Về người có tên gọi “Công tử Bạc Liêu”
Bạn đang đọc: “Lập team” thăm nhà cổ 400 tỉ “khét tiếng” của Công Tử Bạc Liêu
Công tử Bạc Liêu không phải tên gọi chỉ chung chung cho các “cậu ấm” ở Bạc Liêu mà để chỉ riêng ông Trần Trinh Huy (sinh năm 1900, mất 1973). Ông nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ và cả Sài Gòn những thập niên 30, 40. Ông nổi tiếng nhất trong số các chàng công tử Bạc Liêu cùng thời lúc bấy giờ vì sự giàu có và cách tiêu xài hoang phí được nâng lên mức giai thoại của mình. Nói về mức độ “nổi tiếng” của chàng công tử này phải dùng từ “khét tiếng” mới đúng. “Công tử Bạc Liêu” từ một danh xưng trở thành một thành ngữ chỉ sự ăn chơi trác táng, tiêu xài hoang phí của một bộ phận những “cậu ấm”, “công tử” thời phong kiến. Và công tử Bạc Liêu hễ nhắc đến, nhiều người hiểu là ông Trần Trinh Huy, dù các thời sau vẫn có những người xài tiền hoang phí không thua kém gì ông. Thời nay, ông được cho là “đại gia chơi ngông bậc nhất miền Tây”.
Theo các tài liệu mà Kinhnghiem24h.edu.vn tìm được, công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy tên thật là Trần Trinh Quy, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900 (Người miền Nam có lối phát âm “huy” thành “quy” và thường lẫn lộn giữa 2 cách phát âm này). Có tài liệu viết: ông cho rằng cái tên “Quy” không sang trọng nên đổi thành “Huy”. Ông còn có tên gọi khác là Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi hội đồng thời Pháp thuộc miền Nam hay dùng để chỉ nhà giàu có, quyền lực, có nhiều ruộng đất) hay Hắc công tử v.v.. Thân sinh của ông là cụ Trần Trinh Trạch (Hội đồng Trạch). Ông này được ông bá hộ Phan Văn Bì chọn là con rể, gả cho cô gái thứ Tư. Gia sản ông Trần Trinh Trạch nhiều vô kể, một phần cũng nhờ ông làm lụng vất vả, phần khác nhờ vào của cải bên vợ. Ông là chủ sở hữu của 74 sở điền, 110.000 ha đất trồng lúa, 100.000 ha ruộng muối… Ông Trần Trinh Trạch có 4 gái, 3 trai, trong đó ông Trần Trinh Huy là người ăn chơi hơn cả (ngoài ra còn 2 người con trai khác là Trần Trinh Đinh và Trần Trinh Khương).
Ảnh công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy và vợ – Ngô Thị Đen
Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy từng có thời gian đi du học ở Pháp. Sau thời gian học, ông không có bằng mà lại có người con với người vợ Pháp ở Paris. Bề ngoài công tử Bạc Liêu cao lớn, lực lưỡng. Ông cao khoảng 1,7m dáng người thanh thoát, da đen, mày rậm. Tính tình công tử Bạc Liêu hào sảng, phóng khoáng và đôi phần dễ dãi. Ông ít đòi nợ các tá điền, nghèo quá năn nỉ ông cho luôn nên dù là dạng công tử khét tiếng nhưng ông Huy ít bị ai ghét bỏ. Trong các mối quan hệ bạn bè dù sơ giao hay thâm giao, ông cư xử khoáng đạt, không tính toán, so đo, đúng chất người Nam Bộ. Ông cũng không quen nịnh nọt hay quỳ lụy lấy lòng như đa số các chàng công tử khác. Bởi vậy, trong xã hội ông được nhiều người yêu thương và nể trọng. Ông sống vị tha và coi tiền như rơm rác. Tuy nhiên, trong giới ăn chơi miệt vườn lúc bấy giờ, ông cũng là công tử “khét tiếng”. Ông là người tổ chức các hội chợ, hội thi “Hoa hậu miệt đồng” đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông vốn đa tình nên có nhiều vợ và nhân tình. Ông có người vợ ở Bạc Liêu là bà Ngô Thị Đen. Sau này bà sinh cho ông người con gái là cô hai Lưỡng. Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mất năm 1974 ở Sài Gòn. Ông được đưa về an táng tại khu mộ phần của gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Tìm hiểu thêm: Du khách có biết ở miền Tây có các món nhậu nào nổi tiếng?
Bộ bàn ghế ở còn giữ lại ở nhà công tử Bạc Liêu
Các giai thoại về công tử Bạc Liêu
Về giai thoại của công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy, có lẽ có rất nhiều. Nếu không “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” (lời bài hát Công tử Bạc Liêu) thì cũng là việc đi thăm ruộng bằng máy bay. Ngoài ra, dân gian còn đúc kết, thêu dệt rất nhiều giai thoại về độ hoang phí, xài tiền của công tử Bạc Liêu như thú chơi xe (đi đòi nợ bằng xe Ford Vedette, đi chơi bằng chiếc Peugeot thể thao – loại xe thời đó chỉ có 2 chiếc một của ông và một của vua Bảo Đại, đi vào thăm sở điền bằng ca nô… Thời đó ai đi xe hơi cũng là dạng hiếm có). Ông thuê người Pháp làm việc cho mình. Ông cũng là người Việt đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân. Máy bay ông dùng để đi thăm ruộng đủ để thấy diện tích ruộng đất của ông lớn đến cỡ nào.
Ông có thú mê võ, không phải võ Tây, võ Ta mà là học võ Xiêm. Ông đã qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy võ riêng cho mình và em út của ông. Ông có thói quen mặc veston mỗi khi ra đường (loại đồ đắt tiền nhất thời đó). Ông ăn sáng kiểu Tây, ăn trưa kiểu Tàu, ăn tối kiểu Tây. Ông đi đâu cũng có xe hơi riêng, tài xế riêng. Ông có biệt thự ở Sài Gòn và đôi khi hứng chí ông thuê cả chục chiếc xe kéo dù ông chỉ ngồi một chiếc, các chiếc còn lại dùng để chở mũ, can… Ông sử dụng loại sâm-panh thượng hạng, cuối tuần đi du lịch Vũng Tàu, du lịch Đà Lạt hoặc du lịch Cần Thơ. Nếu nói về các giai thoại của công tử Bạc Liêu, chắc trong bài viết ngắn thế này không thể nào nói hết được. Nếu Quý độc giả có hứng thú về các giai thoại chàng công tử nổi tiếng này, hãy đi du lịch miền Tây, ghé nhà công tử Bạc Liêu để tìm hiểu.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch bụi Hội An bằng xe máy vào cuối tuần
Ảnh chụp bên ngoài khách sạn công tử Bạc Liêu
Du lịch miền Tây nhớ ghé tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Ngày nay công tử Bạc Liêu trở thành “thương hiệu đặc biệt” hấp dẫn du khách khắp nơi tìm đến tham quan. Biệt thự công tử Bạc Liêu khi xưa nay trở thành Khách sạn công tử Bạc Liêu, nơi mà du khách đi Tour miền Tây có ghé Bạc Liêu đều muốn ở lại ít nhất một đêm (đặc biệt là căn phòng của công tử Bạc Liêu). Khách sạn công tử Bạc Liêu tọa lạc lại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Sự nổi tiếng của biệt danh công tử Bạc Liêu cùng nội thất sang trọng, kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà này đã thu hút rất nhiều du khách. Không chỉ có du khách Việt Nam mà ngay cả du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam, nghe giai thoại về công tử Bạc Liêu cũng tòm mò tìm đến. Ngôi biệt thự này do một kỹ sư người Pháp thiết kế theo phong cách Tây Âu và xây dựng vào năm 1919. Bề ngoài của ngôi nhà nhìn thanh thoát, sang trọng và kiến trúc bên trong rất đẹp, kiểu cách. Các nội thất còn giữ lại ở bên trong là những đồ gỗ, sứ, đồng rất quý giá.
Nhà của công tử Bạc Liêu hiện có chức năng là khách sạn, để du khách đến tham quan và ở lại qua đêm. Người dân Bạc Liêu gọi đây là “Nhà Lớn” và góc phố có nhà của công tử Bạc Liêu được xem là góc phố đẹp nhất ở thành phố Bạc Liêu. Khách sạn này trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu với 6 phòng ngủ, trong đó có 5 phòng bình thường và 1 phòng là của công tử Bạc Liêu (giá thuê gấp đôi). Du khách muốn ở lại căn phòng này thường phải liên hệ trước với khách sạn mới có cơ hội. Nói về công tử Bạc Liêu và những câu chuyện liên quan đến ông, có lẽ cần phải nhiều bài viết và thời gian hơn nữa. Hi vọng với những thông tin mà Kinhnghiem24h.edu.vn vừa chia sẻ, Quý độc giả có thể hiểu biết thêm một chút về chàng công tử nổi tiếng khắp Lục tỉnh Nam Kỳ này. Và nếu có dịp đi du lịch Bạc Liêu nói riêng, du lịch miền Tây nói chung, nhớ ghé tham quan, tìm hiểu. Các thông tin trong bài viết này về công tử Bạc Liêu, được Kinhnghiem24h.edu.vn tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.
Kinhnghiem24h.edu.vn