hơn khu du lịch còn sở hữu một khu vực riêng để vui chơi và trải nghiệm các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể thú vị. Những trò chơi và hoạt động mang đậm chất miền Tây Nam Bộ như cầu thăng bằng, cầu rung lắc, xích đu đôi, bắt cá, bắt lươn, bắt vịt… sẽ giúp cho du khách trở thành một người dân Nam Bộ thứ thiệt.
3. Lời khuyên nhỏ cho du khách
Đến làng nổi Tân Lập vào mùa nước nổi, hầu hết những con đường xuyên rừng đều bị ngập nên du khách hãy tránh sử dụng những con đường này. Thay vào đó du khách có thể đi ghe để tận hưởng trọn vẹn nhất không khí cũng như quang cảnh tại đây. Du khách nên tự chuẩn bị đồ ăn để giảm chi phí, nhớ mang theo thuốc chống côn trùng vì phải đi vào trong rừng. Ngoài ra, du khách hãy đi giày thể thao cho tiện việc di chuyển và hoạt động.
Qua bài viết, Kinhnghiem24h.edu.vn mong rằng du khách đã có được những thông tin đầy đủ nhất để chuẩn bị cho một chuyến du lịch đến làng nổi Tân Lập. Chúc cho du khách có một chuyến đi đầy thuận lợi.
Du lịch Việt vui tổng hợp