Ở Hà Tiên thì không ai là không biết đến chùa Phù Dung bởi đây là một trong những ngôi chùa có vẻ ngoài cổ kính cùng những bí ẩn tâm linh chưa có lời giải đáp. Du lịch Hà Tiên khám phá vẻ đẹp cổ kính pha chút “bí ẩn” của chùa Phù Dung Hà Tiên là một chuyến đi đầy bất ngờ và thú vị. Hãy theo chân Kinhnghiem24h.edu.vn cùng khám phá ngôi chùa Hà Tiên nổi tiếng này nhé!
Bạn đang đọc: Vẻ đẹp cổ kính pha chút “bí ẩn” của chùa Phù Dung Hà Tiên
Chùa Phù Dung cổ tự là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Tiên
1. Đôi nét về chùa Phù Dung Hà Tiên
Chùa Phù Dung hay chùa Phù Cừ là tên gọi của ngôi chùa cổ kính hiện đang tọa lạc dưới chân núi Bình San, thuộc địa phận phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Nằm giữa một không gian núi non hoang sơ, xinh đẹp nên chùa Phù Dung còn là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Tiên vô cùng nổi tiếng. Vẻ đẹp cổ kính của chùa kết hợp hài hòa với không gian núi rừng hoang sơ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp do thiên nhiên và con người vẽ ra.
VF13:Tour miền Tây (4N3Đ) | Châu Đốc – Tri Tôn – Tịnh Biên – Hà Tiên – Cần Thơ | Hành Hương & Thắng Cảnh
Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 05:15 Sáng)
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Viếng 4 Ngôi Chùa Linh Thiêng – Miếu Bà Chúa Xứ – Tây An Cổ Tự – Lăng Thoại Ngọc Hầu – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – Chợ Tịnh Biên – Biển Mũi Nai – Lăng Mạc Cửu – Phù Dung Cổ Tự – Hòn Chông – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn
Giá Từ
Xem Tour
Du khách đến tham quan chùa Phù Dung
Chùa Phù Dung chỉ cách chợ Hà Tiên hơn 500m. Du khách đi từ chợ Hà Tiên theo hướng Thạch Động khoảng 5 phút là thấy một ngôi chùa cổ kính nằm cheo leo trên sườn núi, đó là chùa Phù Dung.
2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành “bí ẩn” của chùa Phù Dung
Sự hình thành nên chùa Phù Dung gắn liền với sự tích về ngôi mộ cổ của bà Phù Dung nằm trong chùa. Người dân Hà Tiên còn gọi bà Phù Dung là Dì Tự. Khi còn sống, Dì Tự chính là vị ni sư đầu tiên trở thành trụ trì chùa Phù Dung.
Du khách đến cúng viếng tượng Phật Thích Ca trong Chánh Điện
Câu chuyện về Dì Tự còn là một câu chuyện tình buồn đầy lãng mạn. Theo sử sách ghi lại thì Dì Tự tên thật là Xuân Tự, vợ thứ của Mạc Thiên Tích, con thống lĩnh Mạc Cửu. Xuân Tự được Mạc Thiên Tích yêu thích bởi cô rất giỏi văn thơ, lại xinh đẹp. Nhưng sự xuất hiện của Xuân Tự làm vợ cả Mạc Thiên Tích không vui. Bà ta thừa dịp Mạc Thiên Tích đi vắng đã nhốt Xuân Tự vào trong chậu, lật úp. Hôm đó, Mạc Thiên Tích bất ngờ về sớm và cứu Xuân Tự kịp thời.
VF14:Tour Châu Đốc – Hà Tiên – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 6 Ngày
Khởi hành:Thứ 7 (Từ 5:15 Sáng)
Thời gian: 6 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Châu Đốc – Hà Tiên – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Không chịu được tình cảm yêu đương của kiếp nhân sinh, Xuân Tự xin Mạc Thiên Tích đi tu. Thương vợ, Mạc Thiên Tích đã cho xây dựng nên ngôi chùa Phù Cừ am tự vào năm 1750 để vợ có chốn tu hành. Phù Cừ am tự cũng chính là Phù Dung tự ngày nay. Ông còn cho dựng thêm Điện Ngọc Hoàng phía sau Phù Cừ am tự. Điện Ngọc Hoàng có kiến trúc giống Điệp Thúy Lâu, nơi ông và Xuân Tự gặp nhau.
Tìm hiểu thêm: Ngắm cảnh đẹp ở quán cafe Mê Linh Đà Lạt
Một trong bốn bức phù điêu ở Chánh Điện chùa Phù Dung
Khi dì Tự mất vào năm 1761, ông cho dựng mộ dì Tự ngay cạnh am tự. Trước mộ có một ao nước ngọt, bên trong có trồng hoa sen trắng rất đẹp… Ngày nay, mộ dì Tự vẫn là một địa điểm du lịch Hà Tiên thu hút nhiều du khách đến tham quan và kính viếng.
3. Vẻ đẹp cổ kính của chùa Phù Dung
Từ khi được xây dựng vào năm 1750 đến nay, chùa Phù Dung đã có 2 lần trùng tu và xây dựng lại: Lần đầu vào năm 1846 và lần hai vào năm 1975. Sau lần đại trùng tu xây dựng vào năm 1975, chùa Phù Dung trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng linh thiêng ở vùng đất Hà Tiên. Khách du lịch đến Hà Tiên không ai là không biết chùa Phù Dung và mộ dì Tự nằm dưới chân núi Bình San.
Trước Chánh Điện chùa là tượng Phật Quan Âm màu trắng
Kiến trúc chùa Phù Dung rất đơn giản. Chùa có một Chánh Điện lớn để làm nơi thờ tự. Trong Chánh Điện có đặt tượng thờ Phật Thích Ca và 2 đệ tự A nan, Ca diep. Ngoài bàn thờ được đặt ở giữa, trong Chánh Điện chùa còn dựng 4 bức phù điêu lớn miêu tả cảnh đức Phật Thích Ca đản sinh, xuất gia, thuyết pháp, nhập niết bàn. Trong phòng thờ tổ có bàn thờ Mạc Thiên Tích và bà Phù Dung.
VF132:Tour Châu Đốc (Rừng Tràm Trà Sư) – Hà Tiên – Phú Quốc 5 Ngày
Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 5h15 Sáng)
Thời gian: 5 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Trước Chánh Điện chùa đặt 1 pho tượng Quan Âm cao lớn màu trắng. Còn phía sau Chánh Điện là Điện Ngọc Hoàng. Trong Điện Ngọc Hoàng có bàn thờ Ngọc Hoàng cùng hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu. Nếu đi men theo con đường bên trái Điện Ngọc Hoàng lên sườn núi, du khách sẽ gặp một ngôi cổ mộ đã rêu phong. Đó chính là mộ Xuân Tự được Mạc Thiên Tích cho dựng lên vào năm 1761. Trước mộ vẫn còn ao nước ngọt trồng hoa sen trắng như xưa.
Mộ Xuân Tự nằm dưới chân núi Bình San
Ngày nay, khi đi du lịch Hà Tiên đến núi Bình San, khi đi qua chợ Hà Tiên đến gần chân núi, du khách nào cũng ngước mắt nhìn lên sườn núi để ngắm nhìn chùa Phù Dung và mộ Dì Tự như một thói quen.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch bụi Hà Nội bằng xe máy
VF428:Tour Du Lịch Hà Nội – Cần Thơ – Rạch Giá – Phú Quốc 5 Ngày 4 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 5 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Cần Thơ – Rạch Giá – Phú Quốc – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính pha chút “bí ẩn” của chùa Phù Dung Hà Tiên là điều mà du khách nào cũng muốn khi đặt chân đến núi Bình San Hà Tiên. Chùa Phù Dung là một địa điểm du lịch đẹp ở Hà Tiên. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này, du khách sẽ có ngay cho mình kế hoạch đến tham quan chùa Phù Dung Hà Tiên trong chuyến đi Hà Tiên sắp tới. Để đặt tour du lịch Kiên Giang, du khách vui lòng liên hệ tổng đài 028 7300 6749.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp