Cứ đến ngày 15 tháng Tám Âm lịch hàng năm, Việt Nam ta thường tổ chức Tết Trung Thu cho trẻ em nhỏ vui chơi, sum họp gia đình. “Tết Trung Thu còn gọi là gì?” mà các bé được xúng xính váy áo vui chơi, cầm đèn lồng dạo phố cùng các bạn? Rất nhiều thông tin bổ ích sẽ được Kinhnghiem24h.edu.vn cung cấp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: “Bạn có biết” Tết Trung Thu còn gọi là gì không?
1. Tết Trung Thu còn gọi là gì?
Tết Trung Thu là tên gọi dân gian của một lễ hội truyền thống Việt Nam được diễn ra mỗi khi Rằm tháng Tám đến. Tuy nhiên, ngày Tết này còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi. Có lẽ đây là thời điểm trẻ em được cùng gia đình ngắm trăng tròn tỏa sáng trên cao, cùng ông bà nhâm nhi tách trà nóng, thưởng thức bánh Trung Thu và cùng các bạn đồng trang lứa vui hội trăng rằm.
Tết Trung Thu ở Việt Nam còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi
Tết của thiếu nhi thì chắc hẳn bé nào cũng được nhận những phần quà hấp dẫn từ thầy cô, ông bà và cha mẹ. Đó có thể là những chiếc bánh Trung Thu đủ loại nhân, những chiếc kẹo mút ngọt ngào hay là những chiếc lồng đèn giấy in đa dạng hình dáng với đầy đủ sắc màu.
Vào đêm Trung Thu, các bạn nhỏ sẽ được nhà trường tổ chức các hoạt động vui nhộn nhằm mang lại sân chơi bổ ích và lành mạnh. Các bé sẽ được hòa vào niềm vui chung trong các điệu nhạc quen thuộc của các bài hát đêm trăng rằm.
2. Truyền thuyết Tết Trung Thu
Truyền thuyết về Tết Trung Thu được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ, có lẽ khi lớn lên đứa trẻ nào cũng được biết đến. Trong quá trình truyền miệng, những câu chuyện xưa đã trở nên biến thể, tuy nhiên người xưa vẫn “rỉ tai” nhau ba truyền thuyết chính.
– Truyền thuyết Chú Cuội cây đa
Nhân gian truyền nhau rằng, vùng nọ có một tiều phu tên là Cuội, một hôm vào rừng đốn củi, may mắn thay Cuội đã phát hiện cây đa quý. Nhờ cây thuốc thần này, Cuội đã giúp nhiều người “cải tử hoàn sinh”, vượt qua sinh lão bệnh tử. Tiếng đồn về danh tính của Cuội và cây thuốc thần vang xa, bọn xấu đem lòng ghen ghét, hãm hại Cuội.
Truyền thuyết Chú Cuội cây đa được truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ
Một hôm lúc Cuội có việc vắng nhà, vợ Cuội đã bị kẻ xấu hãm hại và giết chết. Tuy nhiên nhờ cây thuốc thần, Cuội đã có thể cứu sống vợ mình, nhưng sau khi “cải tử hoàn sinh”, vợ Cuội thay đổi tính tình và trí nhớ suy giảm. Một hôm, người vợ đãng trí đã dùng nước bẩn tưới cây đa quý, ngay sau đó cây đã tự bật gốc và bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội trở về và hốt hoảng chạy đến níu chặt cây nhưng không được, thế là Cuội đã theo cây đa bay lên tận trời cao.
Từ chính câu chuyện đó, nhân gian tương truyền rằng, những đêm trăng rằm nhìn lên mặt trăng sẽ thấy vệt đen giống hình cây đa cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, đó cũng chính là hình ảnh ăn sâu vào tâm thức của người dân là Chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa. Theo sự tích này, mỗi năm đến Rằm tháng Tám, trăng sẽ tròn và sáng nhất, người ta thường bày mâm cỗ về phía mặt trăng để cúng trăng cầu nguyện bình an, gia đình đoàn viên, sum họp. Từ đó, phong tục ngắm và cúng trăng là tập tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
– Truyền thuyết Hậu Nghệ và Hằng Nga
Theo truyền thuyết, Hậu Nghệ và Hằng Nga là những vị thần sống bất tử, có công mang lại bình yên cho nhân gian nên người đời hết lòng tôn kính. Truyện kể lại rằng, mười người con của Ngọc Hoàng biến thành mười Mặt Trời làm cho cuộc sống phàm trần trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều đau khổ cho nhân gian. Thấy thế, Ngọc Hoàng đã mời gọi Hậu Nghệ giúp đỡ và chàng đã bắn hạ gục liên tiếp chín Mặt Trời, chỉ để lại duy nhất một người con của Ngọc Hoàng để tỏa sáng và mang hơi ấm cho thế gian.
Truyền thuyết Hậu Nghệ và Hằng Nga có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ngọc Hoàng thấy thế nổi trận lôi đình vì đã giết chết chín người con yêu quý của ông để cứu lấy thế giới phàm trần, ông đã trừng phạt vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống trần gian làm phàm nhân. Cuộc sống trần gian bao điều cơ cực, Hậu Nghệ không chịu nổi cảnh vợ mình chịu khổ và già nua mỗi ngày, vì thế chàng đã tìm ra được thuốc trường sinh bất lão.
Trải qua bao khó khăn, gian nan trắc trở, Hậu Nghệ cuối cùng đã gặp được Tây Vương Mẫu. Cảm thông và thấu hiểu tấm lòng và tình cảm dành cho vợ của chàng, Tây Vương Mẫu đã cho chàng một viên linh đơn và dặn rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có thể bất tử. Tuy nhiên, không may xảy ra cho vợ chàng, trong lúc Hậu Nghệ đi vắng, Hằng Nga liền thấy chiếc hộp linh đơn sáng lấp lánh, nàng đã tò mò lấy xem, bất ngờ Hậu Nghệ về, sợ chồng phát hiện, nàng đã vội vàng cho ngay viên linh đơn vào bụng. Do tác dụng mạnh của linh đơn, nàng đã bay về cung trăng và mối tình cả hai đành phải tách biệt và dang dở.
Vào Rằm tháng Tám, Hằng Nga sẽ được phép xuống trần dạo chơi và phát quà cho các em nhỏ
Trên cung trăng, nàng có Thỏ Ngọc làm bạn, Thỏ Ngọc thấy Hằng Nga suốt ngày ủ rũ, buồn bã vì nhớ thương chồng, Thỏ Ngọc đã giúp nàng làm ra thuốc để nàng có thể quay về nhân gian. Tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công, Hằng Nga và Thỏ Ngọc nương nhau sống trên cung trăng và không trở về được trần gian nữa. Theo nhân gian tương truyền rằng, họ vẫn tin Hằng Nga là người tốt và sẽ được thần tiên giúp đỡ, vào Rằm tháng Tám, Hằng Nga sẽ được phép xuống trần dạo chơi và phát quà cho các em nhỏ.
– Truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng
Dân gian kể lại rằng vào đêm Rằm tháng Tám, lúc đang dạo chơi ở vườn Ngự Uyển, vua đã gặp một vị đạo sĩ và được có cơ hội lên cung trăng chơi. Trong lúc ở cung trăng, vì quá mê mẩn cảnh sắc tuyệt trần, nhà vua quên mất việc ở trần gian. Khi trời gần sáng vị đạo sĩ ngỏ lời nhắc nhở, nhà vua phải ra về trong nuối tiếc.
Tìm hiểu thêm: Nhà Hàng Trong Tòa Nhà Bitexco Financial
Truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc
Về sau, dân gian tương truyền rằng, mỗi khi đến Rằm tháng Tám, nhà vua lệnh cho dân chúng ở nhân gian tổ chức hội trăng rằm để ngắm trăng, rước đèn và ăn tiệc thưởng ngoạn. Từ đấy, nó đã trở thành phong tục và là một trong những nét văn hóa đẹp ngày nay.
3. Tết Trung Thu ở một số nước Châu Á
Ở Trung Quốc
Đèn Khổng Minh được thả lên trời cầu bình an vào đêm Trung Thu ở Trung Quốc
Trung Quốc được xem là nguồn gốc của Tết Trung Thu, những câu chuyện về chị Hằng và Thỏ Ngọc cũng được truyền tai nhau rộng rãi qua nhiều thế hệ. Ở Trung Quốc, mâm cỗ đêm Trung Thu cũng có trái cây, bánh nướng và bánh dẻo. Lồng đèn được họ dùng đến là đèn lồng Khổng Minh, họ thả lên trời để cầu mong bình an và may mắn. Ở Trung Quốc vào những đêm gần đến Trung Thu, cả con phố tràn ngập lồng đèn và họ cũng có lễ rước đèn để trẻ em vui chơi và múa lân sư rồng là một trong những hoạt động không thể thiếu.
Bánh Tsukimi Dango được làm từ bột gạo dùng trong đêm Rằm Trung Thu ở Nhật Bản
Còn ở Nhật Bản, lễ hội ngắm trăng còn có tên gọi là Otsukimi. Thay vì Việt Nam có bánh Trung Thu thì ở Nhật Bản lại có bánh Tsukimi Dango được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm ăn kèm xốt mặn hoặc ngọt tùy khẩu vị từng người, thông thường được xiên trong que và uống kèm cùng trà xanh. Trẻ con ở đây sẽ được bố mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn cùng lũ bạn. Đèn lồng hình cá chép ở Nhật có ý nghĩa tượng trưng cho lòng can đảm và sự dũng cảm.
Ở Hàn Quốc
Tết Trung Thu mọi gia đình ở Hàn Quốc cùng đoàn tụ làm bánh songpyeon, rượu dongdongju
Tết Trung Thu của Hàn Quốc còn được người dân gọi với cái tên khác là “Tết Chuseok” và được tổ chức vào ngày 15/08 (Âm Lịch) hàng năm. Vào dịp này, mọi gia đình sẽ cùng đoàn tụ và làm loại bánh cổ truyền có tên gọi là songpyeon, rượu dongdongju hay rượu sindoju.
Ngày Tết Trung Thu là dịp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc của người Hàn Quốc vì đây không chỉ là ngày gia đình đoàn tụ, hội họp mà còn là ngày để dân chúng bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và cầu mong sự sung túc, ấm no, mùa màng bội thu.
Ở Thái Lan
>>>>>Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch Hà Nội tự túc sau tết
Tại Thái Lan, Tết Trung Thu còn được gọi cái tên khác là Lễ Cầu Trăng
Tết Trung Thu còn được người Thái Lan gọi với cái tên khác đó là Lễ Cầu Trăng và được diễn ra vào ngày 15/08 (theo lịch âm của Trung Quốc). Vào ngày này, những phong tục phổ biến được người Thái tiến hành đó là lễ cúng trăng và khấn cầu trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Bát Tiên. Không chỉ vậy, họ còn làm và thưởng thức các loại bánh truyền thống như bánh quả đào, bánh nhân sầu riêng,…
Lễ Cầu trăng là dịp vô cùng quan trọng được người Thái Lan cực kỳ yêu thích và đây là khoảng thời gian mà những người thân trong gia đình sẽ dành thời gian cho nhau, cùng nhau mong cầu những điều hạnh phúc.
Bài viết “Tết Trung Thu còn gọi là gì?” được Kinhnghiem24h.edu.vn cung cấp những thông tin trên đây hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho quý độc giả. Tết Trung Thu từ lâu đã là một trong những ngày Tết quan trọng và không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam ta. Tết Trung thu là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, còn trẻ em sẽ được tự do vui hội trăng rằm cùng các bạn đồng trang lứa. Kinhnghiem24h.edu.vn tin rằng đây là một trong những phong tục và truyền thống văn hóa đẹp mà mỗi người Việt Nam cần phải giữ để các thế hệ phát huy.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp