Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt

Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất thác”, nghĩa là “Ngọn thác hùng vĩ nhất của trời Nam”, thác Pongour từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt. Để giúp du khách hiểu hơn về thắng cảnh tuyệt đẹp này, Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt

1. Thác Pongour nằm ở đâu?

Không nằm quá gần thành phố Đà Lạt như thác Cam Ly hay thác Voi, thác Pongour thuộc xã Tân Hội, huyện Đức Trọng. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Đà Lạt đến thác Pongour khoảng 50km. Đường đi đến thác Pongour khá dễ đi và bằng phẳng, một số đoạn có ôm đèo nhưng khá ngắn.

Do đó, thác Pongour là điểm đến rất thuận lợi với khách du lịch. Mỗi năm, ngọn thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Để đến được thác Pongour, du khách có thể đi theo tuyến đường sau:

– Lấy chợ Đà Lạt làm điểm bắt đầu, du khách từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đi theo đường Trần Quốc Toản và Hồ Tùng Mậu đến đường Ba Tháng Tư và tới quốc lộ 20.

– Du khách đi dọc theo quốc lộ 20 tới đường cao tốc Liên Khương, tiếp đó tới quốc lộ 27 đến N’Thol Hạ.

– Du khách đi tiếp khoảng 14km nữa là tới thác Pongour.

Thời gian để di chuyển quãng đường này khoảng 1h12 phút. Du khách có thể sử dụng Google Maps để tìm đường hoặc hỏi thăm những người dân địa phương. Thác Pongour rất dễ nhận ra bởi từ xa du khách đã có thể nghe tiếng thác đổ và vẻ đẹp rất độc đáo của thác.

Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt
Thác Pongour còn được gọi là thác 7 tầng

2. Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt

Đà Lạt là vùng đất đa sắc màu với nhiều tộc dân sinh sống, trong đó có người K’ho. Thác Pongour lại gắn với một truyền thuyết hấp dẫn của tộc người này. Truyền thuyết kể rằng xưa kia, vùng đất chưa có thác Pongour và được cai quản bởi một nữ tộc trưởng tên là Kanai. Nàng Kanai rất dũng cảm, tài giỏi và yêu thương dân làng.

Kanai có biệt tài thuần phục thú rừng và bên cạnh nàng lúc nào cũng có 4 con tê giác lớn trung thành. Nàng Kanai cùng 4 chú tê giác giúp dân làng khai phá nương rẫy, chiến đấu chống lại kẻ thù để bảo vệ buôn làng. Vì thế, nàng Kanai rất được dân làng yêu mến. Đến khi nàng qua đời, 4 chú tê giác không ăn uống và cũng đi theo nàng.

Tại nơi nàng Kanai ra đi, một ngọn thác bỗng nhiên xuất hiện với vẻ đẹp hết sức ấn tượng. Dân làng cho rằng dòng thác trắng xóa đổ xuống từ trên cao chính là mái tóc của nàng Kanai. Còn những phiến đá rêu xanh của thác chính là sừng của những con tê giác. Điều thú vị là truyền thuyết mang tính kỳ ảo này lại lưu truyền đến ngày nay và rất được khách du lịch yêu thích.

Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt
Thác Pongour gắn liền với truyền thuyết về nữ tù trưởng Kanai và 4 chú tê giác trung thành

Truyền thuyết này cũng mang đặc trưng rất rõ của đời sống tín ngưỡng người K’ho. Bởi vì người K’ho có quan điểm thờ đa thần mà trong đó có rất nhiều vị thần đại diện cho thiên nhiên như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Mặt Trăng, thần Nước, thần Rừng… Truyền thuyết về thác Pongour ở Đà Lạt cho thấy người K’ho thật sự khao khát muốn được sống hòa mình với thiên nhiên và hạnh phúc, bình yên của họ là khi được ở trong sự bao bọc của thiên nhiên.

3. Vẻ đẹp của thác Pongour

Đà Lạt có rất nhiều ngọn thác đẹp như thác Cam Ly, thác Prenn, thác Voi, thác Dalanta, thác Hang Cọp… Đó đều là những con thác nổi tiếng với những vẻ đẹp độc đáo. Dù vậy, thác Pongour vẫn không hề bị lu mờ và vẫn có chỗ đứng riêng với vẻ đẹp không thể trộn lẫn của mình.

Tìm hiểu thêm: “Bật mí” Địa chỉ Khu du lịch Mỹ Khánh nằm ở đâu?

Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt
Thác Pongour có vẻ đẹp độc đáo

Thác Pongour nằm giữa khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 2,5ha. Do đó, con thác được bao bọc bởi cây cối xanh tươi với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và nhiều loài muông thú. Cảnh sắc thác Pongour vì vậy rất trong lành, tươi mát và ngập tràn thiên nhiên. Đường đi vào thác Pongour hoa cỏ tươi đẹp, nhất là vào tháng 10 và tháng 11, du khách có thể thấy rất nhiều hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ.

Khi vào đến thác, rất nhiều khách du lịch đã bị choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thác Pongour. Thác có 7 tầng, đổ xuống từ độ cao khoảng 50m và rộng khoảng 100m. Bắt nguồn từ dòng sông Đa Nhim, thác Pongour như một kiệt tác của thiên nhiên giữa núi rừng Đà Lạt. Dòng thác đổ ào ào từ trên cao xuống, tung bọt trắng xóa một cách tráng lệ.

Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt
Thác Pongour đẹp một cách tráng lệ

Vào mùa mưa, thác Pongour đầy nước ăm ắp và dòng thác càng trở nên mạnh mẽ, dồi dào hơn. 7 tầng đá phủ đầy rêu phong nằm sừng sững cho thác nước đổ xuống, khiến vẻ đẹp của dòng nước càng thêm kỳ ảo. Màu trắng xóa của nước, màu xanh rêu của đá, màu xanh tươi của cây cối hòa quyện với nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên thật đặc sắc.

Sau khi đổ xuống từ trên cao, dưới chân thác Pongour là một mặt hồ rộng lớn. Nước hồ trong vắt, xanh biếc như ngọc và du khách có thể tắm thỏa thích ở đây. Điểm xuyết trên mặt hồ là những phiến đá nhấp nhô và cây cối mọc xen kẽ, khiến cảnh sắc thêm phần thơ mộng. Vừa có nét hùng vĩ vừa có nét nên thơ và hữu tình nên thác Pongour phù hợp với gu thẩm mỹ của nhiều khách du lịch khác nhau.

4. Những hoạt động du khách có thể trải nghiệm tại thác Pongour

Khi du lịch thác Pongour, du khách có thể trải nghiệm những hoạt động thú vị dưới đây:

– Phượt thác: Đường đi từ thành phố Đà Lạt đến thác Pongour không khó nhưng khá đẹp và có một số đoạn ôm cua, vì thế cũng được dân phượt ưa thích. Thêm nữa, khi đến thác Pongour, du khách có thể lựa chọn 1 trong 2 con đường xuống chân thác. Con đường chính tuy dài nhưng có độ dốc thoai thoải nên dễ đi. Con đường thứ 2 ngắn hơn đường chính nhưng có nhiều bậc và đây cũng là con đường rất phù hợp cho dân phượt khám phá.

– Tắm thác: Hòa mình vào dòng nước mát lạnh của thiên nhiên để tận hưởng cảm giác gột sạch bụi bặm, làm mới bản thân là trải nghiệm tuyệt vời mà du khách có thể tận hưởng khi đến thác Pongour. Trong tiếng chim rừng líu lo, tiếng thác đổ ào ạt, trải nghiệm tắm thác của du khách chắc hẳn sẽ rất đáng nhớ.

– Tham gia lễ hội sôi động của người K’ho: Nếu đến thác Pongour vào dịp tháng Giêng, du khách có thể tham dự lễ hội đặc sắc của người K’ho. Lễ hội này có nhiều hoạt động và trò chơi mang đặc trưng của người K’ho. Khi tham gia lễ hội, du khách cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về những nét độc đáo trong sinh hoạt, văn hóa của người K’ho nơi đây.

– Picnic: Rất nhiều khách du lịch đến thác Pongour để ngắm cảnh và picnic để rời xa chốn đô thị náo nhiệt, tìm về với thiên nhiên. Cảnh sắc tươi đẹp và không khí trong lành tại thác Pongour làm lòng người dịu lại và trở nên lắng đọng, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, du khách lưu ý là ở khu vực thác Pongour không có nhiều đồ ăn. Vì vậy du khách nên chủ động mang theo đồ ăn sẽ thuận tiện hơn.

– Chụp ảnh: Với cảnh sắc thiên nhiên trữ tình và kỳ thú, thác Pongour là một địa điểm chụp ảnh rất đẹp. Du khách có thể có được những bức hình độc đáo dưới dòng thác hoặc trên những phiến đá rêu phong.

Thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt

>>>>>Xem thêm: Đi Cao Lãnh Đồng Tháp có gì chơi?


Thác Pongour là background chụp ảnh tuyệt vời

Như vây, qua bài viết trên đây, Kinhnghiem24h.edu.vn đã thuyết minh về thác Pongour ở Đà Lạt với du khách và giới thiệu một số thông tin về địa điểm du lịch này. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với du khách và chúc du khách sẽ có chuyến khám phá thác Pongour thật ưng ý và nhiều niềm vui.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *