Đến Hội An, ngoài khám phá Phố cổ cùng các công trình kiến trúc nổi tiếng, du khách còn có thể tham quan làng gốm Thanh Hà Hội An – một trong các làng gốm cổ nhất Việt Nam, đã tồn tại hơn 5 thế kỷ.
Bạn đang đọc: Tham quan làng gốm Thanh Hà – Hội An
Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà
Vào năm 1516, người dân làng Thanh Chiêm bắt đầu nghề làm gốm. Sau đó làng chuyển lên vùng Nam Diêu cũng chính là phường Thanh Hà hiện nay. Từ đây làng gốm Thanh Hà được hình thành và bước vào giai đoạn phát triển. Làng gốm Thanh Hà là nơi sinh ra rất nhiều nghệ nhân làm gốm nổi tiếng, trong đó có một số nghệ nhân được phong hàm Chánh Ca, Bát Luyện, gia nhập đội thợ xây dựng cố cung triều Nguyễn ở Phú Xuân.
Thời kỳ cực thịnh nhất của làng gốm Thanh Hà là vào khoảng thế XVII – XVIII khi nghề gốm phát triển song song cùng việc giao thương, buôn bán của cảng thị Hội An. Vào lúc bấy giờ, mọi nhà đều rất ưa chuộng sử dụng đồ gốm. Không chỉ cung cấp các sản phẩm đồ gốm cho các vùng lân cận, nhiều hộ làm gốm ở Thanh Hà còn trung chuyển hàng hóa ra đến Thừa Thiên, rồi xa hơn là vùng Quảng – Đà (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng). Tiếng tăm của làng gốm Thanh Hà ngày một vang xa.
Đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã góp phần làm tiếng tăm đồ gốm Thanh Hà được vang xa
Sản phẩm đồ gốm của làng gốm Thanh Hà chủ yếu là các đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân như chum vại, ấm, khạp… Ngoài ra, một số hộ còn làm ngói cong và gạch đỏ. Những sản phẩm này được dùng nhiều trong việc xây dựng nhà ở Hội An và các vùng xung quanh. Sở dĩ đồ gốm Thanh Hà nổi tiếng là do các sản phẩm được làm từ vạt đất sét của sông Thu Bồn nên có đặc tính vừa bền, lại vừa nhẹ.
Bước sang thế kỷ XX, đồ dùng bằng gốm không được sử dụng nhiều như trước. Làng gốm Thanh Hà tưởng chừng bị quên lãng. Tuy nhiên, một số nghệ nhân nơi đây bằng tâm huyết đã cố gắng duy trì cái nghề làm gốm truyền thống của cha ông, giúp làng gốm Thanh Hà dần phục hồi.
Hiện nay, song song với việc sản xuất đồ gốm, làng gốm Thanh Hà còn đẩy mạnh phát triển theo hướng cung cấp loại hình dịch vụ du lịch tham quan. Điều này đã giúp làng gốm có nhiều khởi sắc. Nhất là từ khi Hội An được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà càng được nhiều người biết đến, trở thành địa điểm du lịch Hội An thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Làng gốm Thanh Hà – điểm cuốn hút bước chân du khách
Hội An có rất điểm du lịch hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị như cù lao chàm Hội An, Phố cổ, biển Cửa Đại… Và đặc biệt là làng gốm Thanh Hà.
Đến làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về nghề làm gốm, về lịch sử nghề gốm cùng lịch sử văn hóa con người của vùng đất Thanh Hà nói riêng và Hội An nói chung. Du khách có thể biết thêm về phương thức sản xuất và tận mắt quan sát các công đoạn gốm của những nghệ nhân nơi đây như công đoạn nhồi đất, tạo hình, phơi nắng, trang trí hoa văn, đưa vào lò nung… Với phương thức sản xuất thủ công, vẫn áp dụng các kỹ thuật cổ truyền, làng gồm Thành Hà như một “viện bảo tàng” sống động và chân thật về nghề làm gốm Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm đi du lịch Hạ Long tiết kiệm vào dịp Tết
Một số sản phẩm gốm tại làng gốm Thanh Hà
Trong làng gốm Thanh Hà có Công viên Đất Nung Thanh Hà. Đây là một bảo tàng về nghề làm gốm Thanh Hà được khánh thành năm 2015. Công viên Đất Nung Thanh Hà có kiến trúc rất độc đáo khi được xây dựng bởi chính gạch và đất nung được làm ra từ vùng Thanh Hà. Trong Công viên trưng bày rất nhiều các vật phẩm, hình ảnh, tư liệu về nghề làm gốm tại Thanh Hà. Đồng thời, Công viên cũng thường tổ chức nhiều chương trình triển lãm và hoạt động đặc sắc.
Đặc biệt, đến làng gốm Thanh Hà, du khách còn có thể đích thân tự tay tạo ra các đồ dùng gốm theo sở thích. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân lành nghề, du khách sẽ được trực tiếp thực hiện những công đoạn làm gốm và có được thành phẩm cho chính mình. Một số sản phẩm tour du lịch Hội An 1 ngày của các công ty lữ hành cũng thường đưa chương trình tham quan và trải nghiệm làm gốm tại làng gốm Thanh Hà vào lịch trình.
>>>>>Xem thêm: Du lịch Sapa tháng 11 có gì khiến du khách mê mẩn?
Đến làng gốm Thanh Hà, du khách còn có thể đích thân tự tay tạo ra các đồ dùng gốm theo sở thích
Mỗi năm vào ngày mồng 10 tháng 7 Âm lịch, làng gốm Thanh Hà sẽ tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Nghề nhằm tưởng nhớ công đức của các tổ tiên đã gầy dựng và truyền lại nghề cho con cháu. Lễ hội gồm phần lễ với chương trình rước kiệu Tổ nghề gốm, và phần hội với nhiều trò chơi dân gian như nặn tò he, nấu cơm niêu, kéo co, đập nồi… Nếu đến tham quan làng gốm Thanh Hà vào ngày này, du khách có thể cùng tham gia lễ hội. Bên cạnh đó, khi đến làng gốm Thanh Hà, du khách có thể thỏa sức chọn mua cho mình các sản phẩm đồ gốm hay mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác…
Làng gốm Thành Hà nằm cạnh sông Thu Bồn, tại xã Cẩm Hà, cách trung tâm Phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Tây. Từ Phố cổ, du khách đi theo tuyến đường Hùng Vương, dọc sông Thu Bồn sẽ gặp một ngã ba giao với đầu đường Duy Tân. Tiếp đến rẽ vào đường Duy Tân, chạy một đoạn nhỏ tầm 500m, gặp một ngã tư rồi rẽ trái sẽ đến được làng gốm Thanh Hà. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm đường, du khách có thể hỏi thăm người dân địa phương để được chỉ dẫn. Kinhnghiem24h.edu.vn hi vọng với các thông tin trên, du khách sẽ có một chuyến tham quan làng gốm Thanh Hà Hội An thú vị và bổ ích.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp