Nhắc đến Tây Nguyên, du khách thường nghĩ ngay đến đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc nơi đây. Một trong những nét văn hóa đó gây sự tò mò cho du khách phương xa đó là “văn hóa nhà mồ”. Vậy văn hóa nhà mồ là gì? “Văn hóa nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên có gì thú vị?” sẽ được Kinhnghiem24h.edu.vn cung cấp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Văn hóa nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên có gì thú vị?
1. Câu chuyện hình thành nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên
Trong phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên, họ thường làm nhà mồ để chôn cất người chết. Người M’nông Lào quan niệm cái chết không phải là sự kết thúc mà là sự trở về của núi rừng – nơi con người được sinh ra. Họ tin rằng linh hồn của người đã mất cứ vấn vương mà lẩn quẩn, trú ngụ nơi trần gian, không muốn từ giã cõi dương để về với đất mẹ. Những người thân hàng ngày phải đến cúng cơm, quét dọn nhà mồ – đây là giai đoạn giữ mả.
Nhà mồ của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên
Họ quan niệm ngay khi lễ bỏ mả diễn ra, linh hồn của người thân siêu thoát thì những người ở lại trần gian mới yên tâm mà làm ăn. Lễ bỏ mả là ngày lễ quan trọng, thường được tổ chức sau một vụ mùa thắng lợi khoảng ba năm sau khi người thân được chôn cất. Trong lễ bỏ mả, ngoài tổ chức tiệc rượu, tụ họp làng còn có tạc tượng nhà mồ.
Tượng điêu khắc mẹ bồng con của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên
Đồng bào Tây Nguyên thường chọn những khu rừng ít người qua lại để xây khu nhà mồ cho tổ tiên, ông bà. Những khu nhà mồ sẽ được xây dựng công phu, có mái nhà và tường, người thân sẽ đem toàn bộ vật dụng mà người đã mất từng dùng để trong đó. Họ tin rằng, người chết sẽ có cuộc sống riêng nên nhà mồ cần phải được người thân ở cõi trần chăm chút, chuẩn bị cẩn thận.
2. Văn hóa nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên
Nhà mồ và tượng mồ là một trong những nền văn hóa cổ truyền đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên. Nghĩa địa của đồng bào dân tộc thường được xây dựng sâu trong rừng. Những nghệ nhân còn điêu khắc với vô vàn tượng gỗ đủ loại hình thù, tư thế, kiểu dáng. Khi đến đây tham quan, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới tâm linh. Nhà mồ và các bức tượng nhà mồ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được đời sống văn hóa tâm linh của các dân tộc Tây Nguyên.
Nghệ nhân đang khắc tượng mồ ở Tây Nguyên
Trước khi lễ bỏ mả diễn ra, những người thợ điêu khắc đã tạc xong những bức tượng. Quần thể tượng tại khu nhà mồ thể hiện được quá trình sinh ra và lớn lên của một đời người với đầy đủ các cảnh sinh hoạt ở chốn trần gian. Các tác phẩm điêu khắc tượng mồ mang nhiều hình thái nghệ thuật. Nó thể hiện được đời sống phong phú của con người và tài năng điêu khắc lão luyện của đồng bào dân tộc vùng đất này.
Khách tham quan khu khắc tượng mồ ở Tây Nguyên
Khu nhà mồ của dân tộc Tây Nguyên đa dạng và phong phú. Các tộc người Gia-rai, Ba-na, M’nông Lào xây dựng nhà mồ và tượng mồ phong phú và đặc sắc hơn so với các dân tộc khác rất nhiều. Tuy nhiên điểm chung của các khu nhà mồ thường có màu sắc chủ đạo để trang trí là ba màu đen, trắng, đỏ.
Các bức tượng nhà mồ thường được các nghệ nhân với tài nghề điêu luyện trong làng làm nên. Họ vào rừng đốn cây rồi mang về đẽo gọt, tạc nên những bức tượng hình người như món quà chia tay người thân. Thời xưa, những bức tượng nhà mồ chỉ tạc bằng gỗ quý hiếm vì chỉ có gỗ quý mới đủ sức chống chọi với bão táp mưa sa theo thời gian. Nhưng ngày nay vì ảnh hưởng của nạn phá rừng và sứ mệnh bảo tồn những loài cây cổ thụ nên họ không thể đốn hạ những loài cây quý hiếm để làm nên những bức tượng nhà mồ cho người đã mất.
Tìm hiểu thêm: Về Sóc Trăng nhớ thưởng thức món bún nước lèo thơm ngon, hấp dẫn
Tượng mồ được khắc với nhiều hình dáng khác nhau
Văn hóa nhà mồ của dân tộc Tây Nguyên vô cùng phong phú, hấp dẫn và đầy huyền bí. Nó mang sắc thái tâm linh và nghệ thuật dân tộc. Tập tục tạc tượng nhà mồ đã trở thành lễ nghi thấm nhuần trong sâu thẩm của người dân tộc Tây Nguyên. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa độc đáo và làm cho đời sống của đồng bào Tây Nguyên trở nên riêng biệt hơn.
3. Ý nghĩa của văn hóa nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên
Những bức tượng nhà mồ tạc lên không chỉ thể hiện được sự khéo léo và óc thẩm mỹ của người dân tộc Tây Nguyên mà nó còn mang tính nhân văn sâu sắc. Những người thợ điêu khắc lão làng luôn truyền dạy kinh nghiệm và kỹ năng điêu khắc cho con cháu đời sau. Họ không giữ riêng cho mình bất kì thủ thuật hay bí quyết gì. Họ truyền đạt lại kinh nghiệm cho con cháu với mong muốn nét đẹp văn hóa nhà mồ của dân tộc mình vẫn còn giữ mãi đến tận mai sau.
Khu nhà mồ với nhiều bức tượng mồ hình dáng, cử chỉ đa dạng của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên
Những bức tượng nhà mồ của dân tộc Tây Nguyên mang ý nghĩa nghệ thuật nguyên thủy rất đặc sắc. Nó có nhiều nét đặc trưng giống với nghệ thuật của các thị tộc, bộ lạc trên thế giới thời cổ đại. Để có được những bức tượng nhà mồ ấn tượng, độc đáo, dân tộc M’nông Lào dùng màu để trang điểm. Với sự đa dạng về màu sắc, họ có thể làm nên những bức tượng nhà mồ với những biểu cảm, hình dạng và sắc thái khác nhau, đặc biệt là biểu cảm của khuôn mặt.
Người M’Nông Lào sẽ dùng màu đỏ làm màu chủ đạo cho việc trang trí. Màu đỏ được lấy từ chất bột của đá khor trộn với nhựa cây pope để tạo thành keo có màu đỏ nhạt và dùng thanh tre vót mỏng làm bút vẽ. Dân tộc M’nông Lào ưa chuộng màu đỏ hơn cả bởi đây là màu chủ đạo thể hiện rõ trong tư duy thẩm mỹ của họ. Nó thể hiện trong trang phục đến các công trình mang tính tôn giáo trong đời sống của dân tộc M’nông Lào.
Các bức tượng mồ khắc họa quá trình ra đời và lớn lên của con người
Nghệ thuật tạc tượng mồ của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên mang lại sự gần gũi, thân quen. Các bức tượng sống động, diễn tả được hình thái, dáng vóc và cử chỉ của con người. Không chỉ đơn thuần là tạc tượng để bày tỏ lòng tôn kính của con cháu dành cho người thân đã mất mà người M’nông Lào còn thể hiện được tư duy nghệ thuật sinh động của mình.
Những bức tượng mang ý nghĩa nhân văn về một nền văn hóa Tây Nguyên khác biệt đến với nhân loại. Nó làm cho con người rút ngắn khoảng cách giữa người sống và người đã mất để con người bớt đi sự đau khổ khi mất đi người mình yêu thương. Nó mang đến tín ngưỡng về tôn giáo và niềm tin mãnh liệt về thần của người dân nơi đây. Họ quan niệm người chết sẽ về với đất, về với núi rừng, về với các vị thần đã cho họ sự sống ở trần gian.
4. Những nét văn hóa khác của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên
Ngoài văn hóa nhà mồ, người M’nông Lào ở Tây Nguyên còn có nhiều văn hóa đặc sắc làm cho du khách thích thú tìm tòi và khám phá.
Văn hóa cồng chiêng của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên
Người M’nông Lào có các lễ hội truyền thống và kho tàng văn hóa dân gian vô cùng hấp dẫn, độc đáo đó là hội hát dân ca, dân vũ, đánh cồng chiêng hay kể chuyện sử thi. Trong các lễ hội này, người M’nông sẽ sửa soạn cho mình những trang phục đẹp, rực rỡ và sặc sỡ nhất. Cũng từ đó mà du khách sẽ dễ dàng thấy được trang phục của họ sẽ phản ánh được tư duy thẩm mĩ của họ.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch Mũi Né tự túc vào dịp tết
Trang sức quý giá của dân tộc M’nông Lào ở Tây Nguyên
Váy hoa họ mặc trong các lễ hội rực rỡ sắc màu. Họ có lối sống hài hòa với thiên nhiên nên nguyên liệu làm nên những chiếc váy hoa ấy cũng được lấy từ thiên nhiên. Trong tín ngưỡng thờ thần, họ tin rằng thần linh có mặt ở khắp mọi nơi, thần linh trú ngụ ở mỗi ngọn núi, con sông, góc nhà hay đồ vật. Thần linh sẽ mang lại cho họ đời sống an lành, mùa màng bội thu. Cũng từ đó mà lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi ở Tây Nguyên được ra đời.
“Văn hóa nhà mồ của người M’Nông Lào ở Tây Nguyên có gì thú vị?” đã không còn là những thắc mắc của du khách. Người M’nông Lào có lối sinh hoạt và nét văn hóa vô cùng độc đáo. Điều ấn tượng nhất có lẽ là văn hóa nhà mồ ở Tây Nguyên, nó thể hiện được tình cảm, lòng tôn kính của người sống dành cho người đã khuất. Cũng từ đó, du khách đừng quên khám phá và tìm hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc sắc của người M’nông Lào ở Tây Nguyên nhé!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp