Tết đến Xuân về, người dân phố Hội lại nô nức làm bánh Tổ Quảng Nam để dâng lên ông bà, tổ tiên. Đây là món ăn đã có truyền thống từ lâu đời của cả dân tộc và phổ biến tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, món bánh do người Hội An làm ra lại có hương vị rất đặc biệt, được du khách gần xa yêu thích và chọn mua về làm quà.
Bạn đang đọc: Bánh Tổ Quảng Nam – Món Ngon Hội An mang hương vị lạ miệng ngày Tết
1. Món ngon ngày tết
Có lẽ với hầu hết người Việt thì bánh tổ đã không còn là một món ăn xa lạ nữa bởi ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được học, được nghe kể rất nhiều về sự tích bánh chưng – bánh giầy. Đã có khá nhiều tranh cãi xoay quanh cái tên của món bánh này: bánh dầy hay bánh giầy mới là chuẩn xác nhất?
Theo các nhà ngôn ngữ học, bánh giầy mới chính là tên gọi chính xác, đây là cách gọi đã có từ rất lâu đời nhưng theo thời gian nhiều người bắt đầu quen với cách phát âm thành “d”, thế nên mới có sự nhầm lẫn này. Bên cạnh đó, bánh tổ cũng là một cách gọi khác khá phổ biến tại một số vùng miền.
Bánh tổ Quảng Nam là món ngon ngày tết của người dân phố Hội
Thường thì món bánh này cùng với bánh thuẫn Hội An chỉ được làm vào những ngày Tết đến Xuân về, vừa là để đặt lên bàn thờ của ông bà tổ tiên vừa là để con cháu cùng nhau quây quần bên nhau. Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những miếng bánh thơm lừng, dẻo ngọt được làm từ lúa gạo của quê hương. Chính vì có ý nghĩa quan trọng như vậy, đây được xem là món ngon không thể thiếu vào dịp Tết.
Không giống như ở các vùng miền khác, bánh tổ được xem là đặc sản du lịch của Hội An. Lý giải điều này, nhiều du khách cho rằng đó là bởi hương vị hết sức đặc biệt của nó. Quý khách chỉ có thể tìm mua được món bánh này khi đi du lịch Hội An vào những ngày Tết hoặc sau Tết mà thôi.
2. Bí quyết làm bánh Tổ ngon của người phố Hội
Mỗi món ăn nếu muốn ngon và đậm đà hơn đều phải có những bí quyết riêng, điều này lý giải vì sao cùng bán một món nhưng có chỗ vắng khách đìu hiu, có nơi thực khách lại phải xếp hàng dài để chờ đợi. Bánh tổ cũng vậy, nơi đâu cũng có nhưng không phải chỗ nào cũng ngon như ở Hội An.
Trải qua những thăng trầm và biến động của thời gian, người phố Hội đã nhanh chóng tìm ra cho mình bí quyết riêng để làm món bánh Tổ. Khi đi tour Hội An¸ Quý khách có thể dễ dàng tìm mua món bánh này bởi chúng được bày ngay trước cửa nhà, đôi khi là bánh do chính người bán làm ra.
Theo chia sẻ của người dân địa phương, họ sẽ làm bánh trước Tết khoảng một tuần, bởi món này không phải ăn liền mà phải để một thời gian thì hương vị mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng dần theo thời gian. Nó cũng tương tự như việc uống rượu, để càng lâu thì khi uống lại càng thấy ngon hơn.
Bánh tổ ngon nhờ bí quyết lâu đời của người phố Hội
Nguyên liệu chính để làm món bánh này là đường và bột nếp, đặc biệt là phải sử dụng loại đường bát nấu từ mật mía. Đây cũng là một trong những loại đặc sản của Quảng Nam, nó thường có màu nâu đà hoặc màu đen sẫm.
Khâu chọn nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm bánh. Người ta phải chọn loại nếp hảo hạng nhất, hạt phải mẩy tròn và bóng thì khi nấu mới dẻo và thơm được. Các phụ liệu khác sẽ bao gồm hạt mè trắng phơi hai đợt nắng rang vàng, gừng giã nhuyễn gạn lấy nước.
Nếp sẽ được xay nhuyễn thành bột rồi nhào kỹ với đường, thêm vào một chút nước gừng để tạo mùi thơm. Lá chuối, lá dong hoặc lá chuối sẽ được dùng để lót xung quanh khuôn làm bằng tre đan thành rọ, mục đích là vừa tạo mùi hương vừa tăng tính thẩm mỹ cho chiếc bánh sau khi nấu.
Tìm hiểu thêm: Tết Nguyên Đán 2021 được nghỉ mấy ngày?
Những chiếc bánh thơm dẻo đầy cuốn hút chỉ có vào những ngày Tết
Hỗn hợp bột đường sền sệt sau khi cho vào khuôn sẽ được hấp cách thủy trong nồi chuyên dụng, sức nóng cao sẽ làm bánh chín từ từ. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh lâu năm, khi cháy hết 3 cây nhang thì sẽ hấp chín được khoảng 20 cái bánh như vậy.
Nhiều du khách chọn mua bánh tổ làm quà không chỉ bởi hương vị đặc trưng của nó, mà còn bởi chúng rất gọn nhẹ, lại bảo quản được lâu mà không sợ hư hỏng. Nếu đến thăm Hội An vào dịp Tết, Quý khách đừng bỏ qua món đặc sản này nhé!
3. Cách ăn bánh Tổ Quảng Nam
Theo chia sẻ của người dân địa phương, có 3 cách ăn bánh tổ Quảng Nam khác nhau mà Quý khách có thể trải nghiệm, bao gồm:
– Xắt ra thành từng miếng rồi thưởng thức ngay, tuy nhiên cách ăn ngày không thực sự phổ biến bởi không dễ ăn.
– Đem nướng trên than hồng.
– Xắt thành từng miếng nhỏ rồi mang đi chiên cho phồng lên, đây là cách ăn được yêu thích nhất bởi nó mang đến hương thơm ngào ngạt, từng miếng bánh chín vàng trông thật thích mắt. Vào những ngày tết, sẽ không gì tuyệt vời hơn khi ăn bánh Tổ chiên cùng một ấm trà nóng và hàn huyên tâm sự với nhau.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn đường đi Hồ Cốc Vũng Tàu
Bánh Tổ chiên hấp dẫn thực khách bởi hương vị ngào ngạt và màu sắc bắt mắt
Bánh Tổ Quảng Nam với hương vị thơm ngon đặc biệt của mình đã nhanh chóng chinh phục du khách gần xa. Vào những ngày Tết, với món bánh này Quý khách có thể hấp hoặc chiên lên để thưởng thức, thưởng thức cùng một ấm trà nóng thì quả là không gì tuyệt vời hơn phải không nào?
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp