Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ lớn ở Việt Nam. Lễ hội là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc Việt Nam nhìn lại một chặng đường phát triển của đất nước, hiểu rõ hơn về lịch sử, cội nguồn của tổ tiên. Vậy ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào? Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho du khách trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bạn có biết Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?
1. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?
Đã từ rất lâu, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm thì người dân khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam đều đổ về Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước. Nhưng câu hỏi “ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?” vẫn còn khiến nhiều người thắc mắc.
Trong các văn bản cổ xưa, không có bất cứ ghi chép, chỉ định hay xác nhận nào về ngày, tháng và năm bắt đầu của Lễ giỗ tổ Hùng Vương. Nhưng trên các bia ký, đặc biệt là hai tấm bia ở đền Thượng trên núi Hùng, trong đó tấm Hùng Miếu Điển Lệ Bi lập năm Khải Định thứ 8 (năm 1923) có hai phần nội dung liên quan đến ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Phần thứ nhất chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ nhất (năm 1917) gửi các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải qua các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái…”.
Nội dung văn bia bằng chữ Hán
VF5131:Tour Du Lịch Sài Gòn – Côn Đảo Huyền Thoại 3 Ngày 2 Đêm
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Dinh – Trại Tù – Chuồng Cọp – Khu Biệt Lập – Miếu – Nghĩa Trang – Mộ Cô – Miếu Cậu – Đầm Trầu – Cảng Bến Đầm – Chùa Núi Một
Giá Từ
Xem Tour
Còn phần thứ hai của văn bia Hùng Miếu Điển Lệ Bi là nói về việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”.
Như vậy lễ giỗ tổ Hùng Vương đã có từ rất lâu đời, đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Điều này được xác nhận trên tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (năm 1940) được đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng. Từ năm 2001 ngày giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày quốc lễ và từ năm 2007 ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm là ngày nghỉ lễ.
Từ năm 1917, ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm trở thành ngày giỗ tổ Hùng Vương
VF500:Tour Sài Gòn – TP. HCM Nửa Ngày (Buổi Sáng)
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: Nửa ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Dinh Độc Lập – Miếu Bà Thiên Hậu – Chợ Bình Tây
Giá Từ
Xem Tour
2. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ rất lâu ở Việt Nam. Các tín ngưỡng thờ cúng được thực hiện ở các di tích thờ các nhân vật liên quan đến thời vua Hùng như là: Vua Hùng, Thần Nông, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Cao Sơn, Quý Minh. Loại tín ngưỡng này được bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đường đi đến Cù Lao (Cồn) Thới Sơn cho ai chưa biết – Cập nhật 2021
Năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
VF03:Tour KHÁM PHÁ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI | Xuôi Dòng Lịch Sử – Đất Thép Thành Đồng (Nửa Ngày)
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: Nửa Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Địa đạo Bến Đình hoặc Địa Đạo Bến Dược – Đền tưởng niệm liệt sĩ tại Bến Dược
Giá Từ
Xem Tour
Theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thông tin tính đến năm 2005, có 1.417 di tích thờ Vua Hùng, liên quan đến thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước của các vị Vua Hùng. Các di tích thờ cúng Vua Hùng chủ yếu tập trung ở tỉnh Hà Tây cũ (364 di tích) và tỉnh Phú Thọ (326 di tích), tỉnh Bắc Ninh (168 di tích), thủ đô Hà Nội (161 di tích)…
Ngày xưa, trong khu vực Kinh đô Văn Lang, các vị vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, một trong những ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp lúc bấy giờ. Nghi lễ thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống người dân ấm no. Để ghi nhớ công lao to lớn của các vị vua Hùng, con cháu về sau đã lập đền thờ các Vua Hùng Vương. Khu di tích lịch sử Đền Hùng mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh chính là nơi gốc thờ tự các Vua Hùng của cả dân tộc Việt Nam, nơi đây cũng là nguồn gốc của tục thờ tổ tiên người dân Việt Nam.
Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng lớn nhất ở Việt Nam
>>>>>Xem thêm: Chuẩn bị đồ phượt gì khi đi Vũng Tàu?
VF330:Tour Miền Tây – 5 Ngày (7 tỉnh) | Tiền Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang – An Giang
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 06:30 Sáng)
Thời gian: 5 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Rạch Giá – Châu Đốc – Long Xuyên – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong quá trình của lịch sử luôn là yếu tố nội sinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào và tinh thần đoàn kết yêu thương giống nòi của người dân Việt Nam. Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc nhưng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ trọng đại mang bản sắc văn hóa, độc đáo của dân tộc Việt Nam. Cũng trong ngày này, hàng triệu người dân Việt Nam đều hướng về đất Tổ, cùng nhau hành hương về Đền Hùng, thành kính tri ân công đức của các vị Vua Hùng và cầu mong cho đất nước luôn thái bình, người dân được ấm no hạnh phúc.
Với những thông tin bên trên, Kinhnghiem24h.edu.vn hi vọng du khách sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng như văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, nếu du khách muốn lên kế hoạch đi tham quan, du lịch vào dịp nghỉ lễ này thì đừng ngần ngại liên hệ với Kinhnghiem24h.edu.vn qua số 028 7300 6749 để được tư vấn.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp