Thác Pongour – Nam Thiên Đệ Nhất Thác của vùng núi Tây Nguyên là một địa điểm du lịch Đà Lạt xinh đẹp, có khung cảnh thác nước nên thơ. Đặc biệt, vào tháng Giêng, dưới chân thác nước xinh đẹp này còn diễn ra một lễ hội hết sức đặc biệt. Du khách có muốn biết lễ hội này có gì hấp dẫn không? Sau đây, Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ “bật mí” những lễ hội độc đáo ở Thác Pongour đến du khách thông qua bài chia sẻ du lịch Đà Lạt dưới đây!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu những lễ hội độc đáo ở Thác Pongour
Lễ hội thác Pongour là một trong những lễ hội độc đáo của người K’ho ở Tây Nguyên
1. Ghé Thác Pongour Đà Lạt vào tháng Giêng dự lễ hội Cầu Duyên
Thác Pongour thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng ở Nam Tây Nguyên. Thiên nhiên đã ban tặng cho thác Pongour một vẻ đẹp khiến du khách phải thốt lên “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” là đây! Mặc dù Đà Lạt có thác Prenn, thác Datanla, thác Cam Ly nhưng vẫn có rất đông khách du lịch không quản đường xa để vượt hơn 50km đến thác Pongour tham quan và khám phá.
Người dân và khách du lịch khắp nơi đến thác Pongour tham gia lễ hội
Đặc biệt, khi đến thác Pongour vào tháng Giêng hàng năm, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của thác nước trong tiết xuân đầu năm mà còn được tham dự một lễ hội hết sức độc đáo. Đó chính là lễ hội thác Pongour – một trong những lễ hội độc đáo ở thác Pongour của người dân tộc K’ho. Lễ hội này được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng để kỉ niệm ngày mất của nữ tù trưởng Kanai – người đã có công rất lớn đưa người K’ho đến sinh sống ở mảnh đất này.
Lễ hội diễn ra trong không khí sôi động của những điệu múa dân tộc K’ho. Cùng với đó là tiếng vỗ tay hưởng ứng của du khách tham gia lễ hội. Phần quan trọng nhất của lễ hội thác Pongour chính là “lễ cầu duyên”. Đây là một nghi lễ đầy lãng mạn của những đôi trai gái K’ho đang yêu và muốn bày tỏ tình cảm của mình.
Những điệu múa K’ho mở màn lễ hội thác Pongour
Các cặp tình nhân K’ho tham gia “lễ cầu duyên” trong lễ hội thác Pongour sẽ trải qua những nghi thức đầy lãng mạn như xin nước “thiên duyên” dưới chân thác Pongour, trao bình nước “thiên duyên” cho nhau, cùng nhau hát lời nguyện từ cây tình yêu, thắp sáng hoa đăng trong đêm tình yêu tại con thác huyền thoại… Ý nghĩa của lễ hội Pongour là gắn kết các đôi trai gái lại với nhau dưới sự chứng kiến của nữ tù trưởng Kanai huyền thoại.
Đang xen với những điệu múa và văn nghệ, du khách tham gia lễ hội còn được thưởng thức những trò chơi dân gian độc đáo của người K’ho như kéo co, đẩy gậy, ném cù…
2. Tìm hiểu truyền thuyết về tù trưởng Kanai và lễ hội Thác Pongour
Thác Pongour không chỉ đẹp mê người mà nơi đây còn gắn liền với một truyền thuyết ly kì về nàng tù trường Kanai. Theo lời kể của người người K’ho lớn tuổi trong làng thì câu chuyện về nữ tù trường Kanai đã được lan truyền qua nhiều thế hệ người K’ho sinh sống ở thác Pongour. Truyền thuyết kể rằng Kanai là một nữ tù trưởng K’ho rất xinh đẹp. Không chỉ xinh đẹp, Kanai còn là người có công dẹp tan thú dữ, mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng K’ho ở đây. Người dân ở đây ai cũng quý mến nàng.
Nhiều đôi bạn trẻ đến thác Pongour để bày tỏ tình cảm dưới sự chứng kiến của ngọn thác huyền thoại
Câu chuyện bắt đầu vào ngày nàng tù trưởng mất (ngày rằm tháng Giêng). Có 4 chú tê giác ở đâu đột nhiên xuất hiện và túc trực bên nàng. Chúng không ăn không ngủ cho đến chết. Vài ngày sau, tại vị trí nàng Kanai và 4 chú tê giác yên nghỉ, xuất hiện một ngọn thác hùng vĩ, cao 7 tầng. Nước chảy từ trên thác xuống mềm mại như mái tóc người phụ nữ còn các tầng đá thì nhô ra như sừng của những chú tê giác.
Từ đó, cứ mỗi dịp rằm tháng Giêng hàng năm, người K’ho lại tổ chức lễ hội thác Pongour để tưởng nhớ nàng Kanai. Trong dịp lễ này, các đôi trai gái K’ho sẽ có dịp bày tỏ tình cảm của mình dưới sự chứng kiến của nàng Kanai và ngọn thác Pongour hùng vĩ.
3. Thác Pongour ngày thường có gì hấp dẫn?
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Phú Quốc vào dịp Tết
Thác Pongour còn là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp nhất ở Đà Lạt
Thác Pongour nổi tiếng với vẻ đẹp khiến những ngọn thác đẹp nhất ở Đà Lạt như thác Prenn hay thác Datanla phải “e ngại” một chút. Thác có chiều cao hơn 50m và dài gần 100m. Điểm nhấn tạo nên huyền thoại thác Pongour trong mắt du khách là khung cảnh thác nước có 7 tầng. Phiến đá mỗi tầng lại có hình dáng phẳng, nhô ra như bậc thang. Khi nước từ trên thác chảy xuống qua các tầng, du khách cứ ngỡ như dòng nước ở thác như mái tóc bồng bềnh của người con gái. Dòng nước chảy xuống dưới tạo nên một hồ nước tự nhiên trong xanh, vô cùng đẹp.
Nhiều bạn trẻ lựa chọn leo lên thác để chụp những bức ảnh làm kỉ niệm
Vẻ đẹp độc đáo có “1 – 0 – 2” của thác Pongour khiến nhiều du khách không ngại vượt qua quãng đường xa hơn 50km để được một lần đến thác khám phá, chụp ảnh. Cả khu vực thác Pongour là một phim trường chụp ảnh hết sức tuyệt vời. Những vị trí thường được du khách lựa chọn chụp ảnh cùng là hồ nước dưới chân thác, phiến đá lớn cạnh con thác và cây cầu tre nối liền 2 bên bờ hồ nước. Một số du khách đam mê mạo hiểm còn leo lên bậc thứ hai, thứ ba của thác để chụp ảnh.
Sau những giờ phút chụp ảnh mệt mỏi bên dòng thác xinh đẹp, du khách nên lựa chọn ngồi nghỉ ngơi thư giãn bên bờ hồ dưới thác. Nước hồ rất trong lại mát nên nhiều du khách thường chọn cách nghỉ ngơi là ngồi ngâm chân dưới hồ, lắng nghe tiếng thác đổ trong tiếng chim hót líu lo của núi rừng Pongour.
Những bộ ảnh chụp tuyệt vời bên thác Pongour của khách du lịch Đà Lạt
Khu vực đất trống bên bờ hồ khá rộng và thoáng mát nên nhiều bạn trẻ còn lựa chọn nơi này để tổ chức các hoạt động dã ngoại cắm trại hay tổ chức những trò chơi Team building ngoài trời. Nhiều bạn còn mang theo đồ nướng, xúc xích, thịt ướp sẵn… để tổ chức một buổi tiệc nướng ngoài trời bên dòng thác Pongour huyền thoại.
4. Đường đến thác Pongour đi như thế nào?
Vậy du khách đã biết đường đến thác Pongour Đà Lạt đi như thế nào không? Theo kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Đà Lạt bằng xe máy, du khách muốn di chuyển đến thác Pongour bằng xe máy nên đi theo hướng QL20 từ thành phố Đà Lạt về Sài Gòn. Khi đến Km260 thuộc địa phận huyện Đức Trọng, du khách rẽ phải và đi tiếp thêm 8km nữa là đến khu vực thác Pongour Đà Lạt.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn đường đi đến hồ Than Thở Đà Lạt
Cổng vào khu du lịch sinh thái thác Pongour Đà Lạt
Đường đi thác Pongour rất đẹp và bằng phẳng nên du khách chỉ mất hơn 1h di chuyển là có thể đến thác từ trung tâm thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, trên đường đi, sẽ có một vài đoạn ôm cua và đổ đèo khá nguy hiểm, du khách nên di chuyển thật cẩn thận khi qua những đoạn đường này!
Xem thêm “Chia sẻ những kinh nghiệm đi thác Pongour đầy đủ từ A đến Z”.
Thác Pongour không chỉ đẹp mà đây còn là nơi diễn ra những lễ hội vô cùng độc đáo của người K’ho ở Tây Nguyên. Để có thể lựa chọn đúng thời điểm lễ hội để đi vui chơi thác Pongour, du khách đừng quên những chia sẻ và “bật mí” những lễ hội độc đáo ở Thác Pongour của Kinhnghiem24h.edu.vn. Qua những chia sẻ hữu ích trên, hi vọng rằng du khách sẽ có cho riêng mình một chuyến đi du lịch thác Pongour đúng dịp lễ hội thật vui và đầy hứng khởi.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp